Đánh giá tình hình sử dụng vốn trong các DNCN Việt Nam

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 76)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3. Đánh giá tình hình sử dụng vốn trong các DNCN Việt Nam

Nam

Trước hết, cần có quan điểm toàn diện khi nhận định, đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của từng ngành. Theo quan điểm này, chúng tôi đã tiến hành xem xét trên một phạm vị rộng: nghiên cứu ở nhiều doanh nghiệp, xem xét cho nhiều loại vốn và các lĩnh vực kinh doanh....trên cơ sở đó so sánh, đối chứng để có ý kiến nhận định chính xác. Việc xem xét hoạt động kinh doanh trong quá khứ, hiện tại là cần thiết, song điều quan trọng là phải hướng vào tương lai bởi tương lai là mục tiêu, là kế hoạch, là chiến lược phát triển. Các giải pháp hoàn thiện phải có tầm chiến lược, hướng về tương lai, không nên chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt

Hiệu quả sử dụng vốn của các DNCN Việt Nam trong những năm gần đây như sau:

Bảng 2.18: Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam

Đơn vị: %

Doanh nghiệp

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Tỷ suất doanh lợi vốn Tỷ suất doanh lợi doanh thu Tỷ suất doanh lợi vốn Tỷ suất doanh lợi doanh thu Tỷ suất doanh lợi vốn Tỷ suất doanh lợi doanh thu DNCN Nhà nước 2,3 3,9 2,4 4,1 2,9 4,2 DNCN ngoài QD 4,3 1,1 3,3 0,9 3,2 1,2 DNCN có vốn ĐTNN 14,5 21,17 15,2 22,1 17,2 22,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Qua bảng số liệu trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong những năm qua rất thấp đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Có sự cách biệt rất lớn về hiệu quả sử dụng vốn giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như các DNCN có vốn đầu tư nước ngoài khi bỏ 1 đồng vốn sẽ có được 0,145 đồng lợi nhuận vào năm 2000 và 0,172 đồng trong năm 2002, thì các DNCN Nhà nước chỉ đạt 0,023 đồng lợi nhuận vào năm 2000 và 0,029 đồng trong năm 2002. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn các doanh nghiệp Nhà nước nhưng cũng thấp hơn rất nhiều so với DNCN có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn

của các DNCN Nhà nước thấp là do rất nhiều yếu tố trong đó:

- Kém hiệu quả vì thiếu cơ chế khuyến khích công bằng. Các doanh nghiệp Nhà nước đều hoạt động dưới khả năng của mình ở nhiều mức độ khác nhau. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp Nhà nước là 7,6%, thấp hơn rất nhiều so với mức 12% của các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán ở Trung Quốc và mức 24% của các doanh

nghiệp tương tự ở Ấn Độ. Các doanh nghiệp Nhà nước có tiềm năng tạo ra mức tỷ suất lợi nhuận cao nhưng bị cản trở vì nhiều lý do mà lý do chính là thiếu vắng một cơ chế khuyến khích công bằng. Do đó, dù nhiều ngành có những lợi thế tự nhiên lớn, có khả năng sinh lợi và tạo ra luồng tiền lớn, kết quả kinh doanh của công ty này còn tốt hơn nếu như có cơ chế khuyến khích hiệu quả. Nhưng cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp hiện nay (50% trích vào quỹ đầu tư phát triển, 10% vào quỹ dự phòng, 5% vào quỹ việc làm và 5% cho quỹ khen thưởng) thật khó có thể tạo ra động lực cho cán bộ quản lý phát huy được hết năng lực của mình. Bên cạnh đó, theo thông tư 18, nếu lợi nhuận của doanh nghiệp năm sau thấp hơn năm trước thì sẽ phải giảm một phần quỹ lương theo tỷ lệ tương ứng. Điều này đã không khuyến khích được lãnh đạo các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp linh động và cạnh tranh để tạo ra lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, vì nếu hiệu quả năm nay cao nhưng năm sau môi trường kinh doanh không thuận lợi, lợi nhuận giảm thì họ sẽ bị giảm quỹ lương. Ngoài ra, sự không rõ ràng trong những quy định vai trò và trách nhiệm về quyền sở hữu cũng là nhân tố gây ra sự kém hiệu quả của doanh nghiệp. Vấn đề quyền sở hữu không rõ ràng đã cản trở các TCty trong việc tạo ra sức mạnh tổng hợp cho các doanh nghiệp thành viên và khuôn khổ hành chính cồng kềnh, nhiều cấp bậc cũng góp phần làm chậm quá trình quyết định, cản trở nỗ lực của doanh nghiệp

