6. Bố cục của đề tài
3.2. Giải pháp
3.2.1. Nân cao trìn độ của cán bộ t ư v n
Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin có ảnh hưởng lớn trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội và thư viện cũng không nằm ngoài qui luật đó. Vai trò của người cán bộ thư viện đã và đang có sự thay đổi rõ rệt. Họ không còn là những người đơn thuần chỉ làm công việc cho mượn sách mà họ cần có khả năng giáo dục nhằm phát triển KTTT cho sinh viên. Đồng
83
thời khơi dậy quá trình học tập độc lập, học tập suốt đời, khẳng định vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu. Tuy nhiên, để làm tốt được vai trò đó thư viện cũng cần chú trọng tới việc đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, coi công tác này là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của thư viện.
Những kỹ năng cần thiết cho cán bộ thư viện:
- Trong điều kiện CNTT phát triển như hiện nay, cán bộ thư viện đặc biệt là những cán bộ làm công tác hướng dẫn bạn đọc tra cứu, tìm tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu cần phải được đào tạo chuyên sâu về ngoại ngữ và tin học thì mới có thể truy cập được những nguồn thông tin trên mạng.
- Cán bộ thư viện phải luôn cập nhật tri thức, bổ sung thông tin, nâng cao kiến thức chuyên môn để tự khẳng định uy tín và trình độ của mình với người dùng tin và với đồng nghiệp. Đồng thời để có thể phổ biến kiến thức thông tin cho người dùng tin đòi hỏi cán bộ thông tin thư viện không chỉ có kỹ năng về tra cứu, trình độ cao trong nghiệp vụ mà phải có sự hiểu biết về thế giới thông tin.
- Kỹ năng sư phạm cũng là một nội dung quan trọng mà người cán bộ thư viện trực tiếp tham gia chương trình hướng dẫn kiến thức thông tin cho sinh viên cần nâng cao. Quá trình tương tác giữa cán bộ thư viện với người dùng tin là quan hệ giữa chủ thể với chủ thể của hoạt động thông tin. Quá trình giao tiếp này đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ. Hai chủ thể có lợi ích về cơ bản thống nhất nhau, hướng dẫn chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin.
- Để có thể giao tiếp, hướng dẫn người dùng tin, người cán bộ cần phải có phương pháp, kỹ năng thành thạo, nhất là khi giao tiếp với đối tượng người dùng tin có trình độ với những nhu cầu tin phức tạp như người dùng tin tại Trung tâm thông tin thư viện ĐHGTVT. Vì vậy, cán bộ làm nhiệm vụ hướng
84
dẫn KTTT cho sinh viên phải luôn luôn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho mình.
Tập huấn cung cấp KTTT cho đội ngũ cán bộ thư viện của Trung
tâm TT – TV trường ĐHSPHN
Bên cạnh sinh viên chưa được trang bị nhiều về kiến thức thông tin thì việc cung cấp kiến thức thông tin cho đội ngũ cán bộ cũng chưa được triển khai. Thư viện nên cho cán bộ thư viện tham gia các khóa học về kỹ năng thông tin nâng cao hay mời các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Thư viện cần tạo điều kiện để cán bộ có thể học hỏi, trao đổi kiến thức, thông tin và kinh nghiệm với các thư viện trong và ngoài nước như tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, cử cán bộ đi học tập ở nước ngoài.
Trung tâm TT – TV nên phối hợp với lãnh đạo các thư viện trong khối các trường Đại học tổ chức các cuộc thi nhằm mục đích đào tạo KTTT cho cán bộ thư viện.
