ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TẠ VỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại nhà hàng Hương Việt (Trang 25 - 29)

1.1 Dự báo tình hình phát triển du lịch trên thế giới.

Du lịch trên thế giới đang phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu với nhiều loại hình du lịch mới,lạ. Theo các nghiên cứu có 43 triệu khách du lịch Mỹ quan

tâm tới trạng thái môi trường xung quanh. Khách du lịch được mời tham quan những động vật sinh sống trong thiên nhiên hoang dã, nghỉ ngơi trong những căn nhà gỗ, làm sao để ít gây tác hại đối với thiên nhiên. Các hãng cho thuê xe đã sắm những chiếc xe ôtô chạy bằng nhiên liệu sinh học. Ngoài ra hiện nay ở Châu Âu người ta cấm dùng loại xe sử dụng hệ thống thải khí đời cũ.

Đối với khách du lịch ngày càng phổ biến hình thức nghỉ ngơi trong những biệt thự riêng, hoặc các khách sạn nhiều sao cỡ lớn. Đối với những du khách khá giả, các chuyến bay thương mại đang trở thành ngày quá khứ, bởi họ quan tâm tới tiện nghi riêng hơn là giá cả chuyến bay. Các chuyên gia về du lịch cho rằng việc đi nghỉ chung của các lứa tuổi khác nhau trong một gia đình đang ngày càng trở nên phổ biến. Những khách du lịch giàu có thích thuê những chiếc thuyền buồm sang trọng. Hơn nữa, bất kỳ lúc nào du khách cũng có thể thay đổi lộ trình theo ý muốn của mình, và điều này khiến tất cả mọi người thích thú.

Đã có những thông tin đến tận các khách sạn ở Châu Âu và Châu Mỹ rằng khách du lịch hoàn toàn không phải bao giờ cũng thích thú sự có mặt của những người lạ bên cạnh (kể cả con cái mình), và họ thuê những khách sạn và nhà hàng "chỉ dành cho người lớn".

Những chuyến du lịch mang theo bảo mẫu, gia sư, thầy dạy yoga, nhân viên xoa bóp và đầu bếp không còn là chuyện riêng của các nhân vật nổi tiếng. Ngày càng hiếm các gia đình đi nghỉ mà thiếu cô bảo mẫu. Lại có những người luôn luôn thích sự có mặt bên cạnh của thư ký riêng.

1.2 Tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau. Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của

tại Việt Nam bao gồm: Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tính đến hết năm 2010 Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Cù lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang.

Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia trong đó có các vườn quốc gia nổi tiếng như: Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Phong Nha-Kẻ Bàng, Yok Đôn, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng. Việt Nam có 400 nguồn suối nước nóng từ 40-150 độ. Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như: Suối nước nóng Kim Bôi - Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu. Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang. Việt Nam hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch. Với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Ngành du lịch và các địa phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ở Mai Châu...

Với tiềm năng lớn, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.

1.3 Dự báo phát triển ngành du lịch Việt Nam trong những năm tới.

Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) cho thấy, bài học rút ra từ những thành công và hạn chế, bất cập thời gian qua cần xác định bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là: thứ nhất, phải lấy hiệu quả về kinh

tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; thứ hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tư, cần phân cấp mạnh về quản lý và phi tập trung về không gian là phương châm.

Điểm đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới là tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại, khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp. Định hướng cơ bản đối với các lĩnh vực trọng yếu là:

Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia, phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán, ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm. Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia), Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina), mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.

Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Cơ

trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”

Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội, tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo yêu cầu công việc.

Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch. Các chương trình ưu tiên cần tập trung đầu tư: Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch, chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch, chương trình xúc tiến quảng bá du lịch, đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển. Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.

Là một nước có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát triển hoạt động du lịch, là nước nằm trong khu vực Đông nam á, một khu vực có nền kinh tế năng động và phát triển tương đối mạnh, nằm trên nhiều trục giao lưu quốc tế khác nhau rất thuận lợi. Với tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, nó đang từng bước được tôn tạo và bảo vệ, khai thác có hiệu quả. Sự phát triển du lịch Việt Nam góp phần thúc đẩy sự giao lưu kinh tế xã hội và giao lưu văn hoá làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại nhà hàng Hương Việt (Trang 25 - 29)