*)Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường đồng thời là phương pháp cú hiệu quả tạo ra nhu cầu mới, để nghiên
cứu thực hiện chiến lược sản phẩm một cách tốt nhất, sản phẩm có vị trớ trên thị trường cần quan tâm đến từng yếu tố nhỏ cấu thành nên sản phẩm:- Nhãn hiệu cho sản phẩm: đó là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ sự phối hợp của chúng có công dụng để xác nhận hàng hoá hay dịch vụ và phân biệt chúng vớii các đối thủ cạnh tranh.
Thời gian gần đây chất lượng khoa học kỹ thuật biến thành một trong những công cụ đắc lực trong cạnh tranh. Chất lượng tốt có thể trở thành một thương hiệu uy tín cho người tiêu dùng, còn đối với người sản xuất nó là phương tiện kích thích tiêu thụ hàng hoá thêm. (Kiều Đỡnh Thộp, 2004).
- Thiết kế sản phẩm mới: do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ và tình hình cạnh tranh, công ty không chỉ dựa vào những sản phẩm có sẵn ngay hiện nay. Người tiêu dùng muốn chờ đợi những sản phẩm mới và hoàn hảo. Các đối thủ cạnh tranh cũng nỗ lực tối đa để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm mới đó. Vì thế mỗi doanh nghiệp đều phải có chương trình thiết kế sản phẩm mới của mình.
*) Công cụ cạnh tranh chủ yếu
+ Chất lượng
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất định về kinh tế, kỹ thuật, chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt hoạt động, có tính chất lý hóa, với mỗi loại sản phẩm khác nhau thì chỉ tiêu chất lượng là khác nhau, tuy nhiên vấn đề chính là chất lượng sản phẩm cũng loại với các doanh nghiệp khác phải luôn giữ vững và nâng cao hơn. Nếu hai hàng hoỏ cú cựng công cụ như nhau, giá cả bằng nhau, người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng hoá nào có chất lượng cao hơn, do đó, chất lượng hàng hoá là dụng cụ, là vũ khí tấn công đầu tiên đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tăng khả năng cạnh tranh, thể hiện trên nhiều góc độ:
- Nếu chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, tăng uy tín của sản phẩm, mở rộng thị trường.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Giá cả.
Bên cạnh chất lượng sản phẩm bao giờ cũng là giá bán. Giá cả biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán trong quan hệ cung cấp và yếu tố cạnh tranh. Mỗi một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, giá cả của chúng cũng khác nhau, mỗi mức giá đưa ra phải căn cứ vào tính hình cung cầu trên thị trường, mức giá quy định của Nhà nước. Giá cả ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm bán ra, sự đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm, về vị trí của doanh nghiệp, nó quyết định đến việc mua sản phẩm hàng hoá của khách hàng và là phương thức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.Giá cả bao giờ cũng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định việc lựa chọn của người mua, giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua chính sách định giá mà doanh nghiệp áp dụng với thị trường.
+ Phương thức phục vụ, bán hàng và thanh toán
Đây là phương tiện khó quan trọng của cạnh tranh, đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp chưa tạo được sự độc đáo của sản phẩm, trong điều kiện giá cả và chất lượng ngang ngửa trong cạnh tranh, ai nắm được vũ khí này sẽ thắng trong cạnh tranh, bởi vỡ cụng cụ này sẽ tạo sự tiện lợi cho khỏch hàng. Phương thức phục vụ và thanh toán được thể hiện ở 3 giai đoạn của quá trình bán hàng: Trước khi bán hàng, trong quỏ trỡnh bán hàng và sau khi bán hàng.
Trước khi bán hàng, các doanh nghiệp cú cỏc động tác: quảng cáo, giới thiệu, hướng dẫn thị hiếu khách hàng, triển lúm… Những động tác này nhằm hấp dẫn lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp mỡnh.
Trong quá trình bán hàng, khâu quan trọng nhất là nghệ thuật mặc cả, chào mời khách, ân cần, chu đỏo…
Sau bán hàng gồm những dịch vụ như giao hàng hoá tại nhà, chăm sóc khách hàng
+ Sự độc đáo sản phẩm
Mọi sản phẩm khi xuất hiện trên thương trường đều mang một chu kỳ sống nhất định, đặc biệt “vũng đời” của nó sẽ rút ngắn khi xuất hiện sự cạnh tranh. Để kéo dài chu kỳ của sản phẩm, các doanh nghiệp phải dùng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp là liên tục cải tiến mọi sản phẩm, tạo ra nét độc đáo riêng, liên tiếp tung ra các sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ. (Nguyễn Quốc Dũng, 2000).
*) Công cụ cạnh tranh bằng hệ thống phân phối và lưu thông hàng hoá
Kênh phân phối là hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối nhằm thoả món nhu cầu của khỏch hàng và bảo đảm cho các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.
Trong kênh phân phối sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cần phải có những người hoặc những tổ chức trung gian:
- Kênh cấp một: nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. - Kênh cấp hai: gồm một người trung gian, trên thị trường hàng tư liệu sản xuất sản phẩm thừa người trung gian thường là các đại lý tiờu thụ.
- Kênh cấp ba: gồm hai người trung gian, trên thị trường người tiêu dùng những người trung gian này thường là những người bán sỉ và bán lẻ, cũn trờn thị trường hàng tư liệu sản xuất thỡ cú thể là đại lý phân phối hay đại lý công nghiệp.
- Kênh cấp bốn: gồm hai người trung gian, những người bán sỉ nhỏ mua hàng của những người bán sỉ lớn để bán hàng cho những người bán lẻ nhỏ mà thông thường người bán sỉ lớn khụng phục vụ. (Trung tâm đào tạo kinh doanh tổng hợp, 1999).
Sau khi kênh phân phối được hình thành, vấn đề đặt ra tiếp theo lưu thông hàng hoá là hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra sự vận chuyển vật tư và sản phẩm từ chỗ sản xuất đến chỗ tiêu dùng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và thu lợi ích cho mỡnh.
*) Công cụ cạnh tranh bằng khuyến mại
Trong qỳa trỡnh cạnh tranh đòi hỏi rất nhiều vấn đề, nú khụng đơn giản là tạo ra hàng hoá có chất lượng tốt nhất, mẫu mó đẹp hay giá cả thấp mà cũn phải cung cấp cho người kinh doanh (bán buôn, bán lẻ), người tiêu dùng thông tin mục tiêu để có thể tiếp cận được hàng hoá.
Để kích thích người kinh doanh và người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều nội dung trong đó có chương tỡnh khuyến mại, khuyến mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vị bằng cách giành những lợi ích nhất định cho khách hàng, khuyến mại kích thích người mua tiêu dùng sản phẩm, khuyến mại làm tăng doanh số bán.
Ngoài ra, thông tin quảng cáo cũng là biện pháp quan trọng thúc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, nó làm cho người tiêu dùng biết sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp.