Web 1.0 Web 2.0
Xuất bản nội dung Xuất bản nội dung và cung cấp các dịch vụ
Thông tin tập trung một nơi Thông tin phân tán ở nhiều nơi
Dành cho cá nhân Dành cho xã hội, tập trung được trí tuệ của nhiều người.
Hướng tuyên truyền Hướng dịch vụ
Hình 2.1: Sự khác nhau giữa Web 1.0 với Web 2.0
Sau khi ra đời, Web 2.0 đã có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Theo thống kê thì tại thời điểm năm 1996, có khoảng 250.000 trang web trên mạng Internet và hoạt động chủ yếu là xuất bản thông tin nhắm quảng bá thương hiệu và cập nhật tin tức, số người sử dụng trang web vào khoảng 45 triệu người, chủ yếu là khai thác thông tin, mức độ tương tác của người sử dụng với các trang web là ít. Nhưng đến năm 2006, 2 năm sau khi web 2.0 ra đời, thì số lượng trang web trên internet là khoảng 80 triệu, số người sử dụng là
trên 1 tỉ. Với các web 2.0 thì mức độ tương tác của người sử dụng với các trang web tăng lên rất nhiều [10].
Nền tảng công nghệ của Web 2.0: Việc xây dựng Web 2.0 được dựa trên nhiều công nghệ mới như (RSS, SOA, AJAX,…), nhằm làm cho các ứng dụng Web trở lên nhanh
hơn, mạnh hơn, linh hoạt hơn và dễ sử dụng hơn. Nhưng nhìn chung các công nghệ đó đều tập hợp về các khía cạnh: phần mềm máy chủ, cơ chế cung cấp nội dung, giao thức truyền thông, trình duyệt và ứng dụng
Tuy có một số ngoại lệ nhưng thế giới Web 1.0 chủ yếu gồm các website “đóng” của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng hiệu quả hơn. Nó là phương tiện phát tin hơn
là phương tiện chia sẻ thông tin. Chỉ đến gần đây, với sự xuất hiện của nhiều kỹ thuật mới như blog (hay weblog), wiki… web mới trở nên có tính cộng đồng (và cộng tác) hơn và trở nên gần hơn với sự kỳ vọng và khả năng thực sự của nó.
Ban đầu, Web 2.0 được chú trọng tới yếu tố công nghệ, nhấn mạnh tới vai trò nền tảng ứng dụng. Nhưng đến hội thảo Web 2.0 lần 2 tổ chức vào tháng 10/2005, Web 2.0 được nhấn mạnh đến tính chất sâu xa hơn – yếu tố cộng đồng.