Băng tần được cấp phép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ Wimax và khả năng triển khai tại Việt Nam (Trang 27)

Băng tần được cấp phép phải trả chi phí cao, nhưng nó hoàn toàn xứng đáng với điều đó, đặc biệt khi mà dịch vụ đòi hỏi chất lượng cao. Lợi ích lớn nhất để có được băng tần được cấp phép là được sử dụng độc quyền băng tần. Nó được bảo vệ chống lại sự can thiệp bên ngoài trong khi những người cạnh tranh chỉ có thể xâm nhập vào thị trường nếu họ cũng sở hữu hoặc cho thuê băng tần. Băng tần cấp phép được tìm thấy ở mức 700 GHz, 2.3 GHz, 3.3 GHz, 2.5

GHz và 3.5 GHz với việc hai dải tần số sau đó hiện đang nhận được sự chú ý nhất .

Dải băng tần mức 2.5 GHz (Băng 2500-2690MHz)

Băng tần này là băng tần được WiMAX Forum ưu tiên lựa chọn cho

WiMAX di động theo chuẩn 802.16e. Có hai lý do cho sự lựa chọn này. Thứ nhất, so với các băng tần trên 3GHz điều kiện truyền sóng của băng tần này thích hợp cho các ứng dụng di động. Thứ hai là khả năng băng tần này sẽ được nhiều nước cho phép sử dụng công nghệ truy nhập băng rộng không dây (WBA- -Wireless Broadband Access) bao gồm cả WiMAX. WiMAX ở băng tần này có độ rộng kênh là 5MHz, chế độ song công TDD, FDD.

Băng tần này trước đây được sử dụng phổ biến cho các hệ thống truyền hình MMDS trên thế giới, nhưng do MMDS không phát triển nên Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới năm 2000 (WRC-2000) đã xác định có thể sử dụng băng tần này cho hệ thống di động thế hệ 3 (3G hay IMT-2000 theo cách đặt tên của ITU). Tuy nhiên, khi nào IMT-2000 được triển khai ở băng tần này cũng chưa có câu trả lời rõ ràng. Vì vậy, hiện đã có một số nước như Mỹ, Brazil, Mexico, Singapore, Canada, Liên hiệp Anh (UK), Australia cho phép sử dụng một phần băng tần tần này cho WBA. Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang xem xét.

Với Việt Nam, quy hoạch phổ vô tuyến điện quốc gia được thủ tướng chính phủ phê duyệt cuối năm 2005 đã quy định băng tần 2500-2690 MHz sẽ được sử dụng cho các hệ thống thông tin di động thế hệ mới, không triển khai thêm các thiết bị khác trong băng tần này. Vì vậy, có thể hiểu công nghệ WiMAX di động cũng là một đối tượng của quy định này, nhưng băng tần này sẽ được sử dụng cho loại hình công nghệ cụ thể nào vẫn còn để mở.

Dải băng tần mức 3.5 GHz (Băng 3400-3600MHz)

Băng 3.5Ghz là băng tần được nhiều nước phân bổ cho hệ thống truy cập

không dây cố định (FWA-Fixed Wireless Access) hoặc cho hệ thống truy cập không dây băng rộng (WBA). WiMAX cũng được xem là một công nghệ WBA

nên có thể sử dụng băng tần này cho WiMAX. Vì vậy, WiMAX Forum đã thống nhất lựa chọn băng tần này cho WiMAX. Các hệ thống WiMAX ở băng tần này sử dụng chuẩn 802.16-2004 để cung cấp các ứng dụng cố định, độ rộng phân kênh là 3.5MHz hoặc 7MHz, chế độ song công TDD hoặc FDD.

Đối với Việt Nam, do băng tần này được ưu tiên dành cho hệ thống vệ tinh Vinasat nên hiện tại không thể triển khai cho WiMAX.

Dải băng tần mức 3.3 GHz (Băng 3300-3400MHz)

Băng tần này đã được phân bổ ở Ấn Độ. Trung Quốc và Việt Nam đang xem xét phân bổ chính thức. Do Ấn Độ và Trung Quốc là hai thị trường lớn, nên dù chưa có nhiều nước cấp băng tần này cho WBA, nhưng thiết bị WiMAX cũng đã được sản xuất.

Chuẩn WiMAX áp dụng ở băng tần này tương tự như với băng 3.5GHz, đó là WiMAX cố định, chế độ song công FDD hoặc TDD, độ rộng kênh 3.5MHz hoặc 7MHz.

Dải băng tần mức 700 MHz (Băng dưới 1GHz )

Vào lúc này chưa có một hiện trạng WiMAX cho băng tần 700Mhz, tuy

nhiên ít nhất có một vài mối quan tâm trong phạm vi WiMAX Forum để giới thiệu WiMAX trong dải tần số này. Với các tần số càng thấp, sóng vô tuyến truyền lan càng xa, số trạm gốc cần sử dụng càng ít dẫn đến mức đầu tư cho hệ thống thấp đi. Vì vậy, WiMAX Forum cũng đang xem xét khả năng sử dụng các băng tần dưới 1GHz, đặc biệt là băng 700-800MHz.

Băng tần 700MHz được sử dụng mạnh mẽ ở nhiều vùng trên thế giới bao gồm Bắc Mỹ và hầu hết châu Âu. Hiện tại băng tần này đang được sử dụng bởi dịch vụ phát thanh truyền hình do vậy khả năng để triển khai WiMAX hay bất cứ công nghệ không dây nào khác trong băng tần này hiện đang bị hạn chế bởi

do liên quan đến khả năng can thiệp giữa các dịch vụ. Với Việt Nam, do đặc

điểm có rất nhiều đài truyền hình địa phương nên các kênh trong giải 470-806 MHz dành cho truyền hình được sử dụng dày đặc cho các hệ thống truyền hình tương tự. Hiện chưa có lộ trình cụ thể nào để chuyển đổi các hệ thống truyền

hình tương tự này sang truyền hình số, nên chưa thấy có khả năng có băng tần để cấp cho WBA/WiMAX ở đây.

Dải băng tần mức 2.3 GHz (Băng 2300-2400MHz)

Băng 2.3GHz cũng có đặc tính truyền sóng tương tự như băng 2.5GHz nên là băng tần được WiMAX Forum xem xét cho WiMAX di động. Hiện có một số nước phân bổ băng tần này cho WBA như Hàn Quốc (Triển khai WiBro), Úc, Mỹ, Canada, Singapore. Singapore đã cho đấu thầu 10 khối 5MHz trong dải 2300-2350MHz để sử dụng cho WBA với các điều kiện tương tự như với băng 2.5GHz. Úc chia băng tần này thành các khối 7MHz, không qui định cụ thể về công nghệ hay độ rộng kênh, ưu tiên cho ứng dụng cố định. Mỹ chia thành 5 khối 10MHz, không qui định cụ thể về độ rộng kênh, cho phép triển khai cả TDD và FDD.

Đối với Việt Nam, đây cũng là một băng tần có khả năng sẽ được sử dụng để triển khai WBA/WiMAX.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ Wimax và khả năng triển khai tại Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)