Quản lý và chính sách phát triển KCN, KCX:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất (Trang 34)

Chính sách nhà nước tác động quan trọng đến phát triển các KCN, KCX, cần không ngừng hoàn thiện các chính sách. Đẩy mạnh chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế một cửa trong quản lý phát triển các KCN. Cải cách hành chính và công nghệ thông tin trong quản lý. Đảm bảo quản lý thống nhất các KCN.

Ngoài ra cần từ bỏ quan điểm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói Việt Nam chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất, tiền hậu bất nhất không nhất quán, không minh bạch. Bài học Trung Quốc là trước cho, sau lấy có tính làm ăn lâu dài là những kinh nghiệm trong thu hút đầu tư, FDI vào các KCN.

Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX: giá thuê đất, thuế (thuế lợi nhuận đối với nhà đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước là 15%, trong khi nhà đầu tư nước ngoài chỉ 10%), hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi.

Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đấu nối với KCN, phát triển các công trình xã hội phục vụ phát triển các KCN.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ tài chính để thu hút các doanh nghiệp vào KCN. Áp dụng cho các doanh nghiệp trong KCX xuất khẩu vào thị trường trong nước được hưởng thuế suất CEPT để có thể cạnh tranh được với hàng hóa của các nước ASEAN xuất vào Việt Nam. Cần có nhận thức đúng, từ đó có chính sách đúng thì các KCN, KCX mới phát triển đúng hướng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta.

Kết luận

Khu công nghiệp, khu chế xuất là mô hình kinh tế mà các nước đang phát triển, nhất là các nước Châu Á, đã và đang sử dụng như một công cụ để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam được thành lập cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.

Nhưng trong quãng thời gian xây dựng và đi vào hoạt động của các khu, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu lên tục biến đổi do ảnh hưởng nhiều nguyên nhân khác nhau mà bước chuyển biến lớn nhất là việc chúng ta gia nhập tổ chức WTO. Để các khu có thể hoạt động hiệu quả, góp phần ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại… phải có những biện pháp cụ thể nhằm lôi cuốn dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài “chảy mạnh” vào các khu. Bài viết đã cố gắng đi vào thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, đồng thời rút ra được thành tựu và tồn tại, thuận lợi và khó khăn. Thông qua đó, có đưa ra những giải pháp để khắc phục khó khăn, tăng cường thuận lợi, nhằm từng bước hoàn thiện dần hoạt động này.Tuy nhiên, vì thời gian có hạn và với trình độ của một sinh viên còn hạn chế, bài viết chắc chắn còn nhiều sai sót. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của các thầy cô giáo có kinh nghiệm cũng như những người quan tâm vấn đề này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w