Trong việc phát triển phần mềm thì mẫu kiến trúc phân tầng―Layered Architec- ture‖ là một mô hình kiến trúc cơ bản cho chúng ta thiết kế ra một phần mềm có tính mềm dẻo và có tiến hóa cao hơn. Trong phát triển phần mềm kiến trúc phân tầng thƣờng đƣợc áp dụng với kiến trúc 3 tầng ―3 layer‖. Đó là một mô hình chuẩn khi phát triển một phần mềm ngày nay. Nó bao gồm các tầng: Tầng giao diện (GUI Layer), tầng nghiệp vụ (Layer Business Logic) và tầng truy cập dữ liệu (Layer Data Access).
Cơ sở dữ liệu Tầng trình diễn
Tầng xử lý nghiệp vụ
Tầng truy cập dữ liệu
Hình 2.4: Kiến trúc phân tầng
Tầng giao diện(GUI Presentation Layer): Tầng trình bày giao diện tạo lên giao diện cho ngƣời dùng, nó sẽ là nơi trình bày dữ liệu tiếp nhận và kết xuất ra kết quả của chƣơng trình cho ngƣời dùng và có nhiệm vụ xử lý, kiểm tra các dữ liệu nhập vào. Tại tầng này tiếp nhận các sự kiện của ngƣời dùng, kiểm tra dữ liệu, gửi yêu cầu xử lý xuống tầng kế tiếp là tầng nghiệp vụ.
Tầng xử lý nghiệp vụ (Business Logic Layer): Đây là tầng xử lý chính các dữ liệu trƣớc khi đƣợc đƣa lên hiển thị trên màn hình hoặc xử lý các dữ liệu trƣớc khi lƣu dữ liệu xuống cơ sở dữ liệu. Đây là nơi đê kiểm tra và thực thi các yêu cầu nghiệp vụ, tính toán các yêu cầu nghiệp vụ.Tại đây tất cả các logic nghiệp vụ đƣợc thực hiện. Tại tầng này nó sẽ nhào nặn dữ liệu cho phù hợp trƣớc khi lƣu xuống hoặc hiển thị lên chƣơng trình.
Tầng truy xuất dữ liệu (Data Access Layer): Tầng truy xuất dữ liệu này sẽ lo nhiệm vụ là đọc cơ sở dữ liệu lên, cập nhật cơ sở dữ liệu. Tầng này làm nhiệm vụ là thao tác trao đổi hệ thống với cơ sở dữ liệu.