Thực trạng về Tín dụng thuê mua.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về huy động vốn của các doanh nghiệp (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.2.3. Thực trạng về Tín dụng thuê mua.

điểm bởi quyết định số 14/QĐ-NH5 từ ngày 17-5-1995. Đến ngày 9-10-1995 chính phủ ban hành nghị định 64/CP "Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC ở Việt Nam". Ngày 9-2-1996, Thống đốc NHNNVN có thông tư 03/TT-NH5 hướng dẫn thực hiện quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của công ty CTTC. Ngày 02-5-2001, Chính phủ ban hành nghị định 16/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của công ty CTTC. Công ty cho thuê tài chính đầu tiên ở VN là công ty CTTC quốc tế VN VILC (Vietnam International Leasing Company) được thành lập ngày 28-10-1996 theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC với số vốn điều lệ là 5 triệu USD. Đến nay ở VN có 9 công ty CTTC, tất cả đều thuộc ngân hàng. Đến cuối năm 1999, tổng số vốn điều lệ của 8 công ty (lúc đó công ty CTTC của ngân hàng Đầu tư chưa tách ra làm 2 công ty) là 494 tỉ VND, năm 2003 đã tăng lên 785,6 tỉ VND (vốn điều lệ của công ty thuộc tổ chức tín dụng là 50 tỷ VND). Đó là các công ty;

1. Công ty CTTC ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 1 2. Công ty CTTC ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 2 3. Công ty CTTC ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 1

4. Công ty CTTC ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 2 5. Công ty CTTC ngân hàng Công thương Việt Nam (1998). 6. Công ty CTTC ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (1998). 7. Công ty CTTC Quốc tế Việt Nam VILC.

8. Công ty CTTC ANZ V-TRAC. 9. Công ty CTTC Kexim Việt Nam.

Trong đó 6 công ty đầu tiên là các công ty trực thuộc tổ chức tín dụng, 100% vốn trong nước. Công ty thứ 7 là công ty liên doanh (giữa 5 bên : ngân hàng công thươnng Việt Nam, công ty tài chính KDB (Hàn Quốc), ngân hàng

AoZora (Nhật bản), công ty tài chính IFC thuộc ngân hàng thế giới, ngân hàng Natexi banques populairé (Pháp). 2 công ty thứ 8 và 9 là 2 công ty CTTC 100% vốn nước ngoài.

Khách hàng của công ty CTTC nước ngoài là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, con khách hàng của công CTTC trong nước là các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiêm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Tỉ lệ vốn đầu tư vào doanh nghiệp quốc doanh chiếm khoảng 74% tổng Dư nợ. Đến tháng 9/2004 tổng dư nợ CTTC đã đạt 5.872.400 triệu VNĐ tăng 36% so với năm 2003.

Theo đánh giá của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Trần Minh Tuấn thì từ khi ra đời đến nay, các công ty CTTC đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô và mạng lưới hoạt động. Cụ thể: đã thực hiện được nhiều nghiệp vụ cho thuê khác nhau, đa dạng hoá các tài sản cho thuê, phương thức cho thuê và đối tượng khách hàng. Trong 8 năm, các công ty CTTC đã từng bước phát huy được vai trò quan trọng là hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật. Không chỉ có thế, tỷ lệ dư nợ quá hạn của các công ty CTTC thấp hơn nhiều so với các ngân hàng, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Dư nợ CTTC gia tăng mạnh trong khoảng thời gian 1999-2004. Tỷ trọng dư nợ CTTC trong tổng tài sản chiếm đa số và tăng liên tục từ 65% năm 1999 lên 91% năm 2004. Do đó, vị trí các công ty CTTC ngày càng quan trọng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về huy động vốn của các doanh nghiệp (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w