Đánh giá khả năng áp dụng phần mềm PC-PACK-CES tại công ty Honda

Một phần của tài liệu Xây dựng công cụ ước lượng chi phí phát triển phần mềm dựa trên CBR và thử nghiệm ở Công ty Honda Việt Nam (Trang 71)

Chương trình PC-PACK-CES ước lượng chi phí phát triển các dự án dựa trên một cơ sở tri thức gồm 10 ca lập luận tương ứng với các dự án đã được thực hiện thành công tại công ty Honda từ năm 2006 đến nay. Các dự án mới được ước lượng dựa trên các phương pháp đã đề xuất ở chương 2 và tiêu chí đánh giá ở đây là sự so sánh chi phí dự toán và chi phí dự đoán hệ thống đề xuất.

Tác giả đã thử nghiệm chương trình bằng cách sử dụng PC-PACK-CES để ước lượng chi phí phát triển của 03 dự án được phát triển trong tháng 09/2010, kết quả dự đoán có sai số dao động trong khoảng 15% ~ 27%, chi tiết so sánh thể hiện ở bảng sau:

STT Dự án Chi phí trong dự toán (USD) Chi phí dự toán bằng PC-PACK- CES Sai số %

1 Nâng cấp chức năng gửi

báo cáo lái xe an toàn

2850 3373 15,4

2 Tích hợp module cuộc thi

lái xe tiết kiệm nhiên liệu trên hệ thống DCS

2492 3024 17,6

3 Nâng cấp hệ thống báo

cáo kiểm tra định kì trên DCS và PC-PACK

16,224 22,133 26,7

Bảng 5 - 6. Bảng kết quả thử nghiệm ước lượng bằng PC-PACK-CES

Theo đánh giá của người sử dụng thì sai số của phương pháp ở mức chấp nhận được và là có thể sử dụng làm cơ sở để dự đoán chi phí phát triển phần mềm tại công ty Honda Vietnam. Vấn đề quan trọng nhất mà tác giả sẽ thực hiện để cải tiến và giảm % sai số là thu thập thêm dữ liệu dự án tiêu biểu, tối ưu hóa bộ trọng số các yếu tố chi phí bằng phương pháp mạng nơron.

KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

KẾT LUẬN

Qua luận văn này tác giả đã có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt những lý thuyết liên quan đến phương pháp lập luận dựa trên kinh nghiệm và trên cơ sở đó tác giả đã xây dựng một phần mềm áp dụng những gì đã nghiên cứu được. Phần mềm tuy còn nhiều hạn chế nhưng phần nào đã đáp ứng được nhu cầu công việc tại công ty của tác giả, được lãnh đạo và đồng nghiệp đánh giá cao.

Với những kiến thức đã tiếp thu được, tác giả đã tổng hợp lại dưới dạng tài liệu

thiết kế hệ thống và tài liệu kiến trúc của hệ thống “PC-PACK-CES” bằng công cụ

Visual Paradigm for UML 7.0 Enterprise Edition. Qua đó, tác giả cũng đã biết cách sử dụng một công cụ phân tích và thiết kế hiện đại, có thể áp dụng được cho những công việc trong tương lai.

Tác giả hi vọng rằng với những kết quả nghiên cứu này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho người quan tâm tới việc áp dụng phương pháp lập luận dựa trên kinh nghiệm vào công việc của họ.

HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Phương pháp lập luận dựa trên kinh nghiệm đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, ngày càng có nhiều tài liệu liên quan đến lĩnh vực được xuất bản và áp dụng để xây dựng các công cụ hỗ trợ người dùng.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đạt được, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện một số chức năng trong hệ thống PC-PACK-CES như:

- Nghiên cứu và áp dụng phương pháp mạng nơron nhân tạo để tối ưu bộ trọng số các yếu tố chi phí.

- Khảo sát và thu thập dữ liệu để xây dựng tập các luật sử dụng trong giai đoạn điều chỉnh kết quả ước lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] C.M.Vong (2002), “Case-Based Reasoning and Adaptation in Hdraulic production

machine disgn”, University of Macau.

[2] Evangelos Simoudis, James Miller (1990), “Validated retrieval in CBR”, Digital

Equipment Corpor.

[3] Heemsta (1992), “Software cost estimation”, Information and Software

Technology megazine.

[4] Janet L.Kolodner (1992), “An introduction to Case-based reasoning”, pp 3-34,

College of Computing, Atlanta, USA.

[5] Karen Lum, Micheal Bramble, Jairus Hihn (2003), “Handbook for Software Cost

Estimate”, Jet Propulsion Laboratory.tion Cambridge Research Lab.

[6] Pradipta Biswas (2006), “Introduction to Case Based Reasoning”, Indian Institute

of Technology Kharagpur, India.

[7] Sankar K.Pal, Simo C.K.Shiu (2004), “Foundation of Soft Case based reasoning”,

Wiley series on Intelligent Systems.

[8] Sarah Jane Delany, Padraig Cunningham (2000), “The Application of Case-Based

Reasoning to early software project cost estimation and risk assessment”, Trinity College Dublin.

[9] Wolfgang Wilke (1998), “The limits of CBR in software project estimation”,

Presented at 1998 German Workshop on Case-Based Reasoning.

[10] Đỗ Văn Chiểu, Phạm Ngọc Hùng, Nguyễn Việt Hà (2005), “Tối ưu trọng số cho

hàm tính độ tương tự giữa các ca lập luận trong Case-Based Reasoning”, Một số vấn

đề chọn lọc của Công nghệ thông tin, Hải Phòng 25 – 27 tháng 8 năm 2005.

[11] Nguyễn Việt Hà, Phạm Ngọc Hùng (2005), “Thu hẹp không gian tìm kiếm lời giải

trong các hệ lập luận dựa trên luật sử dụng phương pháp lập luận theo tình huống”,

Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà nội.

[12] Nguyễn Văn Vỵ (2008), Bài giảng môn quản lý dự án phần mềm, Đại học Công

Một phần của tài liệu Xây dựng công cụ ước lượng chi phí phát triển phần mềm dựa trên CBR và thử nghiệm ở Công ty Honda Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)