1. Tổng quan hoạt động tiêu dùng nội địa Việt Nam trong thời gian qua
1.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội
Từ năm 2001 đến nay, mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng lên tương đối nhanh, liên tục( trừ năm 2008), GDP bình quân mỗi năm đạt 7,54%, đặc biệt, năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 8,44%, năm 2007 đạt 8,48%, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương 640 USD, cuối năm 2008 thu nhập bình quân đầu người nước ta dạt 1024 USD/người, đưa nước ta vượt khỏi ngưỡng nghèo.
Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, đến nay nước ta đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, thứ hai về cà phê, thứ tư về cao su, thứ hai về hạt điều và thứ nhất về hạt tiêu.
Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 2001 là 23,24%, năm 2005 là 20,94%, năm 2007 còn 20,3%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Giá trị tạo trên một đơn vị diện tích ngày càng tăng lên. Trong giai đoạn 2001- 2007, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng trung bình 11,56%/năm, đặc biệt năm 2007 tăng 16,8%, mức tăng thêm là 33,4 nghìn tỷ đồng lên mức 232,2 nghìn tỷ đồng.
Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng nhanh liên tục, mỗi năm đã khai thác được khoảng 20 triệu tấn quy ra dầu, ngành công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng, có chỗ đứng trong những thị trường lớn: trong kế hoạch 5 năm 2001- 2005, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 15,9%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10,2%/năm. Tỷ trọng dich vụ trong GDP là 38,12% năm 2007, các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất vá đời sống. Ngành du lịch và bưu
chính viễn thông phát triển với tốc độ tăng nhanh, các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý… có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.
Kinh tế Nhà nước được sắp xếp đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, Doanh nghiệp nhà nước đã đóng góp 441,646 tỷ đồng năm 2001 lên 1.144,015 tỷ đồng năm 2007 và khoảng 36,43% GDP. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là tạo việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Năm 2005 chiếm 45,61% GDP, năm 2007 chiếm 45,91% với mức đóng góp là 525,141 tỷ đồng; trong đó kinh tế hợp tác phát triển ngày càng đa dạng, hoạt động ngày càng có hiệu quả, năm 2005 kinh tế hợp tác đóng góp khoảng 6,81%, năm 2007 là 6,19%. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế. Năm 2001 khu vực này đóng góp 15,5% GDP, trên 7,5% tổng thu ngân sách, trên 17,1% tổng vốn đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí), đạt trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút hơn nửa triệu lao động triệu lao dộng trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.
Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tiềm lực tài chính ngày càng được tăng cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm, chi cho đầu tư phát triển bành quân chiếm khoảng 30% chi ngân sách. Xuất khẩu, nhập khẩu tăng rất nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ. Tổng kim ngạch hàng hóa năm 2001 là 31,25 tỷ USD, đến năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD đóng góp 50,3% và mức tăng chung, khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngoài không kể dầu thô là 24,5 tỷ USD và dầu thô là 10,5 tỷ USD.
Đời sống của dân cư ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua các năm như đồ thị dưới.
Tuy nhiên, năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, quy mô sản xuất trong nước bị thu hẹp dẫn đến tình trạng công nhân bị mất việc và thiếu việc làm ở