Thuận lợi, khó khăn và các giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 66)

3.4.1. Thuận lợi

Thanh Xuân – Sóc Sơn cách trung tâm thủ đô khoảng 35 km, có đƣờng quốc lộ chạy qua, có sân bay quốc tế Nội Bài là điều rất thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm, cũng nhƣ tiếp cận thị trƣờng. Hơn nữa Sóc Sơn cũng đƣợc biết đến bởi nhiều khu du lịch nhƣ Đền Sóc, Đền Gióng nên việc phát triển khu du lịch sinh thái tại các mô hình sản xuất NNHC ở Thanh Xuân sẽ có nhiều cơ hộ. Mặt khác vùng trồng rau Thanh Xuân có đất đai màu mỡ, khí hậu khá phù hợp, có thể đa dạng hóa nhiều loại rau khác nhau. Đặc biệt, bà con nơi đây có kinh nghiệm trồng rau từ lâu đời. Và đồng hành với sự tồn tại và phát triển của mô hình thì địa phƣơng luôn nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn của nhà nƣớc, thành phố cũng nhƣ các tổ chức phi chính phủ.

Hiện nay, trên cả nƣớc xuất hiện rất nhiều vấn đề về vệ sinh và an toàn thực phẩm khiến ngƣời dân mất lòng tin vào các nguồn lƣơng thực, thực phẩm trôi nổi trên thị trƣờng và họ đang hƣớng tới những sản phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Việc mô hình NNHC đã xây dựng đƣợc cho mình thƣơng hiệu rau hữu cơ Thanh Xuân dựa trên tiêu chuẩn PGS là một tín hiệu tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho mở

60

rộng thị trƣờng tiêu thụ và ngƣời dân yên tâm sản xuất. Nông nghiệp hữu cơ bao gồm cả chăn nuôi hữu cơ là một mô hình rất có tiềm năng phát triển.

3.4.2. Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì bà con xã Thanh Xuân cũng gặp rất nhiều khó khăn nhƣ ngƣời nông dân đã quen với việc sản xuất truyền thống, sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, ít tốn công lao động nên rất khó thay đổi. Nó đƣợc thể hiện rất rõ khi Thanh Xuân đang tồn tại cả ba mô hình sản xuất rau: truyền thống, rau an toàn và rau hữu cơ. Khi có dự án rau an toàn thì một lƣợng nông dân khá đông đảo đã mạnh dạn chuyển đổi, một phần vì những lợi ích kinh tế mà nó đem lại, nhƣng phần lớn là việc canh tác không khác nhiều với hình thức sản xuất truyền thống. Nhƣng khi triển khai mô hình trồng rau hữu cơ thì đa số bà con không hƣởng ứng vì họ cho rằng rau mà không có đạm, không có phân bón hóa học thì không thể phát triển đƣợc, và đến nay với hàng loạt các chƣơng trình hành động thì Thanh Xuân mới chỉ có 21 hộ tham gia với tổng số nông dân hữu cơ là khoảng 70 ngƣời. Hơn nữa mô hình này rất mới mẻ, không chỉ đối với bà con nông dân Thanh Xuân nói riêng mà nó còn rất mới đối với ngành trồng rau của Việt Nam nói chung, nên bà con thƣờng xuyên gặp nhiều khó khăn. Việc đầu tƣ ban đầu cho NNHC rất lớn, trong đó có việc cải tạo đất, nó mất rất nhiều thời gian và tiền của cũng nhƣ công sức, huy động một nguồn lực rất lớn và sau một thời gian thì mới có thể trồng cho ra sản phẩm hữu cơ đƣợc. Một điều không may mắn đối với NNHC ở Thanh Xuân là khi dự án mới bắt đầu, việc cải tạo đất đạt đƣợc những kết quả tốt và đi vào sản xuất thì trận lũ lịch sử đã phá hỏng tất cả, việc bắt đầu lại gần nhƣ từ đầu gây ra nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là huy động vốn để sản xuất. Ngoài ra trong quá trình sản xuất thì chi phí đầu vào cũng tƣơng đối lớn vì NNHC sẽ đạt hiệu quả cao nhất, chi phí thấp nhất khi vòng quay vật chất càng khép kín, tức là ngƣời nông dân sẽ dùng, tận dụng chính những vật tƣ có sẵn trong chính nông trại, gia đình mình.Tuy nhiên, ở Thanh Xuân vẫn chƣa đạt đƣợc điều đó, việc trồng trọt thƣờng không gắn liền với chăn nuôi nên các đầu vào thƣờng lấy từ bên ngoài làm tăng chi phí sản xuất. Sâu bệnh, cỏ dại cũng là một vấn đề gây rất nhiều khó khăn,

61

nhất là đối với quá trình sản xuất rau khi các biện pháp chỉ mang tính chất giảm thiểu, hiệu quả không cao. Chính vì vậy nhiều loại rau bị sâu bệnh phá hoại không đƣợc thu mua.

