Về tổ chức quản lý: Với bộ máy quản lý việc chỉ đạo công việc được

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần XNK Than Việt Nam - Coalimex (Trang 38)

chuyên môn hoá, được giao cho những người đã nghiên cứu một cách cẩn thận về từng mặt của công việc do đó mà chỉ đạo sẽ đúng đắn, chính xác hơn, hiệu quả.

- Về công tác kế toán của công ty: mặc dù là một doanh nghiệp lớn với số lượng lao động đông đảo, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, liên tục nhưng thông tin kế toán luôn được đáp ứng một cách kịp thời, đầy đủ yêu cầu về quản lý đối với các hoạt động kinh doanh của Công ty.

b. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật đã kể ở trên, trong công tác tổ chức kế toán của công ty vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế sau:

Công tác quản lý khoản phải thu khách hàng

Việc quản lý hàng chặt chẽ (đặt cọc 20%) bên cạnh ưu điểm lại có nhược điểm là bắt người mua ứng trước một lượng vốn nhất định, do vậy đã gây khó khăn cho các Công ty nhỏ như các Công ty tư nhân và TNHH. Điều đó cũng gây bất lợi trong hoạt động giao dịch của công ty với khách hàng.

Hệ thống sổ sách tài khoản sử dụng

Kế toán thường bị chồng chất công việc khi báo cáo bán hàng cho các đơn vị trong trường hợp bán lẻ sau 1 tháng mới được tập hợp 1 lần. Công ty cần cải thiện việc quản lý chứng từ hơn nữa để giảm thiểu sai sót.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ vàxác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại đơn vị xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại đơn vị

Là một sinh viên thực tập tại Công ty CP Coalimex Việt Nam với những kiến thức được trang bị ở nhà trường và qua tìm hiểu công tác kế toán

của Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến mong muốn góp một phần nhỏ vào việc khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao công tác kế toán:

- Công ty cần linh hoạt hơn nữa trong việc quản lý khoản phải thu khách hàng. Việc tìm kiếm khách hàng hiện nay là rất quan trọng, nên với những đối tượng khách hàng nhỏ lẻ, công ty có thể thay đổi chính sách tín dụng như giảm tỷ lệ đặt cọc trước, tạo điều kiện cho khách hàng thuận lợi trong việc thanh toán. Tuy nhiên việc cân nhắc giữa chi phí chi ra khi bị khách hàng chiếm dụng vốn và lợi ích thu được trong chính sách khuyến khích tiêu thụ của công ty có phù hợp không cũng rất cần được chú ý đến để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

- Trong quản lý chứng từ sổ sách, công ty cần rút ngắn thời hạn nộp báo cáo bán hàng của các chi nhánh trong việc bán lẻ hàng hóa để có thể giảm bớt tình trạng chồng chéo công việc, và đảm bảo thông tin kịp thời, tránh sai sót nhầm lẫn.

Bên cạnh đó công ty cũng cần rút ngắn thời gian quy định thủ kho về phòng vật tư để đối chiếu số liệu và nhận phiếu nhập xuất hàng hoá thành 4 đến 5 ngày để thông tin cung cấp được kịp thời hơn, đảm bảo luôn cung cấp đủ hàng hoá cho khách hàng tại mọi thời điểm.

3.3. Các biện pháp tăng cường quản lý tiêu thụ hàng hoá và nângcao lợi nhuận tiêu thụ hàng hoá tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Than- cao lợi nhuận tiêu thụ hàng hoá tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Than- TKV V-Coalimex

Để nâng cao lợi nhuận hơn nữa, công ty V-Coalimex cần có những biện pháp tăng cường công tác tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là công tác kế toán xuất nhập khẩu (đây là hoạt động tiêu thụ chủ yếu của công ty). Khi đó vị trí của công ty trên thị trường ngày càng vững vàng, nguồn lực hiện có được sử dụng

một cách hiệu quả và có thể huy động thêm nguồn lực bên ngoài hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh đang trên đà phát triển của công ty.

