Nhu cầu tham gia các khóa học về KTTT

Một phần của tài liệu Luận văn: Công tác phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 74)

6. Bố cục của đề tài

2.3.1. Nhu cầu tham gia các khóa học về KTTT

Đối với các bạn sinh viên Trường ĐHSPHN, khi được hỏi “ Bạn có muốn tham gia các lớp học về kiến thức thông tin không ?”. Câu trả lời thu được như sau:

Bảng 2.13: Nhu cầu tham gia các khóa học về KTTT của sinh viên

Câu trả lời Số lƣợng Tỷ lệ ( % )

Có 113 69.8

Không 15 9.2

Sẽ quyết định sau 34 21

Tổng 162 100

Được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.14: Nhu cầu tham gia các khóa học về KTTT của sinh viên

Có Không Sẽ quyết định sau 69.8% 9.2% 21%

75

Với những hiểu biết về KTTT của sinh viên Trường ĐHSPHN và những thay đổi về phương pháp dạy - học, đòi hỏi sinh viên phải chủ động trong việc tiếp cận nguồn thông tin, tri thức mới phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu. Nhu cầu tham dự các lớp học về KTTT của các bạn sinh viên chiếm 69,8% và có 21% lựa chọn sẽ quyết định sau. Với tổng số 162 phiếu thu về thì có tới 103 sinh viên, chiếm 63,6% số người đã từng tham gia các lớp học về KTTT từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngay cả đối với những bạn sinh viên đã từng tham gia các lớp đào tạo KTTT, hầu hết các bạn chưa tự giác trong quá trình học, mà chủ yếu học vì yêu cầu bắt buộc của nhà trường. Do đó, những kiến thức được đào tạo nhanh chóng bị lãng quên, không được vận dụng vào thực tế. Như vậy yêu cầu đặt ra đối với cán bộ thư viện cần có chiến lược phát triển KTTT một cách phù hợp, chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung cần hướng dẫn, đồng thời cần tìm hiểu sinh viên có nhu cầu được hướng dẫn kỹ năng nào? Tránh hướng dẫn lại những kỹ năng sinh viên đã biết thành thạo. Bên cạnh đó cán bộ thư viện cũng phải tính đến việc làm sao để thu hút sinh viên chủ động tìm hiểu, học hỏi và có những hiểu biết về KTTT một cách rộng rãi, tự rèn luyện bằng cách cung cấp cho họ các kỹ năng tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất.

2.3.2 Nhu cầu về kiến thức và kỹ n n t ôn t n

Qua những kết quả thu được ở trên, ta thấy được hầu hết sinh viên Trường ĐHSPHN chỉ biết một hoặc một số kỹ năng về KTTT. Trong khi đó, mục tiêu của nhà trường là đổi mới phương pháp dạy – học, đồng thời khuyến khích sinh viên tự chủ trong việc học tập, nghiên cứu. Do đó, thư viện cần có những chiến lược đào tạo, đáp ứng các nhu cầu về tất cả các kỹ năng nhằm giúp sinh viên làm chủ trong giải quyết vấn đề. Nhằm điều tra nhu cầu về kiến thức và kỹ năng thông tin của sinh viên Trường ĐHSPHN, tác giải đã đưa ra câu hỏi đối với cả 2 nhóm NDT: “ Theo bạn những kỹ năng nào sau đây là quan trọng để giúp bạn học tập và nghiên cứu? (Có thể chọn nhiều hơn 1 ý)”.

76

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14: Nhu cầu về kỹ n n t ôn t n của sinh viên

Các kỹ năng Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tìm tài liệu trong mục lục thư viện hoặc OPAC 103 63,6

Tìm các bài báo, tạp chí khoa học 74 45,7

Tìm tài liệu trong kho tự chọn 67 41,4

Sử dụng tài liệu tra cứu 76 46,9

Tìm và đánh giá thông tin trên internet 64 39,5

Tìm thông tin trên các cơ sở dữ liệu CD-ROM hoặc cơ sở dữ liệu trực tuyến

15 9,3

Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo 19 11,7

Khai thác và trình bày thông tin 31 19,1

Lựa chọn để tài nghiên cứu 25 15,4

Theo kết quả thu được, ta nhận thấy đa phần các bạn sinh viên Trường ĐHSPHN đều dành sự quan tâm đến các chương trình đào tạo KTTT của thư viện. Kỹ năng được các bạn chọn nhiều nhất là kỹ năng “Tìm tài liệu trong mục lục thư viện hoặc OPAC”, chiếm 63,6% số lượng các bạn sinh viên đánh giá cao. Kỹ năng tiếp theo được đánh giá cao là “ Sử dụng tài liệu tra cứu”, chiếm 46,9%. Bên cạnh đó, kỹ năng “Tìm các bài báo, tạp chí khoa học” cũng được sinh viên lựa chọn với số phiếu khá cao: 45,7%. Đồng thời có 41,4% số lượng sinh viên chọn kỹ năng “Tìm tài liệu trong kho tự chọn”.

