a. Vị trí: KTNN Liên bang là cơ quan tối cao của Liên bang, với tư cách một cơ quan kiểm tra tài chính độc lập chỉ tuân thủ pháp luật Trong khuôn khổ
3.2. Giải pháp cụ thể hoàn thiện mô hình tổ chức KTNN Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu về mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng của KTNN như đã đề cập ở các phần trước, đề xuất về mô hình tổ chức KTNN và mối quan hệ chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ phận phải phát huy được những ưu điểm của mô hình tổ chức KTNN hiện nay. Đồng thời khắc phục được những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động đã bộc lộ ra, đồng thời phải đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ và mục tiêu ưu tiên trong thời gian hoạt động sắp tới. Do vậy mô hình tổ chức mới phải tuân theo một số quan điểm sau:
a. Không có sự trùng hợp về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi các bộ phận cùng thực hiện chức năng hoặc giữa các bộ phận có chức năng khác nhau. Đảm bảo mục tiêu các báo cáo kiểm toán phải đạt chất lượng cao theo một quy trình kiểm soát chất lượng tiêu chuẩn, đồng thời tiết kiệm về thời gian, nhân lực đối với việc phát hành báo cáo kiểm toán.
b. Phân cấp tối đa quyền hạn và trách nhiệm trong việc kiểm soát và phát hành báo cáo kiểm toán cho cấp dưới, đảm bảo sự độc lập trong các kết luận và kiến nghị của các KTV, kiểm toán chuyên ngành và kiểm toán khu vực; phát huy sự sáng tạo và chủ động trong công tác xây dựng, thực hiện kiểm
toán, phát hành báo cáo, kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán đối với cấp quản lý thấp nhất – cấp phòng và các kiểm toán chuyên ngành, kiểm toán khu vực.
c. Triển khai đầy đủ cả 3 loại hình kiểm toán trong chương trình kiểm toán hàng năm là kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ và KTHĐ để thực hiện đầy đủ chức năng của KTNN là xác nhận tính trung thực hợp pháp của các tài liệu, số liệu trên BCTC đồng thời đánh giá tiết kiệm hiệu quả và hiệu lực đối với việc sử dụng tiền và tài sản nhà nước đối với tất cả các đơn vị có sử dụng công quỹ của Nhà nước. Bước đầu triển khai thí điểm loại hình kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước và các đơn vị kinh tế nhà nước.
d. Tập trung hoạt động cho mục tiêu hàng đầu của KTNN là kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN để trình Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán NSNN. Thẩm định, cho ý kiến để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán NSNN, quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án và công trình quan trọng quốc gia, bước đầu thẩm định và cho ý kiến để hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định dự toán v phân bổ ngân sách địa phương.
e. Phân cấp mạnh hơn cho KTNN các khu vực, coi đó là các bộ phận của KTNN thực hiện tương đối đầy đủ các quy trình của KTNN và độc lập tương đối về mặt xây dựng kế hoạch, kiểm soát chất lượng và phát hành báo cáo kiểm toán.
KẾT LUẬN
Bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào cũng cần phải có một cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ và năng động, dễ điều khiển phù hợp với mục tiêu đề ra của tổ chức đó. Vấn đề cơ bản của tổ chức KTNN là việc phân công, phân cấp hợp lý đảm bảo được nguyên tắc tập trung dân chủ, và phát huy được sự quản lý tập trung thống nhất vừa có sự sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động; đảm bảo sự hài hoà giữa các loại lợi ích- động lực để tổ chức phát triển; đảm bảo sự cân đối và tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp quản lý, của mỗi con người trong tổ chức KTNN.
Vấn đề con người là yếu tố quyết định trong mọi tổ chức, cần phải coi trọng công tác đào tạo và giáo dục con người. Đặc biệt KTNN là cơ quan chuyên môn đòi hỏi mỗi người phải có trình độ chuyên môn sâu phù hợp với nhiệm vụ được giao: Đảm bảo hài hoà về lợi ích về lợi ích và cân đối về quyền hạn với trách nhiệm thì công việc đầu tiên là phải tiêu chuẩn hoá được các chức danh, sắp xếp hợp lý công tác cán bộ và cuối cùng là phải đánh giá chung cán bộ, có như vậy mới tạo được động lực để mỗi người phát huy hết năng lực, sở trường của mình hoàn thiện nhiệm vụ được giao với kết quả cao.
KTNN là cơ quan chuyên môn, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, muốn vậy thì trước hết KTNN phải làm theo các quy định của pháp luật.Cần ban hành các quy trình, quy định, chuẩn mực, hướng dẫn để chuẩn hoá mọi hoạt động, hành vi của KTV một cách khoa học và đúng luật đảm bảo báo cáo kiểm toán đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ là một công cụ mạnh trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát nền tài chính quốc gia.
MỤC LỤC