Cấp độ phục vụ Gos (grade of service)

Một phần của tài liệu nghiên cứu và phát triển hệ thống mạng 3g (Trang 43)

b) Yêu cầu tính toán

3.2.3.2. Cấp độ phục vụ Gos (grade of service)

Lưu lượng muốn truyền = Lưu lượng được truyền + Lưu lượng nghẽn Offered Traffic = Carried Traffic + Blocked Traffic

a) Cấp phục vụ (Gos)

Để một kênh đường trục có chất lượng phục vụ cao thì xác suất nghẽn phải thấp. Vậy nên số người dùng có thể phải bị giới hạn, tức là lưu lượng muốn truyền

phải giữ trong dung lượng kênh. Nếu chấp nhận một cấp phục vụ thấp hơn, tức là xác suất nghẽn lớn hơn, thì tương ứng tăng được dung lượng muốn truyền (tăng số người dùng). GoS cùng một nghĩa với xác suất nghẽn.

Lưu lượng muốn truyền: A (lưu lượng đến) Lưu lượng bị nghẽn: A*GoS (lưu lượng mất đi)

Lưu lượng được truyền: A*(1 - GoS) (lưu lượng phát ra) (3.2) Theo thống kê cho thấy thì các thuê bao cá nhân sẽ không nhận ra được sự tắc nghẽn hệ thống ở mức dưới 10%. Tuy nhiên để mạng hoạt động với hiệu suất cao thì mạng cellular thường có GoS = 2 % nghĩa là tối đa 2% lưu lượng bị nghẽn, tối thiểu 98% lưu lượng được truyền.

Hình 3.10: Xác suất nghẽn GoS

b)Mô hình truyền ERLANG B

Đây là mô hình hệ thống thông tin hoạt động theo kiểu tiêu hao. Thuê bao không hề gọi lại khi cuộc gọi không thành. Đồng thời giả thiết rằng: Xác suất cuộc gọi phân bố theo luật ngẫu nhiên, số người dùng rất lớn so với số kênh dùng chung, không có kênh dự trữ dùng riêng, cuộc gọi bị nghẽn không được gọi lại ngay.

Mô hình Erlang B là mô hình thích hợp hơn cả cho mạng GSM. Từ các công thức toán học, người ta lập ra bảng Erlang B cho tiện dụng.

Ví dụ: Số kênh dùng chung là 10, GoS là 2%. Tra bảng Erlang B ta có lưu lượng muốn truyền là A = 5,084 Erl. Vậy lưu lượng được truyền là:

( ) ( )

* 1 - 5,084* 1 – 0,02 4,9823

A GoS = = Erl

Một phần của tài liệu nghiên cứu và phát triển hệ thống mạng 3g (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w