- Máy móc thiết bị lạc hậu, mức tiêu hao vật chất trong tổng sản phẩm xã hội cao hơn nhiều so với các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.19 : Tỷ lệ tiêu hao vật chất trong giá thành (%)

Doanh nghiệp 1996 1999 2000 2001

Doanh nghiệp Nhà nước 59,6 59,3 60,8 60,0

Trong đó: - DNCN Nhà nước 61,2 66,5 66,3 66,2

Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 294 - Tháng 11/2002

- Các doanh nghiệp Nhà nước chưa có một chiến lược tạo vốn hiệu quả phục vụ cho chiến lược phát triển kinh doanh, chưa linh hoạt và chủ động. Tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước từ thời bao cấp vẫn tồn tại và gần đây đang có biểu hiện muốn được Nhà nước bao cấp trở lại.

- Một số lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, thiếu kỹ năng của nhà quản lý doanh nghiệp, lúng túng khi triển khai, các chủ trương đổi mới quản lý doanh nghiệp của Nhà nước.

- Một số doanh nghiệp lựa chọn phương án đầu tư theo phong trào, không tính đến hiệu quả và đầu ra của sản phẩm đã dẫn đến tình trạng sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc không sử dụng hết công suất nhà máy đã gây lãng phí nghiêm trọng vốn đầu tư.

Như vậy, sự phát triển của các DNCN Nhà nước không tương xứng với tiềm năng. Xét trên tổng thể, các DNCN Nhà nước trong các tổng công ty thực chất không thiếu vốn như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà là sử dụng vốn và cơ chế cho vay vốn của ngân hàng chưa hữu hiệu. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn bình quân của các DNCN Nhà nước khu vực Tổng công ty 90 và 91 vào khoảng 1,2 trong khi thông lệ quốc tế là 1,5 đến 2,2. Các DNCN Nhà nước trong khi có điều kiện về tài sản, thị phần sẵn có, mặt hàng, tín dụng và các hỗ trợ thuận lợi hơn nhiều so với các khu vực kinh tế khác nhưng nhịp độ tăng trưởng không tương xứng và có tỷ trọng giảm dần. Các doanh nghiệp dường như chỉ có trách nhiệm chủ yếu là ổn định sản xuất kinh doanh chứ không thực sự chịu sức ép gay gắt phải tăng trưởng và phát triển. Cấu trúc các ngành công nghiệp hiện nay cùng với các Tổng công ty nắm từ 50 - 90% thị phần và được bảo hộ của Nhà nước nhưng vẫn không giúp tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt, lành mạnh và bình đẳng

Đối với các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh, theo sự đánh

và nhỏ (mà chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) cho thấy: có rất nhiều trở ngại đang cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp này:

