0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI XÃ THANH XUÂN, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 27 -27 )

Thu thập tài liệu thứ cấp: Số liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: - Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là NNHC...đƣợc thu thập tại xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội.

- Các tài liệu liên quan đến sản xuất NNHC nhƣ: sách, bài báo khoa học, báo cáo chuyên đề, Bộ tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ nông nghiệp và phát triến nông thôn, IFOAM và các cơ quan liên quan khác.

Điều tra, khảo sát thực địa: nhằm tìm hiểu về kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ và sản xuất thâm canh của ngƣời dân, lựa chọn vị trí đặc trƣng để tiến hành bố trí thí nghiệm.

21

Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng: Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên 3 đối tƣợng: Bí đao, dƣa chuột và rau cải ăn lá theo 2 hƣớng sản xuất khác nhau: Sản xuất hữu cơ và sản xuất thông thƣờng. Hai khu đất này đều nằm trong cùng một cánh đồng. Trong quá trình sinh trƣởng của cây, các mẫu đất đƣợc lấy theo các giai đoạn khác nhau.

Bảng 2.1. Thời gian lấy mẫu đất tại các khu nghiên cứu

Đối tƣợng Thời điểm lấy mẫu đất

Lần 1 Lần 2 Lần 3

Bí đao

Bí đao bắt đầu trồng Bí đao bắt đầu ra hoa Trƣớc khi bí đao thu hoạch một tuần Dƣa chuột Dƣa chuột bắt đầu trồng Dƣa chuột bắt đầu ra hoa Dƣa chuột đang đƣợc

thu hoạch Rau cải Chuẩn bị đất gieo hạt

rau cải Rau bắt đầu thu hoạch – Đối chứng Lấy lần 1 Lấy lần 2 Lấy lần 3

Các mẫu đất đối chứng đƣợc lấy trên một nền đất ruộng bỏ hoang một năm trong cùng khu ruộng trên.

Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Tiến hành phân tích các chỉ tiêu vật lý, hóa học, sinh học tại phòng phân tích Bộ môn Nông hóa và Bộ môn Vi sinh vật – Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Các mẫu đất đƣợc phân tích các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu vật lý: Thành phần cơ giới đất đƣợc phân tích theo phƣơng pháp ống hút Robinson

- Chỉ tiêu hóa học:

+ pH: Đo bằng pH-meter trong huyền phù, tỷ lệ đất:dung dịch là 1:2,5 (dung dịch KCl 1M).

+ Hàm lƣợng chất hữu cơ (OM): Xác định bằng phƣơng pháp Walkey – Black. + N dễ tiêu: Phƣơng pháp Turin & Kononova.

22 + P dễ tiêu: Phƣơng pháp Oniani.

+ K dễ tiêu: Xác định bằng phƣơng pháp Matlova: Sử dụng dịch chiết amon axetat 1M ở pH = 7, xác định hàm lƣợng K trong dung dịch bằng Quang kế ngọn lửa

+ Cation trao đổi (CEC); Ca, Mg và Na trao đổi: Xác định bằng cách tác

động mẫu với axetat 1M ở pH = 7. Các cation Ca2+, Mg2+, Na+ đƣợc đo trong dịch

chiết và đo trên máy Quang phổ hấp phụ nguyên tử. - Chỉ tiêu sinh học:

+ Giun: Xác định bằng cách đếm trực tiếp trong quá trình lấy mẫu đất.

+ vi sinh vật tổng số, vi khuẩn amon hóa, azotobacter, nhóm vi sinh vật phân giải lân và nhóm vi sinh vật phân giải xenlulo: Xác định bằng phƣơng pháp pha loãng Koch nuôi cấy trên môi trƣờng chuyên tính bán rắn.

Các mẫu đất phân tích chỉ tiêu vi sinh vật đƣợc bảo quản tủ lạnh theo đúng tiêu chuẩn cho phép.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Học viên dựa vào các số liệu thứ cấp và số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm, khảo sát thực tế để tiến hành thống kê, phân tích các ảnh hƣởng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ một cách khách quan.

23

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI XÃ THANH XUÂN, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 27 -27 )

×