Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 28 - 30)

- Với những cố gắng tích cực trong hoạt động kinh doanh của mình trong những năm qua, các NHTM nói chung đã khẳng định được vị thế của mình

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1.1 Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý

Hiệu quả trong hoạt động huy động vốn không nên hiểu một cách máy móc là tăng khối lượng vốn huy động bằng bất cứ giá nào, mà phải hiểu trong một thời kỳ cần huy động vốn một lượng là bao nhiêu để đáp ứng được nhu cầu về vốn trong thời kỳ đó. (Tuy nhiên ta luôn tìm mọi cách để kích cầu vốn).

Mặt khác, khách hàng gửi tiền luôn luôn mong muốn khoản tiền mà họ đem gửi được an toàn, tiện lợi khi rút, gửi đặc biệt chúng phải mang lại thu nhập tương xứng với số lượng tiền gửi, thời gian gửi và mức độ rủi ro của thị trường tài chính (về tính linh hoạt, lãi suất, chi phí cơ hội...). Nhưng Ngân hàng cũng luôn kỳ vọng vào khoản thu nhập ngày càng cao từ các khoản tiền gửi đó (hiệu quả của hoạt động huy động vốn được phản ánh một phần qua thu nhập từ hoạt động này). Chính vì vậy việc hoạch định ra chính sách hay giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn là một công việc cần thiết.

Xuất phát từ các cơ sở trên, em xin được đưa ra một số giải pháp:

- Thường xuyên nghiên cứu xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với sự biến động của thị trường.

- Mở rộng, phát triển các mạng lưới quỹ tiết kiệm. - Nâng cao uy tín của Ngân hàng.

- Đa dạng hoá các hình thức kinh doanh tiền tệ - Tăng số lượng, chất lượng các dịch vụ của NHTM - Các giải pháp khác.

Tuy nhiên, tuỳ vào đặc điểm, thế mạnh của từng ngân hàng, có thể áp dụng các biện pháp này một cách linh hoạt.

Lãi suất là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc thu hút vốn, vì nó là thước đo sinh lợi theo thời gian của đồng tiền, là vấn đề mà người gửi tiền đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là ở Việt Nam, khi các dịch vụ như thanh toán... qua ngân hàng chưa được phổ biến rộng rãi thì lãi suất là vấn đề đầu tiên cần quan tâm khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.

Thế nào là một lãi suất hợp lý? Có lẽ sẽ không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này. Song một lãi suất hợp lý trước hết không quá cách biệt với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định, nhưng nó hoàn toàn biến động phù hợp với biến động lãi suất trên thị trường, mà vẫn có thể cạnh tranh với lãi suất của các Ngân hàng

thương mại khác. Hiện nay việc xây dựng lãi suất danh nghĩa bằng tỉ lệ lạm phát + a %.

Do khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau. Có người vì mong muốn lãi suất cao, có người mục đích chính là sự tiện ích trong thanh toán... Do đó, Ngân hàng nên xây dựng nhiều mức lãi suất khác nhau. Đối với những khách hàng có khoản tiền gửi với mục đích chính đáp ứng nhu cầu thanh toán, nhu cầu sử dụng khi cần thiết thì Ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất thấp với khoản tiền gửi này, bù lại Ngân hàng có thể cung cấp cho họ những dịch vụ thuận lợi cho họ khi gửi tiền, rút tiền nhanh chóng, có nhiều tiện ích cho việc thanh toán. Còn đối với những khách hàng có khoản tiền gửi với mục đích chính là lãi suất thì Ngân hàng có thể tăng lãi suất (nhưng phải nhỏ hơn lãi suất cho vay), đặc biệt trong trường hợp thị trường rất cần vốn. Nhưng thực tế phần lớn dân cư nước ta còn chưa quen sử dụng các dịch vụ cũng như các phương thức thanh toán qua ngân hàng nên việc áp dụng hình thức lãi suất tiền còn gặp nhiều khó khăn.

Phương thức trả lãi cũng là một trong nhân tố quan trọng đối với việc huy động vốn. Ngân hàng nên đa dạng hoá các phương thức trả lãi (trả trước, trả sau, trả định kỳ) sẽ tạo được sự hấp dẫn thu hút các khoản tiền gửi.

Trả lãi trước: chính sách này làm người gửi tiền cảm thấy mức lãi suất mà họ thực nhận được cao hơn lãi suất trả trước của ngân hàng.

Trả lãi theo chu kỳ nhất định: theo chính sách này khách hàng vừa được đáp ứng nhu cầu chi tiêu bất thường mà vẫn thu được một khoản lãi suất.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w