Một số kỹ năng vẫn chưa được các bạn sinh viên chú ý, đó là: “Tìm thông tin trên các cơ sở dữ liệu CD-ROM hoặc cơ sở dữ liệu trực tuyến”: chiếm 9,3%. Kỹ năng “ Khai thác và trình bày thông tin”: chiếm 19,1%. Kỹ

77

năng “ Lựa chọn đề tài nghiên cứu”: có 15,4% số sinh viên lựa chọn. Đặc biệt với kỹ năng “Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo” được sinh viên chọn với tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 11,7%. Như vậy, kỹ năng trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo vẫn chưa được sinh viên chú trọng. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng các nguồn thông tin tùy tiện, không tôn trọng bản quyền trong môi trường nghiên cứu.

Nhìn chung các bạn sinh viên đều có nhu cầu tham gia các khóa đào tạo của thư viện về KTTT. Tuy nhiên nhu cầu giữa các kỹ năng vẫn có sự chênh lệch lớn, do các bạn chưa hiểu hết tầm quan trọng của các kỹ năng trong quá trình học tập và nghiên cứu. Các khóa học đều hướng đến một mục đích chung là tìm kiếm tài liệu/ thông tin phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên. Hơn nữa, đó cũng là các kỹ năng chính giúp họ có được nguồn thông tin chính xác và an toàn.

Khi được hỏi “ Bạn sử dụng những công nghệ thông tin và truyền thông nào? ( Có thể chọn nhiều hơn 1 ý )”, các bạn sinh viên Trường ĐHSPHN cho kết quả câu trả lời như sau:

Bảng 2.15: Nhu cầu sử dụng công ngh thông tin và truyền thông của sinh viên

Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Thư điện tử ( e-mail ) 131 80,9

Chương trình soạn thảo văn bản Word 117 72,2

Chương trình trình chiếu Powerpoint 108 66,7

Khai thác internet 128 79

Mạng xã hội ( facebook, youtube, blog,..) 119 73,4

Khai thác tài liệu đa phương tiện 57 35,2

78

Kết quả cho thấy các bạn sinh viên Trường ĐHSPHN chủ yếu sử dụng “Thư điện tử” để trao đổi thông tin trong quá trình học tập, với 131/162 phiếu ( chiếm 80,9%). Bởi với hình thức đào tạo theo tín chỉ hiện tại, sinh viên phải tự giác trong quá trình nghiên cứu tài liệu, học nhóm, trao đổi thông tin, do đó thư điện tử ( emaKTTT ) được coi là phương tiện truyền tải thông tin thuận tiện và nhanh chóng nhất trong thời đại ngày nay. Bên cạnh đó, “ Khai thác internet” cũng đang trở thành trào lưu đối với các bạn sinh viên trong việc tìm kiếm thông tin phục vụ học tập, với 128/162 phiếu ( 79%). Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, sinh viên có thể khai thác internet ở mọi lúc mọi nơi, nhưng cũng không tránh khỏi những hệ lụy, vì vậy cần phải tỉnh táo khi sử dụng phương tiện truyền thông này. Mạng xã hội cũng đang trở thành một trào lưu có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với thế hệ trẻ, sinh viên Trường ĐHSPHN cũng không nằm ngoài làn sóng đó. Không chỉ với mục đích giải trí, sinh viên Trường ĐHSPHN còn sử dụng mạng xã hội ( đặc biệt là facebook ) để thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, với 119/162 phiếu ( 73,4% ) lựa chọn. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận vai trò của “Chương trình soạn thảo văn bản Word” và “Chương trình trình chiếu Powerpoint” trong công tác dạy- học của nhà trường và sinh viên của trường ĐHSPHN nói riêng và các trường đại học nói chung. Với sinh viên Trường ĐHSPHN, các bạn sử dụng “Chương trình soạn thảo văn bản Word” với số lượng tương đối cao: 117/162 phiếu ( chiếm 72,2% ) và sử dụng “Chương trình trình chiếu Powerpoint” với 108/162 phiếu ( chiếm 66,7% ).