Do một số yếu tố khách quan lẫn chủ quan mà hiện nay ở Thanh Xuân đang tồn tại song song hai kiểu sản xuất NNHC là làm tập trung và làm theo hộ gia đình. Đối với kiểu làm tập trung có nhiều nét tƣơng đồng với kiểu sản xuất hợp tác xã cũ, đó là làm chung, hƣởng chung, chia sản phẩm theo công chính vì vậy nó đã gây ra nhiều bất cập nhƣ: ý thức của mọi ngƣời thƣờng không cao, sự phân chia công việc cho từng ngƣời gặp nhiều khó khăn, đặc biệt công tác phòng trừ sâu bệnh thƣờng không đạt đƣợc hiệu quả. Khi thăm quan các mô hình nhận thấy việc làm tập trung có hình thức rau quả không đẹp, sâu bệnh nhiều, nhiều loại rau củ quá già mà vẫn chƣa đƣợc thu hoạch. Khi đƣợc phỏng vấn nhanh thì ta nhận thấy hai vấn đề: Thu nhập của họ thấp hơn hẳn so với các hộ làm riêng nhiều lần và họ đều muốn chuyển đổi sang hình thức làm riêng. Trong khi đó việc làm riêng thì hiệu quả hơn nhiều vì họ có thể phát huy triệt để vốn nguồn lực của mình, đặc biệt họ sẽ có kế hoạch hợp lý hơn cho việc lên kế hoạch thời vụ sao cho phù hợp cũng nhƣ việc sử dụng các đầu vào hiệu quả hơn nhƣ sử dụng tiết kiệm hơn, việc tính toán lƣợng phân, thuốc thảo mộc… mang tính chính xác hơn. Và chính việc chăm sóc cẩn thận sẽ giúp họ có thể nhận biết đƣợc tình trạng phát triển của rau một cách đúng nhất để có biện pháp cải thiện tình hình một cách hợp lý đúng lúc, đúng thuốc, đúng thời điểm.

Nhƣng ngƣời dân không thể làm riêng theo ý muốn của mình đƣợc vì tất cả những quy định, sự thay đổi đều phụ thuộc vào dự án, chính vì vậy điều mà họ làm đƣợc là kiến nghị lên tổ chức ADDA cũng nhƣ cơ quan có thẩm quyền. Để đáp lại những phản hồi của bà con cũng nhƣ tiến trình phát triển của dự án, ngày mùng 7/3/2012 ngài Corin, chuyên gia cao cấp ngƣời Mỹ đã đến vùng sản xuất của các nhóm làm chung và làm riêng để đánh giá tính hiệu quả của từng mô hình để có những điều chỉnh phù hợp nhất.

Đặc thù của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết, nhất là NNHC. Vụ hè năm 2012, nông dân hữu cơ Thanh Xuân gặp

62

khó khăn vì thiên nhiên không ƣu đãi, mƣa nhiều và nắng to, làm cho năng suất và chất lƣợng rau hữu cơ giảm nhiều, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Thêm nữa, diện tích đất dành cho sản xuất NNHC còn thấp và manh mún, sản xuất đƣợc tiến hành theo đơn đặt hàng nên khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, ngƣời sản xuất không đảm bảo sản lƣợng theo yêu cầu làm cho thị trƣờng tiêu thụ trở nên bấp bênh hơn.

3.4.3. Các giải pháp khắc phục

Từ những phân tích thực tế trong sản xuất rau hữu cở tại Thanh Xuân thì ta nhận thấy bà con nông dân sẽ đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn đối với nông sản hữu cơ nếu:

Chính sách dồn điền đổi thửa nhanh chóng đƣợc hoàn tất để bà con nông dân yên tâm đầu tƣ, sản xuất. Điều đó cần sự nỗ lực của các cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ sự chia sẻ lợi ích của bà con nông dân để mang lại lợi ích chung lớn hơn cho địa phƣơng.

Gia tăng diện tích đất trồng NNHC để bà con có thể đa dạng hóa các loài rau cũng nhƣ sản lƣợng để đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trƣờng. Hiện nay nhu cầu về RHC của thị trƣờng đã cao hơn, sản xuất rau hữu cơ ở Thanh Xuân đang không đủ đáp ứng nhu cầu đó.

