TEEN [3] dựa trên việc phân loại mạng cảm biến thành 2 nhóm: dạng tích cực và dạng thụ động, trong mạng tích cực thì thông số môi trường được theo dõi một cách liên tục do đó tốc độ dữ liệu là cố định. Trong trường hợp nút thụ động nghĩa là chỉ có dữ liệu truyền khi có sự quan tâm xảy ra, do vậy lượng dữ liệu truyền là không cân bằng, giao thức TEEN được thiết kế cho loại nút mạng này. Giao thức TEEN sử dụng 2 thông số do người thiết kế mạng quyết định, đó là ngưỡng cứng và ngưỡng mềm. Khi giá trị giám sát vượt quá ngưỡng cứng lần đầu tiên nó lưu lại và gửi dữ liệu đi, việc lựa chọn ngưỡng cứng liên quan tới giá trị dữ liệu mạng quan tâm. Sau đó nếu giá trị theo dõi vượt qua ngưỡng mà giá trị ngưỡng cứng cộng với ngưỡng mềm thì dữ liệu mới được truyền đi, việc này nhằm tránh gửi lại những gói tin mà giá trị không có sự thay đổi lớn so với đối tượng dữ liệu cần theo dõi. Hạn chế của giao thức này là trong trường hợp không vượt ngưỡng nút không bao giờ gửi dữ liệu về mạng.
53
Hình 2.17. Nhóm phân cấp trong TEEN và APTEEN
APTEEN [2] là một giao thức định tuyến mở rộng của TEEN và nhằm mục đích thu thập dữ liệu định kỳ và phản hồi với các sự kiện thời gian quan trọng. Có kiến trúc giống với giao thức định tuyến TEEN, khi các trạm cơ sở hình thành các cụm, CHs quảng bá các thuộc tính, các giá trị ngưỡng, và lịch trình truyền đến tất cả các nút. CHs cũng thực hiện tập hợp dữ liệu để tiết kiệm năng lượng.
APTEEN hỗ trợ ba loại truy vấn khác nhau: quá khứ, hiện tại và tương lai dữ liệu. Để có thể theo dõi một sự kiện trong một khoảng thời gian liên tục trong mạng.
Các mô phỏng để đánh giá hiệu năng mạng [2, 3] TEEN và APTEEN đã chỉ ra chúng tốt hơn LEACH. Các thử nghiệm đã đánh giá về mức tiêu hao năng lượng và tuổi thọ hoạt động của mạng. kết quả cho thấy, TEEN và APTEEN cho hiệu suất tốt nhất vì nó giảm số lượng truyền. Những hạn chế chính của hai cách tiếp cận là chi phí và độ phức tạp của hình thành cụm ở nhiều cấp độ, thực hiện dựa trên ngưỡng chức năng và xử lý các thuộc tính đặt tên dựa trên các truy vấn.