Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thắng thầu tại CTCP đầu tư phát triển đô thị Hà Nôi (Trang 27 - 28)

d. Mua sắm trực tiếp

1.1.5Đối thủ cạnh tranh

Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện tại, công ty luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nhà thầu xây dựng khác đang cùng hoạt động trên thị trường Việt Nam. Có thể kể ra đây là một số doanh nghiệp được coi là đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Hà Nội

- Công ty xây dựng dân dụng Sở xây dựng - Hà Nội.

- Công ty xây dựng Công nghiệp Hà Nội - Sở xây dựng Hà Nội. - Công ty phát triển nhà và đô thị.

-Tâp đoàn xây dựng Việt Nam vinaconex, -Tổng công ty xây dựng Sông Đà

-Các công ty cổ phần, công ty TNHH,… hoạt động trên lĩnh vực xây dựng trên địa bàn

Ngoài ra còn có các ĐTCT tiềm tàng.

Các doanh nghiệp này tồn tại trên thị trường và được đánh giá là mạnh, trong đó có nhiều doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài và có vị trí vững chắc trên thị trường. Cho đến này, số doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường xây dựng là rất nhiều tạo nên cường độ cạnh tranh rất lớn, là áp lực khó khăn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức ép của các doanh nghiệp hiện tại đối với Công ty có thể xét trên các mặt sau đây:

- Cạnh tranh về giá bỏ thầu.

Trong đấu thầu, giá bỏ thầu là một tiêu chí quan trọng để chủ đầu tư đánh giá và lựa chọn nhà thầu trong hầu hết các công trình

- Cạnh tranh về tiến độ và biện pháp thi công.

Mỗi nhà thầu tham gia đấu thầu có thế mạnh riêng của mình. Để thắng thầu, các đối thủ của công ty luôn nỗ lực hết sức mình tìm kiếm các thông tin cần thiết để

có cơ sở đưa ra các biện pháp thi công ưu việt nhất, tiến độ thi công hợp lý nhất, vì vậy không phải công trình nào công ty là người đưa ra biện pháp và tiến độ tốt nhất.

Như vậy, xét cụ thể theo từng lĩnh vực cạnh tranh trong tham giá đấu thầu xây dựng thì áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại đối với công ty thể hiện trên hai khía cạnh: Cạnh tranh về tài chính và cạnh tranh về kỹ thuật.

Để tăng khả năng cạnh tranh của mình trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ này, giải pháp hiệu quả mà công ty đã từng thực hiện và cần được tiếp tục thực hiện trong tương lai, đó là liên doanh trong đấu thầu. Hiệu quả của liên doanh là; một mặt năng lực của công ty trong liên danh đã được tăng lên, mặt khác với sự phối hợp trong liên doanh, công việc sẽ thực hiện hiệu quả hơn nhờ vào sự phân công dựa trên thế mạnh của từng bên, các bên sẽ bù đắp những điểm yếu của bên kia, như vậy sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực thắng thầu tại CTCP đầu tư phát triển đô thị Hà Nôi (Trang 27 - 28)