Xây dựng một thƣơng hiệu RHC, có sự đảm bảo của các cơ quan chính quyền vì theo ý kiến của ngƣời tiêu dùng thì họ sẵn sàng trả tiền cao để mua loại rau có chất lƣợng. Nhƣng hiện tại chƣa có một tiêu chuẩn nhà nƣớc nào dành cho rau hữu cơ, chỉ có tiêu chuẩn PGS dựa trên các tiêu chuẩn của rau an toàn thì chƣa thể thuyết phục đƣợc ngƣời tiêu dùng.

Phải có một kế hoạch maketing để mọi ngƣời biết đến nông sản hữu cơ nhiều hơn: tại đây đã có nhiều cuộc hội nghị, giao lữu văn hóa, hội trợ, mở các tour…do chính địa phƣơng tổ chức hay các công ty, cơ quan nhà nƣớc, nhƣng vẫn còn hạn chế về số lƣợng.

Cần sự quan tâm của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức nƣớc ngoài cung cấp vốn để đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng nhƣ kế hoạch dài hạn về việc xây dụng một làng hữu cơ để ngƣời dân không chỉ hƣởng lợi bởi chính nông sản của mình mà còn hƣởng lợi từ nhiều dịch vụ ăn theo, đặc biệt là du lịch sinh thái.

63

Có hệ thống đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong thƣơng mại, vì nếu ngƣời nông dân chỉ biết sản xuất NNHC thì sự hƣởng lợi đó không nhiều. Do khi rau bán cho các nơi thu mua hiện nay trung bình là 13.000đ/kg cho tất cả các loại rau, nhƣng giá rau thực tế ngoài thị trƣờng có thể lên tới hơn 20.000đ/kg hoặc cao hơn. Vì vậy càng giảm các khâu trung gian càng nhiều thì càng làm gia tăng giá trị lợi nhuận của ngƣời sản xuất. Mặt khác khi ngƣời dân đứng ra đàm phán thị trƣờng sẽ gặp rất nhiều bất lợi vì họ là ngƣời không có nhiều kinh nghiệm, dễ bị ép giá và phải bán với giá rẻ. Trƣớc những vấn đề bức thiết đó, việc xây dựng một đôi ngũ am hiểu về thị trƣờng để NNHC gắn liền với thƣơng mại hóa là hết sức quan trọng. Ngoài ra, việc kí kết hợp đồng thƣờng là 6 tháng hoặc 1 năm làm rủi ro về giá cả tƣơng đối lớn, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát nhƣ hiện nay.

64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Trƣớc khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông dân xã Thanh Xuân đã đƣợc tham gia các khóa tập huấn do tổ chức ADDA tài trợ. Do vậy, bà con rất hiểu về quy trình sản xuất hữu cơ nên đã áp dụng tốt, chất lƣợng nông sản đƣợc đảm bảo. Hiện nay, xã Thanh Xuân đang xây dựng thƣơng hiệu “rau hữu cơ Sóc Sơn” theo tiêu chuẩn PGS do IFOAM đề xuất.

2. Sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hữu cơ có ảnh hƣởng tích cực đến môi trƣờng đất:

Số lƣợng vi sinh vật đất trong các khu đất thí nghiệm có sự thay đổi theo các

giai đoạn phát triển của cây. Tuy nhiên, trong mô hình canh tác theo hƣớng hữu cơ luôn có số vi sinh vật đất nhiều hơn so với canh tác thông thƣờng.

 Mô hình sản xuất NNHC tại Thanh Xuân mới đƣợc xây dựng và đi vào hoạt

động năm 2008 nhƣng cũng có sự thay đổi đối với thành phần cơ giới đất. Sau bốn năm canh tác, các khu đất sản xuất hữu cơ có tỷ lệ limon tăng nhẹ. Điều này làm tăng khả năng giữ nƣớc, giữ phân của đất.

 Đối với pH đất: các khu đất thí nghiệm sản xuất theo hƣớng hữu cơ có pH

đất trung tính, từ 6,32 đến 7,31 và cao hơn so với canh tác thông thƣờng, khoảng 5,5. Đất trung tính rất thích hợp cho hầu hết các loại cây trồng trong tự nhiên.

 Kết quả phân tích các mẫu đất thí nghiệm cũng cho thấy hàm lƣợng chất hữu

cơ ở các khu đất sản xuất hữu cơ cao hơn so với hình thức sản xuất thông thƣờng và khu đất đối chứng, gấp 1,4 đến 1,7 lần. Hàm lƣợng NPK – dễ tiêu, CEC và một số các cation trao đổi (Ca, Mg, Na) cũng xảy ra tƣơng tự nhƣ vậy.

