MÁY GIA CÔNG CƠ KHÍ TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY TNHH HODAN VIỆT NAM
3.4.1.Những thành công đạt được trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy gia công cơ khí của công ty TNHH HODAN Việt Nam
- Liên tục trong nhiều năm liền, ngay cả trong những năm khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới, hàng nghìn công ty nhỏ và vừa lâm vào tình trạng phá sản, thì doanh thu của công ty vẫn luôn đạt con số trên 15.000 triệu đồng, và lợi nhuận đạt được cũng là những con số ấn tượng. Trong tình hình khó khăn của nền kinh tế như vậy, công ty TNHH HODAN VIỆT NAM vẫn luôn đạt được giá trị tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đảm bảo ở mức dương. Đây thực sự là một điều đáng mừng cho công ty.
- Công ty vẫn duy trì ổn định kim ngạch nhập khẩu tăng qua các năm ở trị trường Nhật Bản. Cơ cấu mặt hàng không bị thay đổi nhiều và sụt giảm. Công ty đã có những mặt hàng được coi là thế mạnh của mình trong 3 năm vừa qua và khai thác rất tốt, đem lại khoản thu lớn cho công ty, điển hình có thể kể đến máy gia công cơ khí.
- Trong tình hình nền kinh tế khó khăn chung, nhiều công ty phá sản hoặc sa thải nhân viên, thậm chí phải thanh lý tài sản cố định để trả nợ hoặc huy động vốn. Nhưng đối với công ty TNHH HODAN VIỆT NAM, không chỉ vẫn duy trì được lực lượng nhân viên có trình độ mà còn duy trì được mức lương thưởng ổn định cho nhân viên, đảm bảo đời sống cho anh chị em nhân viên trong công ty.
- Trong quá trình kinh doanh, công ty đã tỏ ra năng động, sáng tạo, nắm bắt được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường và đáp ứng được các nhu cầu tiêu chuẩn cao về hàng hoá. Trong mối quan hệ với nước ngoài, công ty đã tìm kiếm và củng cố được các mối quan hệ với các nhà cung ứng, tăng khả năng lựa chọn thị trường và đối tác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
- Doanh thu của công ty đã tăng đều qua các năm tuy nhiên mức tăng này còn thấp so với các công ty trong cùng ngành, nhưng nó đã thể hiện được sự nỗ lực của các cán bộ và công nhân viên trong toàn công ty.
- Trong những năm qua tình hình kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhưng công ty luôn đảm bảo và đáp ứng kịp thời các sản phẩm chủ đạo của mình cho thị trường. Với mối quan hệ tốt với các đối tác nước ngoài nên việc nhập hàng luôn được diễn ra suôn sẻ trong thời gian ngắn và chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo. Hiện nay công ty đã xây dựng được mối quan hệ và tạo dựng được uy tín với các bạn hàng truyền thống, với các đối tác nước ngoài. Nhờ đó mà vị thế của công ty cũng được nâng lên một tầm cao mới.
- Về công tác tổ chức: Mô hình tổ chức của công ty khá đơn giản, gọn nhẹ và phù hợp thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty hầu hết hết là những người trẻ tuổi, có nhiệt huyết và đam mê trong công việc.
3.4.2.Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy gia công cơ khí
3.4.2.1.Những tồn tại và hạn chế
- Thứ nhất, hiệu quả sử dụng chi phí nhập khẩu máy gia công cơ khí còn chưa cao. Điều này có thể thấy rõ qua những phân tích ở bảng 3.5: Tốc độ tăng của chi phí còn nhanh hơn cả tốc độ tăng của doanh thu (12,89% và 5,67% chỉ trong vòng 3 năm từ năm 2010 – 2012), dẫn đến lợi nhuận của công ty liên tục giảm. Đó là nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí của công ty giảm. Bên cạnh đó thì công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và tiết kiệm chi phí nhập khẩu…
- Thứ hai, thời gian quay vòng vốn của công ty vẫn còn rất chậm và liên tục tăng. Như đã phân tích ở bảng 3.6 thì thời gian quay vòng vốn của công ty thời điểm năm 2010 vào khoảng 199 ngày/năm, tới năm 2012 đã tăng lên 272 ngày/năm. Dẫu biết rằng máy gia công cơ khí là loại mặt hàng có thời gian quay vòng vốn khá chậm và lâu nhưng nhìn vào hai con số ở mức rất cao như vậy thì thực sự đó là một vấn đề nan giải mà công ty đang gặp phải. Điều đó còn chứng tỏ công ty đang quản lý và sử dụng vốn không hiệu quả.
- Thứ ba, công ty đang thiếu nguồn nhân lực có chất lượng dẫn tới hiệu quả sử dụng lao động chưa cao: Theo phân tích ở bảng 3.7 ta thấy hiệu quả sử dụng lao động vẫn đang là vấn đề cấp thiết đối với ban lãnh đạo công ty. Mặc dù số lượng lao động đã tăng lên gấp đôi (từ 30 – 60 người) chỉ trong vòng 3 năm từ năm 2010 – 2012 nhưng năng suất lao động bình quân lại giảm đi từ 504,11 triệu VNĐ/người năm 2010 xuống còn 463,64 triệu VNĐ năm 2012, đây là sự sụt giảm khá nhiều. Bên cạnh đó, việc thực hiện các hợp đồng kéo dài dẫn tới chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận giảm sút làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. - Thứ tư, công ty cũng gặp khó khăn trong công tác thanh toán: sự biến động liên tục
của tỷ giá hối đoái theo những chiều hướng bất lợi cho công ty làm cho chi phí nhập khẩu của công ty tăng rất nhiều. Ngoài ra công ty còn đang gặp nhiều trường hợp đó là khi ký hợp đồng và nhập khẩu hàng hóa về, có nhiều khách hàng trong nước đến thời hạn thanh toán, hoặc họ chưa có điều kiện thanh toán, vì thế công ty phải đứng ra vay tiền ngân hàng để thanh toán cho các hợp đồng nước ngoài. Điều đó dẫn đến chi phí bỏ ra tăng lên mà việc thanh toán của các công ty trong nước thì không đảm bảo. Bên cạnh đó những khó khăn trong công tác làm thủ tục hải quan trong nước đôi khi còn rườm rà làm tốn nhiều chi phí, mất thời gian và cơ hội kinh doanh cho công ty.