Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển chè nghệ an (Trang 25)

* Các nhân tố ngoại sinh + Các nhân tố kinh tế

Công cuộc đổi mới đó làm cho đời sống kinh tế nước ta khởi sắc và năng động hơn. Thị trường trong nước tăng nhanh, thị trường nước ngoài cũng được mở rộng, kinh tế ổn định, nền sản xuất phát triển, hàng hoá dịch vụ tương đối đa dạng, phong phú, quan hệ cung cầu ngày càng được cải thiện tạo tiền đề ổn định dần về giá cả, tạo ra nhiều điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Có thể nói, trong thời gian qua chúng ta đó đạt được những thành công đáng kể trong việc diều tiết kinh tế, ổn định kinh tế nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phỏtt triển. Trong môi trường kinh doanh nhõn tố kinh tế dự ở bất cứ cấp độ nào cũng có vai trò quan trọng và quyết định hàng đầu. Bởi lẽ, sự hình thành hệ thống tổ chức quản lý và các thiết chế của hệ thống đó có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chiều hướng và cường độ hoạt động kinh tế trong nền kinh tế nói chung cũng như trong từng ngành, từng vùng và từng doanh nghiệp nói riêng.

Tốc độ tăng cao làm cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng thanh toán tăng dần dần tới sức mua các loại hàng hoá dịch vụ tăng lên.

- Nền kinh tế đang phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá.

- Quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng, các rào cản về thuế quan và phi thuế quan đang dần được dỡ bỏ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hoá.

Tuy nhiên môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp: nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa vững chắc, tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao, bội chi Ngân sách Nhà nước đáng kể, mức tiết kiệm đầu tư chưa cao, nguồn vốn huy động trong nước vẫn còn hạn chế và sử dụng lóng phớ… Hệ thống kế hoạch, tài chính, ngân hàng là những công cụ chủ đạo của Nhà nước đó được đổi mới nhưng còn chậm chưa đap ứng nhu cầu của doanh nghiệp. + Các nhân tố về văn hoá xã hội

Các nhân tố về văn hoá – xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp và rất sừu sắc đến môi trường kinh doanh. Trong thực tế các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dừn trớ, dân trí, tụn giỏo… có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cơ cấu của nhu cầu thị trường, chẳng hạn kết cấu dân cư và trình độ dân trớ cú ảnh hưởng trước hết đến thẩm mỹ, thị hiếu…tiếp đó là các đòi hỏi về mẫu mã, chủng loại, màu sắc của sản phẩm.

+ Các nhân tố về tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên tạo ra những điều kiện thuận lợi và khó khăn ban đầu cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú, điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, vị trí của doanh nghiệp thuận lợi thì cũng coi như là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh.

+ Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế thực chất khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, số lượng, kết cấu khách hàng, quy mô nhu cầu, động cơ mua hàng, thị hiếu, yêu cầu của họ… Khách hàng có ý nghĩa sống còn đối với việc kinh doanh, nếu chúng ta không cung cấp cho khách hàng thứ mà họ cần với giỏ phải chăng họ sẽ tìm chỗ khỏc để mua hàng và ngược lại nếu đáp ứng tốt nhu

Tài sản duy nhất thực sự cần về lâu dài là khách hàng, những người chi tiền, khách hàng là nguồn doanh thu bán hàng duy nhất; tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp là chi phí. Như vậy nếu doanh nghiệp có khách hàng hiện tại (hoặc triển vọng tốt), nó thường có thể có được vốn, bất động sản, thiết bị xử lý dữ liệu, nhân lực…, cần thiết để sản xuất và phân phối hàng hoá, dịch vụ. ý nghĩa quan trọng ở đây là tạo ra và giữ gìn khách hàng. Như vậy: “Thu hút và giữ gìn khách hàng là nhiệm vụ chính mà doanh nghiệp phải hoàn tất”. (Fairbanks, M. and Lindsay, 2004).

+ Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn

Theo Michael Poter trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh 1985”.