 Trong các chỉ tiêu lý, hóa, sinh học đƣợc tiến hành phân tích có một chỉ tiêu

duy nhất là số lƣợng giun đất trong các mô hình sản xuất hữu cơ thấp hơn so với sản xuất thông thƣờng. Nguyên nhân là do trong quá trình sản xuất NNHC, nông dân phải làm cỏ hoàn toàn bằng tay. Để hạn chế sự phát triển của cỏ dại, ngƣời sản xuất đã sử dụng nilon che phủ mặt luống làm cho giun đất không phát triển đƣợc. Tuy

65

nhiên, trong các mô hình sản xuất thông thƣờng có số lƣợng giun đất ban đầu (khi chuẩn bị đất trồng cây) cao nhƣng giảm nhanh chóng, có thể bằng không (0) do ngƣời dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong sản xuất.

3. Hiệu quả kinh tế: Đặc điểm cơ bản của sản xuất NNHC là năng suất thấp. Tuy nhiên, theo kết quả tính toán thì hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất hữu cơ cao hơn so với hình thức sản xuất truyền thống. Hạn chế lớn nhất của sản xuất NNHC là tốn công lao động, chăm sóc, dễ bị tác động khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi và chậm phục hồi.

Kiến nghị

Cần xây dựng nhà sơ chế rau đạt tiêu chuẩn vì hiện nay bà con nông dân vẫn sơ chế rau nhờ ở nhà văn hóa của thôn. Việc sơ chế rau ở địa điểm nhƣ vậy rất bất tiện khi có hội thảo hay họp hành thì phải thu dọn trả lại nơi làm việc cho họ. Hơn nữa sơ chế rau nhƣ vậy rất dễ ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng của rau khi cơ sở vật chất yêu cầu chƣa đầy đủ.

Xây dựng nhà ủ phân chung đạt yêu cầu, vì hiện nay việc ủ phân hữu cơ thƣờng diễn ra ở chính hộ gia đình hay ở ruộng, hầu hết đƣợc che chắn bằng bạt, bị tác động nhiều bởi những điều kiện bên ngoài làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng phân khi mang vào sử dụng.

Sử dụng nilon che phủ mặt luống để hạn chế cỏ dại đã làm ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của giun đất. Ngƣời sản xuất nên dùng các vật liệu khác có tính thân thiện hơn thay thế nhƣ; rơm rạ, một số phụ phẩm của NNHC..

Cần áp dụng các biện pháp canh tác, bón phân hợp lý...để có thể cải thiện đƣợc hàm lƣợng CEC của đất thấp.

Hiện nay, dự án do ADDA tài trợ đã hết hạn, họ sẽ không chịu trách nhiệm đối với mô hình nữa, khi đó vai trò của ngƣời nông dân trong các vấn đề nhƣ chất lƣợng sản phẩm, cơ cấu cây trồng, thị trƣờng tiêu thụ, maketing…là rất năng nề. Qua những bài học kinh nghiệm thì sự phá sản của mô hình rất có thể xảy ra nên cần phải có sự quan tâm của các tổ chức nhà nƣớc nhƣ cục bảo vệ thực vật, hội nông dân…để có thể duy trì và mở rộng mô hình.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Đức Anh, (2009), Đánh giá hiệu quả của một số loại phân bón hữu cơ

vi sinh vật bón cho cây thuốc lá tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang.

2. Bộ môn Khoa học đất, PGS. TS. Trần Văn Chính chủ biên (2006), giáo trình

thổ nhưỡng học, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003), Nông nghiệp hữu cơ – cơ hội

và thách thức, chuyên đề Khoa học Công nghệ và Kinh tế Nông nghiệp và Nông thôn.

4. TS. Phạm Tiến Dũng (2012), sản xuất hữu cơ góp phần ứng phó với biến đổi

khí hậu

5. Lê Đức (chủ biên), PGS.TS. Trần Khắc Hiệp, TS. Nguyễn Xuân Cự, ThS. Phạm Văn Khang, CN. Nguyễn Ngọc Minh (2004), Một số phương pháp phân tích môi trường, nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

6. Lê Văn Khoa (chủ biên), Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần

Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh (2000), Phương pháp phân tích đất nước phân bón

cây trồng, nhà xuất bản giáo dục – 2000.

7. PGS. TS. Nguyễn Đình Mạnh (1998), phân tích nông hóa – thổ nhưỡng, nhà

xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Mƣời, Trần Văn Chính, Đỗ Nguyên Hải, Hoàng Văn Mùa, Phạm Thanh

Nga, Đào Châu Thu (2000), Giáo trình thổ nhưỡng học, nhà xuất bản nông

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)