Mặc dù Trung tâm có riêng một phòng Multimedia, nhưng các bạn vẫn rất hạn chế “Khai thác tài liệu đa phương tiện” và “ Khai thác tài liệu điện tử”. Qua quá trình kiến tập tại thư viện, tác giả nhận thấy số lượng sinh viên sử dụng phòng Multimedia ( Tầng 4 ) rất hạn chế, từ đó có thể thấy các bạn không dành sự quan tâm đến loại hình tài liệu này.

79

Chƣơng 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KTTT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

3.1. Nhận xét

3.1.1. Về côn tác đào tạo KTTT

Trung tâm TT – TV trường ĐHSPHN được giao nhiệm vụ thực hiện những hoạt động nhằm nâng cao KTTT cho sinh viên và những người quan tâm góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành giáo dục nước nhà.

Qua quá trình khảo sát, điều tra NDT tại thư viện, tác giả nhận thấy rằng các chương trình đào tạo NDT mà thư viện tổ chức đã đạt được một số hiệu quả như sau:

Được sự ủng hộ từ Ban lãnh đạo nhà trường và Ban lãnh đạo trung tâm TT – TV, hoạt động đào tạo NDT của trung tâm diễn ra một cách đều đặn, thường niên đã đem lại cho sinh viên những hiểu biết ban đầu về cách thức sử dụng thư viện.

Hầu hết NDT đều nắm bắt được tương đối và đầy đủ về mức độ đa dạng và diện bao quát của nguồn tin, nắm rõ được các sản phẩm và dịch vụ thông tin mà thư viện có, biết sự phân bố của các ngồn tin cụ thể, cách thức sử dụng các phòng ban của thư viện.

Việc triển khai tập huấn KTTT cho sinh viên không chỉ làm thay đổi chất lượng cũng như phương pháp đào tạo NDT của trung tâm, góp phần quan trọng vào việc khẳng định vai trò của thư viện trong hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên và cán bộ nghiên cứu.

Nội dung các chương trình đào tạo đổi mới và chuyên sâu hơn, không chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lý thuyết cơ bản mà còn tại điều kiện cho sinh viên thực hành trực tiếp với cả bộ máy tra cứu truyền thống và hiện đại.

80

Với đội ngũ cán bộ trẻ có thế mạnh về chuyên môn nghiệp vụ tạo điều kiện cho sinh viên có thể tiếp cận, trao đổi kinh nghiệm nhằm tích lũy các kỹ năng thông tin cần thiết cho quá trình học tập.

Tuy nhiên, Ban lãnh đạo thư viện vẫn chưa thực sự quan tâm và có chính sách rõ ràng trong việc phát triển KTTT cho sinh viên ngay từ những ngày đầu nhập học, do đó công tác đào tạo NDT vẫn còn nhiều hạn chế:

Thư viện chưa triển khai được chương trình KTTT đúng nghĩa của nó mà chỉ tập trung vào các nội dung như: giới thiệu thư viện, nội quy thư viện, hướng dẫn cách thức sử dụng các phòng chức năng của thư viện.

Nội dung chương trình còn nặng về kiến thức thư viện, tuy đã bước đầu hướng dẫn cách sử dụng hệ thống tra cứu, cách đánh giá thông tin trên internet nhưng chưa bao quát đầy đủ các kỹ năng thông tin như: kỹ năng trình bày thông tin, kỹ năng sử dụng thông tin. Những nội dung về bản quyền và sở hữu trí tuệ, nan đạo văn và những hậu quả của nó cũng chưa được thư viện quan tâm đúng mức.

Thư viện mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức đào tạo cho các lớp sinh viên năm nhất vào đầu năm học. Thời gian giảng dạy KTTT cho từng lớp tương đối ngắn, mỗi lớp được đào tạo trong một buổi khoảng 2 tiếng.

Chưa có mối liên hệ mật thiết giữa giáo viên và cán bộ thư viện về việc triển khai đào tạo KTTT cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Thư viện vẫn chưa tận dụng một cách triệt để các phương tiện kỹ thuật và công nghệ sẵn có để triển khai chương trình đào tạo trực tuyến.