(Michael Poter, 1985). đó đưa ra yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành kinh doanh bao gồm:

- Nguy cơ do các đối thủ có tiềm năng ra nhập ngành kinh doanh. - Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng hoạt động trong ngành - Khả năng mặc cả của người mua hàng

- Khả năng mặc cả của người cung cấp

- Mức độ thay thế giữa các sản phẩm trong ngành

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện nay chưa xuất hiện trờn thị trường nhưng chưa có khả năng cạnh tranh trong tương lai, khả năng cạnh tranh của đối thủ này được đánh giá qua việc rào cản ngăn chặn việc gia nhập vào ngành kinh doanh, tính kinh tế nhờ quy mô, sự khỏc biệt hoá sản phẩm, nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu, các lợi thế đặc biệt của đối thủ hiện có, chính sách của Nhà nước, sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

Nhà cung cấp là những cá nhân hay tổ chức cung ứng các loại yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp như: nguyên liệu, máy móc, vật liệu, thành phần hay dịch vụ cho doanh nghiệp, giữa các nhà cung cấp và doanh nghiệp thường xuyên diễn ra các cuộc thương lượng về giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng.

Nhà cung cấp và các yếu tố đầu vào ảnh hưởng lớn đến mụi trường cạnh tranh nội bộ ngành. Số lượng cỏc nhà cung cấp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thể hiện sự phát triển của thị trường các yếu tố đầu vào. Thị trường càng phát triển bao nhiêu càng tạo ra khả năng lớn hơn cho sự lựa chọn các yếu tố đầu vào bấy nhiêu.

+ Sức ép của các sản phẩm thay thế

Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm thay thế ra đời là một đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường ngày càng biến động theo xu hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn và ngày càng cao cấp hơn, sản phẩm thay thế thường có sức cạnh tranh hơn sản phẩm bị thay thế.

Mỗi góc độ xem xét cạnh tranh khác nhau đòi hỏi các phương pháp luận phân tích các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh khác nhau. Phân tích sức cạnh tranh là công việc rất phức tạp. ở từng góc độ xem xét cạnh tranh chúng ta đều thấy có nhiều chủ thể tác động đan xen nhau nhằm gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh. Đó là tác động của người lao động với ý nghĩa khởi nguồn của sức sáng tạo làm nên năng lực cạnh tranh; là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kết dính các nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp; là hệ thống luật pháp, bộ máy quản lý nhà nước và các giá trị xã hội làm nên sức mạnh của một quốc gia, là các cơ cấu tổ chức xã hội của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh cạnh tranh của ngành.

*Nhân tố nội sinh

Mét doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trước hết phải có đủ năng lực tài chính. Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính,... trong doanh nghiệp. Trước hết năng lựuc tài chính gắn với vốn là một yếu tố sản xuất cơ bản, là một đầu vào của doanh nghiệp và là một trong những điều kiện để doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Do đó, việc sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh có ý nghĩa rất to lớn trong việc giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, vốn còn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác. Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê công nhân, mua sắm thiết bị máy móc... Do vậy, khả năng huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lên.

Nh vậy, năng lực tài chính phản ảnh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

+ Năng lực tổ chức, quản lý

Năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp được coi là yếu tố có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý được thể hiện ở năng lực lãnh đạo trong các công việc đối nội và đối ngoại của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Trình độ của đội ngũ này không chỉ đơn thuần là trình độ học vấn và còn thể hiện những kiến thức sâu rộng, phức tạp trên nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực tổ chức quản lý tác động trực tíêp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua việc hoạch định, thực hiện chiến lược, lựa chọn phương pháp quản lý, tạo động lực cho doanh nghiệp. Tất cả những vấn đề đó không chỉ tạo ra không gian sinh tồn và phân tích của sản phẩm, mà còn tác động đến năng suất, chất lượng, giá thành, uy tín của doanh nghiệp.

Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp còn thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ ràng từng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiêp theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu lực có ý nghĩa quan trọng không chỉ đảm bảo hiệu quả quản lý cao, ra quyết định đúng, nhanh chóng, chính xác mà còn làm giảm được chí phí quản lý của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Nguồn nhân lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mét trong những nhà kinh tế học hàng đầu của Mỹ là L. Thurow cho rằng vũ khí cạnh tranh quyết định trong thế kỷ XXI là giáp dục và kỹ năng của người lao động.