Đổi mới trong công tác quản lý kinh doanh

Nhóm hàng kinh doanh chính của Công ty là máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu. Kinh doanh mặt hàng này còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn hơn cả là điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều hạn chế, hầu hết các đơn vị trong nước tuy có nhu cầu nhưng còn rất e ngại và thận trọng. Vì vậy, Công ty không những phải tìm kiếm nguồn hàng phù hợp với nhu cầu mà còn phải tập trung, nghiên cứu, tìm hiểu khả năng tài chính, lĩnh vực kinh doanh, so sánh lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, giao dịch đàm phán với bên nước ngoài sao cho thuận lợi nhất.Bên cạnh đó, công ty cũng nên phấn đấu khai thác, mở rộng thị trường cũ, tìm kiếm mặt hàng kinh doanh mới

Tăng cường biện pháp quản lý, đặc biệt là quản lý chi phí

Trong các doanh nghiệp, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì nhất thiết phải chú trọng đến công tác quản lý.

Qua thực tiễn nghiên cứu tại công ty ta thấy có một số khoản chi phí chưa thực sự hợp lý như các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác còn chiếm tỷ trọng khá cao. Công ty cần nghiên cứu, xem xét các định mức chi phí sao cho chặt chẽ để có hiệu quả hơn. Một số biện pháp truyền thống nhằm làm giảm chi phí là :

- Tăng mức luân chuyển hàng hoá Xuất Nhập khẩu. Muốn vậy cần làm tốt công tác tiếp thị, tổ chức tốt công tác thu mua và tạo nguồn hàng ổn định, có chất lượng cao nhằm thực hiện tốt các hợp đồng Xuất Nhập khẩu. Cải tiến các khâu có liên quan đến Xuất Nhập khẩu như chuẩn bị hàng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, phương thức giao nhân, đặc biệt chú ý khâu dự trữ hàng hoá.

- Nếu Công ty phải chịu trách nhiệm vận tải hàng hoá thì trước tiên cần hợp lý hoá quãng đường vận chuyển, tránh sử dụng xe hai chiều, ít qua khâu

trung gian sẽ tiết kiệm được chi phí bôc dỡ, bảo quản hàng hoá, sử dụng tối đa công suất và trọng tải của các phương tiện vận tải.

Tiến hành tổ chức, sắp xếp hợp lý lao động, giảm nhân viên quản lý, bố trí nhân viên phù hợp với trình độ, công việc, nâng cao năng suất lao động sẽ là một trong những biện pháp làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngoài những vấn đề đã nêu ở trên, để tăng cường công tác quản lý thì theo định kỳ (có thể là 6 tháng 1 lần) Công ty tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá kết quả, ưu – nhược điểm, nguyên nhân, từ đó đề ra biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

KẾT LUẬN

Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thông hàng hóa, đưa hàng hóa từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng thông qua hoạt động mua và bán. Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình luân chuyển hàng hóa, thông qua bán hàng, quan hệ trao đổi và quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán được thực hiện. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và phát triển phải luôn nỗ lực hết mình, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt vì lợi nhuận cao là luôn là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp. Việc quản lý tốt quá trình bán hàng không những giúp nhà quản trị nắm rõ doanh thu từng mặt hàng mà còn đưa ra được những phương án kinh doanh đúng đắn. Do vậy kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng quan trọng với mọi doanh nghiệp thương mại..

Qua thời gian học tập trên ghế nhà trường, thời gian thực tập vừa qua cùng sự tận tình chỉ bảo, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và các anh chị phòng Tài chính kế toán tại công ty em thực tập đã giúp em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quang Hưng và các anh chị công ty cổ phần XNK Than Việt Nam - Coalimex đã giúp em hiểu rõ hơn về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Do thời gian thực tập không nhiều, sự hiểu biết về kế toán của em còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp những ý kiến của các thầy, cô khoa Kế toán để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần XNK Than Việt Nam - Coalimex (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w