- Trình độ công nghệ sản xuất thấp, lạc hậu. Theo kết quả điều tra của 36 doanh nghiệp ngaòi quốc doanh ở Hà nội và 50 doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy yếu tố công nghệ gây nên sức ép lớn nhất đối với sự tăng trưởng của các DN. Với khả năng vốn như đã trình bày ở Mục 2.2.2.2, các DNCN ngoài quốc doanh chỉ có thể sử dụng được loại công nghệ đơn giản và trung bình. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có loại công nghệ tiên tiến, hiện đại không nhiều, thường là có sự liên doanh với nước ngoài. Khá đông số doanh nghiệp vẫn còn sử dụng công cụ thủ công. Phần lớn các doanh nghiệp này có trang bị máy móc đã hết thời hạn khấu hao, có bổ sung thay thế cũng chỉ là đơn lẻ từng bộ phận một cách chắp vá, thiếu đồng bộ. Do vậy, ngay cả những máy chuyên dùng đắt tiền nhập và mua về cũng không phát huy được hết tác dụng. Đa số các doanh nghiệp đều thừa nhận tình trạng công nghệ lạc hậu, thô sơ của mình và đều mong muốn cải thiện tình hình này càng sớm càng tốt.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ bé, bấp bênh. Khi sản xuất ra được sản phẩm, các chủ doanh nghiệp lại có mối lo lớn là làm thế nào tiêu thụ sản phẩm cuả mình trên thị trường, nơi có không ít sản phẩm cùng loại ngoại nhập, chất lượng khá hơn nhưng giá lại rẻ hơn. Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được giải thích bởi lý do sau: chất lượng sản phẩm thấp, hình dáng mẫu mã kém hấp dẫn; giá thành sản phẩm còn cao; khả năng tiếp thị yếu; hàng nhập lậu trốn thuế cạnh tranh, thiếu sự kiểm soát và bảo hộ của Nhà nước đối với sản xuất trong nước; luật pháp điều tiết thị trường chưa đồng bộ....

- Thiếu mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng yếu. Đây cũng là yếu tố quan trọng hạn chế khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khá nhiều doanh nghiệp nhỏ sử dụng diện tích vài trăm mét vuông kèm theo đó là thiếu điện đang trở lên trầm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới những quyết định đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong những năm gần đây, thông qua các hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài, ngành công nghiệp nước ta đã đạt được mục tiêu thu hút vốn và kỹ thuật của nhiều nước để phát triển, cung cấp nhiều hàng hóa tiêu dùng cho xã hội. Giá trị sản lượng của các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 23,8% trong tổng số giá trị ngành công nghiệp của cả nước. Một số ngành quan trọng có năng lực sản xuất tăng nhanh như ngành thép, lắp ráp xe máy, điện tử, công nghiệp hàng tiêu dùng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn thể hiện sức mạnh trên thị trường. Với những ưu thế về mặt kỹ thuật, công nghệ, khả năng dồi dào về vốn, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong nền kinh tế thị trường và lĩnh hội các bí quyết kinh doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường có quy mô lớn, khả năng quản lý và điều hành tốt hơn các doanh nghiệp trong nước nên đạt hiệu quả cao hơn. Sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đẩy các doanh nghiệp trong nước vào một tình thế cạnh tranh mới mạnh mẽ hơn và quyết liệt hơn. Đây cũng là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh trong nước và là đòn bẩy vô hình buộc các trong doanh nghiệp trong nước phải tăng cường đầu tư đổi mới quy trình công nghệ, cải tiến quản lý, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh.

Để xem xét cụ thể về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp, chúng ta chọn 2 doanh nghiệp cùng một loại hình sản xuất kinh doanh, đó là Công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam và công ty bia Hà nội. Có thể rút ra một số nhận xét qua nghiên cứu các số liệu năm 2000 như sau:

- Vốn đầu tư của công ty liên doanh nhà máy bia tính bình quân cho một lao động là 1.174,86 triệu đồng, lớn hơn 4 lần so với công ty bia Hà Nội

- Thu nhập bình quân 1 lao động của liên doanh nhà máy bia Việt Nam là 3,3 triệu đồng/tháng cao hơn 3,6 lần thu nhập bình quân tháng của Công ty bia Hà Nội.

- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu và tỷ suất lợi nhuận vốn của Công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam là 17,45% và 25,71% cao hơn Công ty bia Hà nội (7,62% và 11,68% ). Tỷ suất lợi nhuận vốn tự có của công ty bia Hà nội là 17,48% thấp hơn Công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam (21,9%). Điều này chứng tỏ Liên doanh nhà máy bia Việt Nam đã sử dụng tốt vốn vay. Tỷ trọng vốn vay của công ty bia Hà nội chỉ có 44% trong khi đó tỷ lệ vốn vay ở công ty liên doanh nhà máy bia là 67%

Các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từng bước vươn lên làm ăn có hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao cho xã hội, vừa từng bước thực hiện thay thế nhập khẩu, vừa tích cực tham gia xuất khẩu. Đến nay, các DNCN có vốn đầu tư nước ngoài đã mở rộng hoạt động trong hầu khắp các lĩnh vực của nền công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong công tác thu hút vốn FDI và quản lý các doanh nghiệp có vốn FDI còn nhiều bất cập. Đó là:

* Sự yếu kém về cơ cấu: Việc định hướng đầu tư, lĩnh vực cần thu hút đầu tư và lựa chọn đối tác đầu tư còn yếu kém. Nhiều ngành công nghiệp được cấp giấy phép đầu tư quá nhiều dẫn tới năng lực sản xuất vượt quá nhu cầu, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được gây ứ đọng vốn, hoặc tiêu thụ với giá thấp, hiệu quả kinh tế kém, thậm chí có ngành càng sản xuất càng lỗ.

* Trình độ quản lý và nhiều khi tư cách đạo đức của cán bộ Việt Nam trong các liên doanh còn yếu kém nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của Chính phủ và người lao động Việt Nam. Chính sự non kém này đã gây ra tình trạng lãi giả, lỗ giả trong các doanh nghiệp liên doanh. Các nhà đầu tư nước ngoài thường nâng giá đầu vào, hạ giá đầu ra khi xuất khẩu nhất là khi mua bán với công ty mẹ, công ty nước ngoài nhằm chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, đẩy các khoản lỗ sang phía đối tác Việt Nam. Họ còn tăng chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí quản lý.. từ đó tăng tỷ trọng vốn góp trong công ty nhằm giảm vị thế của phía Việt Nam. Trong một số liên doanh còn thua lỗ kéo dài, vai trò của các đối tác Việt Nam còn quá yếu, phải làm theo ý đồ của nước ngoài ...hậu quả là chi phí sản xuất rất cao và sản phẩm không tiêu thụ được

* Công tác quản lý cuả Nhà nước đối với các DNCN có vốn đầu tư nước ngoài còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, hay thay đổi nhất là về mặt tài chính và thuế. Luật đầu tư nước ngoài vẫn chưa minh bạch khiến cho nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, chờ Chính phủ đưa ra các chính sách ưu đãi hơn thì mới tiến hành đầu tư hoặc mở rộng sản xuất

So sánh hiệu quả sử dụng vốn trong các DNCN với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường (xem bảng 2.20), chúng ta nhận thấy: tỷ suất lợi nhuận vốn của DNCN cao hơn DN nông nghiệp, DN thủy sản nhưng thấp hơn rất nhiều so với DN thương mại. Trong doanh nghiệp thương mại, một đồng vốn tạo ra 0,123 đồng lợi nhuận vào năm 2000 và tạo ra 0,169 đồng năm 2002 trong khi đó các DNCN chỉ tạo ra 0,07 đồng lợi nhuận. Đây là yếu tố tác động rất lớn đến việc huy động vốn của các DNCN

Bảng 2.20: Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp

Doanh nghiệp

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Tỷ suất doanh lợi vốn (%) D.thu/ Vốn Tỷ suất doanh lợi vốn (%) D.thu/ Vốn Tỷ suất doanh lợi vốn (%) D.thu/ Vốn DN công nghiệp 7,0 1,1 6,9 1,3 7,8 1,6 DN Thương mại 12,3 1,4 11,5 1,7 16,9 2,1 DN nông nghiệp 0,9 0,3 -0,3 0,26 2,4 0,3 DN thủy sản 6,7 1,03 5,4 0,9 6,6 0,78 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Các doanh nghiệp thương mại có lợi nhuận thu về rất cao mà thời gian thu hồi vốn lại nhanh, ít rủi ro mạo hiểm hơn so với đầu tư vào sản xuất công

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)