c) Quy hoạch ấn định các tham số: việc cài đặt một tham số phải được ấn
2.2.3. Truyền dẫn không liên tục
Là một phương pháp nữa được sử dụng để giảm hiện tượng nhiễu đồng kênh và cải thiện hiệu quả sử dụng phổ tần. Khi nhiễu đồng kênh làm giảm chất lượng của các cell. DTX cũng làm việc cho cả đường lên và đường xuống. Trong điều khiển đường lên, truyền dẫn không liên tục cũng tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị đầu cuối.
Tính năng truyền dẫn không liên tục được sử dụng dựa trên sự nhận diện những khoảng lặng. Trong suốt bất kỳ cuộc gọi nào có khoảng im lặng, vì trong một cuộc thoại trung bình, một người chỉ nói một nửa thời gian. Thiết bị di động có thể tách khoảng im lặng và những khoảng trò chuyện bằng cách sử dụng hoạt động phát hiện giọng nói(VAD). Trong suốt những khoảng im lặng, DTX sẽ giảm thiểu việc truyền tải.
2.2.4. Nhảy tần
Nhảy tần là một phương pháp trong hệ thống GSM được sử dụng để giảm tỷ lệ sử dụng chung các tần số. So sánh với tái sử dụng tần số thông thường, nhảy tần cung cấp một lợi ích bằng việc cho phép tần số có thể thay đổi một cách linh động hơn. Trong thực tế, bẳng việc sử dụng thuật toán nhảy tần, tần số sóng mang sẽ thay đổi một cách có chu kỳ hoặc bất kỳ đồng thời tỷ lệ nhiễu trung bình cũng được kiểm soát một cách hiệu quả hơn và tăng chất lượng tổng thể. Đa dạng tần số và nhiễu trung bình có thể đạt được lợi ích thông qua việc sử dụng nhảy tần.
Cấu trúc kênh trong GSM đã được đề cập tới trong mục 2.3.1(điều khiển công suất) và đã được xác định trong phần quy hoạch dung lượng trong mạng GSM. Như đã được miêu tả, các tần số sóng mang được chia thành 8 khe, theo phương pháp đa truy nhập phân chia theo thời gian(TDMA). Một khe thời gian được đặt cho một cuộc gọi hay tương ứng một thuê bao. Chiều dài của một khe thời gian là 0.577ms
và chiều dài của một khung TDMA là 8 khe bằng 4.6ms. Phương pháp nhảy tần được sử dụng trong hệ thống GSM là nhảy tần chậm, sau mỗi khung TDMA tần số có thể bị thay đổi. Bằng việc thay đổi tần số sau mỗi 4.615ms, trong một giây khung TDMA sẽ thiết lập 217 lần thay đổi. Các loại nhảy tần trong hệ thống GSM là nhảy tần băng cơ sở và nhảy tần tổng hợp. Kênh điều khiển quảng bá trong khe thời gian đầu tiên của một TRX và trong kênh điều khiển lưu lượng là khác nhau. Tần số BCCH truyền liên tục trong khi các khe TCH dựa vào lưu lượng.
Trong nhảy tần BB(nhảy tần băng cơ sở) các TRX có các tần số cố định và nhảy tần hoạt động để chuyển từ một TRX này sang một TRX khác theo một trình tự. Vì thế số lượng tần số nhảy tần là tùy thuộc vào số lượng của TRX. Chiều dài của danh sách phân bố thiết bị di động(HSN) là số lượng của các TRX. Kênh quảng bá BCCH TRX không thay đổi vì thế nó được loại trừ khỏi các nhóm nhảy tần. Với nhảy tần băng gốc, nơi mà có 2 nhóm nhảy tần, một cho khe thời gian đầu tiên của mỗi TRX(loại trừ BCCH TRX) và một nhóm nữa là cho tất cả các khe thời gian. Nhóm nhảy tần có TRX-1 tần số, vì 1 khe đã dành cho BCCH. Xem hình 2.7 để thấy được ví dụ về nhảy tần băng gốc.
Ở băng tần trung tần, nhảy tần của TRX có thay đổi nhưng một cuộc gọi chỉ có thể sử dụng một TRX. Điều này không có hạn chế số lượng tần số giống như nhảy tần ở băng tần cơ sở. Mẫu nhảy tần ở dải trung tần có thể là theo trình tự hoặc là ngẫu nhiên. Trong trường hợp nhảy tần ngẫu nhiên, các tần số được chọn một cách ngẫu nhiên từ các tần số có sẵn. Đối với nhảy tần theo trình tự có thể được thực hiện theo một chu kỳ cho các tần số trong danh sách phân bố di động(MA).
Hình 2.6: Nguyên tắc nhảy tần băng trung tần
Trong phần tiếp theo dưới đây, sẽ giới thiệu các tham số điều khiển nhảy tần trong GSM. Số dãy nhảy tần(HSN)có thể được lựa chọn từ 64 lựa chọn và xác định trình tự thay đổi của các tần số. Trong trường hợp HSN được đặt bằng 0 được chọn. Các giá trị HSN từ 1 tới 63 được sử dụng để chọn các tần số khác nhau ngẫu nhiên. Trong nhảy tần ở băng trung tần, tất cả các khe thời gian có chung số HSN. Với nhảy tần ở băng tần gốc thì lại khác, giống như ở khe thời gian đầu tiên sử dụng một HSN và các khe còn lại sử dụng một HSN khác, Để tránh các TRX khác nhau sử dụng chung HSN để truyền đồng thời tại cùng tần số, một tham số được gọi là Mobile Allocation Index Offet(MAIO) được phát sử dụng. Cài đặt MAIO khác nhau cho các TRX trong một cell đảm bảo rằng các TRX này sẽ bắt đầu truyền tại các tần số khác nhau. Chiều dài tối đa của MA là 64 tần số, bao gồm cả BCCH, và vì thế mà số lượng lớn nhất của các tần số nhảy tần là 63. Các lợi thế chính của các tính năng nhảy tần là nó không đòi hỏi những thay đổi trong cấu hình mạng và nó sẽ được tự động áp dụng cho tất cả các loại trạm di động MS.