3.1.2. Về n n lực KTTT của sinh viên

Nhìn chung, sinh viên Trường ĐHSPHN đều nhận thức được tầm quan trọng của KTTT đối với quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Tuy nhiên về mặt bằng chung, năng lực KTTT của các bạn sinh viên vẫn còn hạn chế.

81

 Về kỹ năng nhận dạng nhu cầu tin

Hầu hết các bạn sinh viên đã bước đầu xác định được cho mình những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, về khả năng xác định các khái niệm và thuật ngữ tìm tin, khả năng mở rộng và thu hẹp phạm vi tìm kiếm vẫn còn ở mức thấp. Do đó, các bạn chưa thể xác định chính xác yêu cầu tin của mình. Mặc dù đã được tham gia đào tạo KTTT nhưng khả năng xác định yêu cầu tin của các bạn sinh viên nhóm 1 còn thấp hơn các bạn chưa được tham gia đào tạo. Từ đó, chất lượng đào tạo NDT của thư viện cần được quan tâm và chú trọng hơn.

 Về kỹ năng tìm và đánh giá thông tin

Theo khảo sát, về mặt bằng chung thì kỹ năng tìm và đánh giá thông tin của các bạn sinh viên Trường ĐHSPHN đang ở mức thấp. Các bạn còn lúng túng trong việc xác định nguồn tin phù hợp với yêu cầu tin của mình. Mặc dù đã được tập huấn sử dụng thư viện nhưng các bạn không dành nhiều sự quan tâm đến những nội dung đã được đào tạo, vì vậy khi lên thư viện vẫn còn tình trạng sinh viên sử dụng nhầm phòng chức năng và cần đến sự giúp đỡ của cán bộ thư viện.

Đối với nhóm sinh viên đã được tham gia đào tạo KTTT, họ có hiểu biết về công cụ tra cứu OPAC, song khả năng tìm tin của họ vẫn còn máy móc thiếu chuyên sâu và không hiểu được bản chất của chiến lược tìm tin. Đứng trước kho tàng thông tin khổng lồ, sinh viên vẫn còn lúng túng chưa biết cách chọn lọc, tổ chức xử lý và đánh giá nguồn thông tin tốt, đáng tin cậy. Do chưa có kỹ năng thẩm định nguồn tin nên dẫn tới nhiều bạn có cái nhìn và đánh giá sai lệch về thông tin, sử dụng thông tin không hiệu quả.

 Về kỹ năng sử dụng và trình bày thông tin

Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học của nhà trường, sinh viên Trường ĐHSPHN đã ý thức được tầm quan trọng trong việc đưa thông

82

tin tìm được phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, các bạn chưa có hiểu biết nhiều về kỹ năng sử dụng thông tin một cách khoa học, hầu hết các bạn sử dụng thông tin trên mạng internet một cách tùy tiện mà không chú ý đến chất lượng thông tin. Bên cạnh đó, nhận thức về vai trò và vị trí của vấn đề bản quyền tài liệu của sinh viên chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến.

3.1.3. Về nhu cầu KTTT của sinh viên

Qua khảo sát cho thấy số lượng các bạn sinh viên Trường ĐHSPHN có nhu cầu tham gia các lớp đào tạo KTTT khá cao. Tỉ lệ số sinh viên năm thứ nhất và thứ 2 chiếm số lượng khá cao ở thư viện, nhưng kỹ năng và hiểu biết về KTTT của họ còn non yếu. Do đó, họ có mong muốn được học các lớp về KTTT, trong đó quan trọng là các kỹ năng như xác định nhu cầu tin, tìm tin, đánh giá và trình bày thông tin.

Hơn nữa, kỹ năng của các bạn khi tìm tin trên internet và tìm tin trong CSDL còn khá hạn chế. Do đó, các bạn cũng đều mong muốn được hướng dẫn thực hành tại thư viện một cách cụ thể hơn nữa về cách thức tìm tin và khai thác tài liệu điện tử của Trung tâm thông tin- thư viện. Đồng thời cũng mong muốn Trung tâm triển khai nhiều hình thức đào tạo như: đào tạo trực tuyến, tự học qua tài liệu ở dạng in ấn và theo nhu cầu cá nhân nhằm giúp sinh viên có thể tự lựa chọn phương thức học phù hợp với điều kiện của mình.

3.2. Giải pháp

3.2.1. Nân cao trìn độ của cán bộ t ư v n

Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin có ảnh hưởng lớn trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội và thư viện cũng không nằm ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn: Công tác phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)