Mặt khác, thư viện nên có chế độ bồi dưỡng cho những cán bộ có năng lực để khuyến khích, động viên họ và tạo cho họ một tâm lý tốt khi tham gia giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả cho chương trình giảng dạy.Chỉ khi nào có được những kỹ năng trên thì người cán bộ thông tin – thư viện mới trở thành “người dẫn đường tri thức” đích thực, giúp người dùng tin tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Xây dựng mối liên hệ giữa cán bộ thư viện và giảng viên
Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ và tạo mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên (khoa, bộ môn) và thủ thư (thư viện) trong việc triển khai KTTT. Giáo viên và cán bộ thư viện cần thống nhất trong việc xác định và đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Thông qua các hoạt động này cán bộ thư viện sẽ hiểu hơn về nội dung chương trình giảng dạy, các bài tập, chủ đề (topic) mà sinh viên sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu. Thông qua đó, cán bộ thư viện có
85
thể nắm bắt được nhu cầu tin của sinh viên nhằm điều chỉnh, bổ sung tài liệu cũng như xác định các nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu thông tin của sinh viên. Đồng thời, qua trao đổi với cán bộ thư viện, giáo viên có thể hiểu thêm về những nguồn tài liệu sẵn có trong thư viện, các cơ sở dữ liệu sách, tạp chí chuyên ngành nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức mới phục vụ quá trình dạy học.
Cán bộ thư viện cần hướng dẫn sinh viên kỹ năng sử dụng thư viện, sử dụng thông tin phù hợp và gắn liền với nội dung môn học mà sinh viên được dạy ở trên lớp. Như vậy, cần phải có sự cộng tác giữa cán bộ thư viện với các giáo viên để thiết lập được một phương thức hoạt động của thư viện sao cho học sinh học được cách trở thành những người biết tìm kiếm đúng thông tin, sử dụng thông tin có chọn lọc, phù hợp với nội dung chương trình học.
3.2.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượn các c ươn trìn đào tạo KTTT
Lồng ghép KTTT vào chương trình giảng dạy
Lồng ghép KTTT vào chương trình giảng dạy là vấn đề đã được các trường đại học đề cập tới và bước đầu có những trường đã và đang thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện còn manh mún, đơn lẻ và chưa có chương trình, chính sách rõ ràng, cụ thể. Lồng ghép KTTT vào chương trình giảng dạy là việc cung cấp các kỹ năng về thông tin thông qua nội dung, cấu trúc bài giảng, các phương pháp dạy học, hệ thống kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và nguồn thông tin phong phú, dồi dào.
Giáo viên cần cải tiến phương pháp giảng dạy, hướng sinh viên tích cực và chủ động tiếp cận các nguồn tài liệu, thông tin trong thư viện. Giáo viên kết hợp với cán bộ thư viện để xây dựng những tiêu chí đánh giá kết quả học tập, ví dụ như:
Tiêu chí đánh giá cho bài tập, bài nghiên cứu là phải có danh mục tài liệu tham khảo, tuỳ theo mức độ nghiên cứu mà có danh mục tài liệu tham khảo là bao nhiêu tài liệu?
86
Khi dùng ý tưởng của người khác cần chỉ ra nguồn trích dẫn và trình bày trích dẫn theo tiêu chuẩn nhất định nhằm tránh nạn đạo văn.
Dựa trên các chuyên ngành mà sinh viên đang theo học, nhà trường phối hợp với thư viện tổ chức các lớp học gắn nội dung giảng dạy các kỹ năng thông tin với chuyên ngành đào tạo của sinh viên. Tích hợp kiến thức thông tin vào khung chương trình đào tạo dựa trên những yêu cầu của trường về đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp. Với hướng này, đào tạo KTTT nên được lồng ghép vào từng môn học và được quy định khá chi tiết với các kỹ năng cần đạt được trong từng môn. Kết thúc khóa học, sinh viên sẽ được trang bị cả về mặt kiến thức lẫn kỹ năng thông tin.
Nâng cấp chương trình và nội dung giảng dạy KTTT
Hiện đại hóa hoạt động thông tin – thư viện tác động mạnh mẽ tới NDT, làm thay đổi thói quen tập quán tra cứu thông tin của họ, đồng thời cũng mở ra khả năng cho NDT chủ động tiếp cận các nguồn thông tin phong phú, đa dạng.
Tăng cường công tác đào tạo KTTT cho sinh viên là một nội dung không thể thiếu được trong các thư viện trường và trường đại học nhằm giúp sinh viên có thể làm chủ được thế giới thông tin và lựa chọn được những thông tin hữu ích.
- Thư viện phối hợp với nhà trường đề xuất môn học “Nhập môn khoa học thư viện” vào chương trình giảng dạy chính khóa của các trường.