Trong doanh nghiệp , lao động vừa là yếu tố đầu vào, vừa là lực lượng trực tiếp sử dụng phương tiện máy móc để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Lao động còn là lực lượng tham gia tích cực vào quá trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá các quy trình sản xuất, cải tiến sáng chế, phát minh ra các ý tưởng tiến bộ vào sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, trình độ lao động sẽ tác động rất lớn đến chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm, ảnh hưởng đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần chú trọng đảm bảo chất lượng và số lượng lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, nâng cao tay nghề người lao động. Doanh nghiệp cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao tay nghề dưới nhiều hình thức đầu tư kinh phí thoả đáng, khuyến khích người lao động tham gia vào quá trình quản lý, sáng chế, cải tiến... Đó là cơ sở để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp.

cạnh tranh doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm được nâng cao, tạo nên những lợi thế nhất định của sản phẩm doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Công nghệ cũng tác động tớitổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hoá, tự động hoá của doanh nghiệp. Để có công nghệ phù hợp, doanh nghiệp cần có thông tin về công nghệ, chuyển giao công nghệ, tăng cường nghiên cứu cải tiến công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư đổi mới cong nghệ. Đồng thời doanh nghiệp cần đào tạo nâng cao trình độ ta nghề sử dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại.

Công nghệ lựa chọn phải phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, phải phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh. Trong điều kiện kinh doanh hiện tại và tương lai công nghệ đó phát huy như thế nào phải làm cho doanh nghiệp có ưu thế hơn đối thủ.

+ Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc tạo dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Vì chiến lược cạnh tranh được xây dựng dựa trên lơi thế cạnh tranh, phát huy yếu tố sở trường của doanh nghiệp nhằm cạnh tranh với các đối thủ để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh là tập hợp những quyết định và hành động hướng tới mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hôi và thách thức từ bên ngoài. Điều này đã được Albert. J. Dunlap khẳng định:” Chiến lược của doanh ghiệp phải hội tụ như tia lade, không toả sáng như viên đạn ghém”

Khi nói đến hội tụ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nó sẽ bao gồm nhiều chiến lược được phân them các cấp độ khác nhau gắn với từng lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp như chiến lược về vốn, chiến lược về khoa học

công nghê, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá,...Như vậy, đứng trước một đối thủ cạnh tranh muốn chiến thắng thì chúng ta phải phân tích kỹ đối thủ:

Thứ nhất, xác định đối thủ ( bao gồm cả đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng). Khi xác định một tập hợp đối thủ thì phải phân laọi được đối thủ, qua đó tìm cách đối phó với từng loại đối thủ cụ thể để đảm bảo tính thực tiễn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, tìm ra được những lợi thế và những bất lợi của đối thủ khi tiếp cận cạnh tranh với doanh nghiệp của mình trên thị trường. Điểm mạnh điểm yếu của đối thủ không cố định mà nó luôn thay đổi phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh ở trong từng thời gian và không gian nhất định của doanh nghiệp đó. Nừu như doanh nghiệp phân tích kỹ điểm này thì sẽ là điều kiện để doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình trong cạnh tranh.

Thứ ba, khi xác định được chiến lược kinh doanh của đối thủ như là chất lượng sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối...thì doanh nghiệp cần phải xây dùng cho mình một chiến lược kinh doanh mới phù hợp với điều kiện cạnh tranh có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình.

Chiến lược kinh doanh có thể tạo dựng, duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh mới. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Mặt khác, doanh nghiệp muốn nâng cao sức cạnh tranh của mình thì phải biết xây dựng, lựa chọn và thựuc hiện hiệu quả các chiến lược một cách thích hợp mới có thể khai thác tốt nhất các điều kiện môi trường kinh doanh từ bên ngoài và trong nội bộ ngành.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển chè nghệ an (Trang 25)