- Thư viện nên tổ chức các lớp đào tạo KTTT cho sinh viên thường xuyên hoặc định kỳ (theo một lịch học nhất định) tại một phòng nhất định để bạn đọc có thể nắm bắt thông tin và có thể sắp xếp thời gian tham dự. Bên cạnh đó, thư viện nên tổ chức thêm các lớp đào tạo KTTT theo yêu cầu của sinh viên. Tại các lớp này, ngoài việc đào tạo cho sinh viên các kỹ năng như: tìm tin, đánh giá, trình bày thông tin và sử dụng thông tin hiệu quả, thư viện cũng cần giáo dục ý thức sử dụng bảo vệ tài liệu của thư viện để tài liệu đỡ bị hư hỏng trong thời gian và qua việc sử dụng của con người.
87
- Tổ chức hội thảo, hội nghị người dùng tin theo định kỳ để thư viện kiểm điểm mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin, vừa phát hiện những nhu cầu tin mới nảy sinh đồng thời trực tiếp giải đáp những thắc mắc, hướng dẫn các thao tác, biểu thức tìm tin mới.
Tập trung đào tạo các kỹ năng thông tin mà bạn đọc cần
Qua sự đánh giá của phần đông sinh viên trong trường mong muốn được tham gia các lớp học về KTTT giúp họ phát triển các kỹ năng học tập. Vì vậy, thư viện cần tập trung đào tạo cho sinh viên các kỹ năng thông tin dựa trên những yêu cầu của nhà trường về đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp. Rất nhiều sinh viên muốn được tham gia các chuyên đề về tra cứu thông tin, đánh giá thông tin và trình bày thông tin. Dựa trên nhu cầu đó, thư viện nên tổ chức các lớp học với các chuyên đề trên để sinh viên có thể hiểu một cách rõ ràng và toàn diện qua đó nâng cao khả năng tự học cho mình.
Ngoài ra, các bạn sinh viên còn tham gia NCKH, viết tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp. Vì thế, hướng dẫn cho sinh viên biết cách trích dẫn tài liệu, tổ chức danh mục tài liệu tham khảo là một điều không thể thiếu.
Tăng cường các hình thức phát triển KTTT khác
Ngoài phương thức đào tạo truyền thống như thuyết trình theo lớp, thư viện nên tăng cường các hình thức phát triển KTTT khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có nhu cầu tham gia bằng một số hình thức sau:
- Tuyên truyền KTTT cho sinh viên trên các website, các diễn đàn của sinh viên trong trường và từng khoa chuyên ngành nhằm thu thập những nhu cầu về KTTT của sinh viên và những đề xuất để phát triển KTTT cho họ.
- Tăng cường quá trình trao đổi dạy và học giữa sinh viên và giảng viên một cách trực tiếp thông qua các website.
- Tổ chức các câu lạc bộ về KTTT cũng như đan xen vào các kỹ năng khác như: kỹ năng giao tiếp, phát triển tư duy…
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về chuyên ngành trên diễn đàn sinh viên của Nhà trường.
88
KẾT LUẬN
Khái niệm “ Kiến thức thông tin – Information literacy” còn khá mới mẻ đối với cán bộ thư viện Việt Nam nói chung và đối với cán bộ thư viện đại học nói riêng. Mặc dù có không ít khó khăn và trở ngại trong việc triển khai, nhưng sự cần thiết phải cung cấp những kỹ năng thông tin cho sinh viên và cách thức để tiến hành một chương trình hay kế hoạch đào tạo về KTTT trong các trường đại học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong xã hội thông tin toàn cầu như hiện nay.
Với vị trí là trường đại học sư phạm đầu ngành, trọng điểm, cái nôi của ngành sư phạm cả nước, trường ĐHSPHN có nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lượng phục vụ đắc lực cho ngành giáo dục nước nhà. Trong đó, KTTT là một giải pháp tổng thể nhằm thúc đẩy quá trình phát triển bền vững cũng như xây dựng một xã hội học tập.Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại nhận thức của sinh viên về vai trò của KTTT vẫn còn hạn chế, hầu hết các bạn chưa biết cách tìm kiếm, đánh giá, sử dụng thông tin một cách hợp lý và an toàn. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ công tác đào tạo KTTT cho sinh viên của thư viện phát triển còn hạn chế và chưa có chiều sâu.
Cùng với sứ mệnh cao cả của nhà trường, cán bộ thư viện trường ĐHSPHN càng trở nên nặng nề với vai trò mới. Nhưng chúng ta tin rằng, trong thời gian tới, với tâm huyết của mình, sự ủng hộ của lãnh đạo, sự cộng tác của giảng viên và người sử dụng, việc triển khai đào tạo KTTT cho sinh viên sẽ thành công.
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Đào Hải Chung (2006), Một số kinh nghiệm tìm tin trên Internet: Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên lần XI. –H.: ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. -333tr.
2. Lê Văn Viết (2008), Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến kiến thức thông tin ở Việt Nam,//Tạp chí Thông tin – Tư liệu.- (số 3),- tr.9 – 13. 3. Nghiêm Xuân Huy (2006), Kiến thức thông tin với giáo dục đại
học//ngành thông tin – thư viện trong xã hội thông tin : kỷ yếu hội thảo khoa học. –H. : Khoa thông tin – thư viện ĐHKHXH&NV,ĐHQGHN,- tr135- 144.
4. Nguyễn Hoàng Sơn (2001), Tìm hiểu khái niệm kiến thức thông tin góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo cử nhân chuyên ngành khoa học thông tin – thư viện // Kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành thông tin – thư viện lần thứ nhất nhân dịp 5 năm thành lập bộ môn thông tin-thư viện ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. – H.: NXB ĐHQGHN, – Tr. 86 – 109. 5. Nguyễn Huy Chương (2006), Những tiêu chuẩn kiến thức thông tin
trong giáo dục đại học Mỹ và các chương trình đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên tại Trung tâm thông tin-thư viện, ĐHQGHN / Nguyễn Huy Chương, Nguyễn Thanh Lý // Ngành thông tin-thư viện trong xã hội thông tin: kỷ yếu hội thảo khoa học. – H.: Khoa Thông tin – Thư viện ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, – Tr. 92.
6. Nguyễn Thị Lan Thanh, Nguyễn Tiến Hiển (2004), Hướng dẫn sử dụng thư viện thông tin,: Tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng.–H.: Đại học Văn hóa Hà Nội,- 168tr.
90
7. Nghiêm Xuân Huy (2006), Kiến thức thông tin với giáo dục Đại học// ngành thông tin – thư viện trong xã hội thông tin: kỷ yếu hội
thảo khoa học.–H.: Khoa thông tin – thư viện
ĐHKHXH&NV,ĐHQGHN,- tr135-144.
8. Tô Thị Hiền (2006), Tăng cường kiến thức thông tin cho sinh viên – giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường Đại học/ ngành thông tin-thư viện: kỷ yếu hội thảo khoa học . –H. :khoa thư viện thông tin, tr 108-114.
9. Trần Mạnh Tuấn (2006), Nội dung kiến thức thông tin// Bản tin thư viện công nghệ thông tin. ĐHQGTPHCM.-8/2006.-tr21-27.
10. Trần Thị Minh Nguyệt (2007), Bài giảng người dùng tin và nhu cầu tin (dành cho học viên cao học).
11. Trần Thị Quý (2006), Kiến thức thông tin, lượng kiến thức cần thiết cho người dùng tin trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay: kỷ yếu hội thảo khoa học. –H.: Khoa thông tin - thư viện ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN,- tr168 – 172.
12. Trương Đại Lượng (2009), Vai trò của thư viện trong việc phổ biến kiến thức thông tin, –Tạp chí thư viện Việt Nam,(số 4),-tr 17-25.
TIẾNG ANH
13. ACRL (2000), Information Literacy Competency Standards for Higher Education, Chicago, Association of College and Research Libraries. 14. Andrew, Harnack; Eugene, Kleppinge (2000), Online: A reference
Guide to using internet sourses. Boston: Bedford/ St. Martin’s.
15.Bawden, D. (2001), Information and digital literacies: a review of concepts. Journal of Documentation, 218-259.