Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người bị hại 1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người bị

Một phần của tài liệu Người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 35)

2.1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người bị hại từ 1945 đến trước năm 2003.

Người bị hại là một trong những người tham gia tố tụng trong pháp luật TTHS. Cho nên sự phát triển về các chế định về người bị hại đề theo sự phát triển của luật TTHS Vệt Nam. Lịch sử pháp luật TTHS hình sự Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển pháp luật Việt Nam. Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam trải qua rất nhiều thời kỳ. Nhưng chúng ta có thể chia làm các thời kỳ như: Thời kỳ từ nguồn gốc đến nhà Trần; từ thời kỳ nhà Hồ đến thời kỳ Lê Sơ; từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII đến thời kỳ nhà Nguyễn; thời kỳ thực dân Pháp xâm lược;từ cách mạng tháng 8 đến 1954…

Thời kỳ thực dân pháp xâm lược có ba Bộ luật hình sự tố tụng khác nhau được áp dụng tại Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc kỳ. Hiện nay chỉ còn lại Bộ luật hình sự tố tụng áp ụng tại Bắc kỳ, còn hai Bộ luật còn lại chưa tìm được. Theo nghiên cứu Bộ luật hình sự tố tụng áp dụng tại Bắc Kỳ thì cho thấy theo điều 20 và 51 của Bộ luật này đã quy định các loại người tham gia tố tụng bao gồm: Bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nhưng lại chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý của khái niệm về những người này [25].

Tại điều 9 Bộ luật hình sự tố tụng này quy định về người bị hại như sau: “Bất cứ người nào phàm đã bị hại về trọng tội, khinh tội, thì đều có quyền xin minh cứu.

Người bị hại có thể khai miệng hoặc làm đơn mà khống tố với cơ quan hành chánh hoặc cơ quan tư pháp”. Ngoài ra Bộ luật hình sự tố tụng này còn quy định cả quyền kháng cáo đối với người bị hại như điều 51 Bộ luật hình sự tố tụng này quy định: “… Các người bị hại vì tội phạm hoặc vì sự truy tố mà có liệt danh trong án – không cứ có khống tố hay không- hoặc người đại biểu đúng phép hoặc người thừa kế của các người ấy”.

Thời kỳ này pháp luật TTHS của nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của pháp luật TTHS Pháp. Pháp luật hình sự và pháp luật TTHS thời kỳ này đều là công cụ để thực dân pháp và thế lực tay sai duy trì chế độ thực dân xâm lược cho nên vị trí, quyền và nghĩa vụ của người bị hại chưa được đề cập nhiều.

Sang đến thời kỳ cách mạnh tháng 8 thành công, Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời. Chính quyền nhân dân thời kỳ này non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Nền kinh tế nước ta vốn lệ thuộc vào thực dân pháp, bị phát xít Nhật khai thác triệt để trong Chiến tranh thế giới thứ hai, giờ đây rất kiệt quệ, tiêu điều. Hơn nữa cả nạn ngoại xâm, Miền Bắc, khoảng 200.000 quân Tưởng Giới Thạch mượn danh nghĩa đồng minh vào áp giải quân Nhật nhưng dã tâm của chúng là lật đổ chính quyền nhân dân để thành lập chính quyền phản động tay sai cho chúng. Ở Miền nam, thực dân pháp và sự can thiệp Anh chiếm Sài gòn mở rộng chiến tranh, tìm cách chiếm các tỉnh ở Nam bộ và Nam Trung Bộ. Trong tình hình đó mặc dù thù trong giặc ngoài, hoạt động lập pháp nói chung, hoạt động TTHS nói riêng vẫn được Nhà nước ta quan tâm và vị trí của

người bị hại cũng được quan tâm. Tại Điều 18 Sắc lệnh số 85/SL ngày 22-5- 1945 quy định “Về việc hình, người bị thiệt hại nào đã đầu đơn kiện thì có quyền kháng cáo để xin tăng hình phạt, tăng bồi thường và khoản bồi hoàn. Nhưng nếu người đó vì ác ý mà kháng cáo, thì toà án có thể tự mình hoặc theo lời thỉnh cầu của bị can mà bắt người kháng cáo phải bồi thường một số tiền tương được với sự thiệt hại gây ra về vật chất cũng như về tinh thần”. Thời kỳ này đã quy định quyền và nghĩa vụ của người bị hại. Việc quy định nghĩa vụ bồi thường của người bị hại trong trường hợp kháng cáo vì ác ý là nhằm nâng cao trách nhiệm của người bị hại trong việc thực hiện quyền năng của mình.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết, Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, Miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai thống trị. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ II đã xác định: “Đường lối củng cố Miền Bắc của ta là: củng cố và phát triển chế độ dân chủ

nhân dân, tiến dần từng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Đảng ta còn xác

định miền Bắc là căn cứ địa chung của cách mạng cả nước; nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Cho nên pháp luật TTHS hình sự thời kỳ này phải phục vụ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến lược cách mạng. Tuy nhiên pháp luật TTHS hình sự thời kỳ này cũng quan tâm đến địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng trong đó có người bị hại.

Trong bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm kèm theo thông tư 16/TATC ngày 27-9-1974 của Toà án nhân dân tối cao đã quy định: “Để bảo vệ việc xét xử được chính xác, cần xác định rõ tư cách của những người tham gia tố tụng và những quyền của họ. Tư cách của người tham gia tố tụng khác nhau thì quyền của họ cũng khác nhau”.

Trong bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm kèm theo thông tư 16/TATC ngày 27-9-1974 của Toà án nhân dân tối cao lần đầu tiên định nghĩa pháp lý của khái niệm người bị hại đã được đề cập: “người bị hại là công dân đã bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm phạm đến thể chất, tài sản, hoặc xâm hại về tinh thần (như bị lăng nhục, đánh giết, trộm cắp, lừa đảo…). Người đã can thiệp để ngăn cản bị cáo đánh giết người khác nhưng bản thân cũng bị kẻ phạm tội gây thương tích, người có nhà cửa bị cháy vì bị cáo đốt nhà của người khác những đám cháy đã lan sang nhà của họ cũng là người bị xâm hại trực tiếp đến thể chất, tài sản”

Trong thông tư nói trên cũng quy định quyền của người bị hại, đó là những quyền “được đề xuất chứng cứ và những lời thỉnh cầu; được yêu cầu bồi thường và yêu cầu áp dụng biện pháp nhằm bảo đảm bồi thường; được xin thay đổi thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; được tham gia cuộc thẩm vấn và tranh luận ở phiên toà về những sự việc đã gây thiệt hại cho mình; được kháng tố theo quy định của pháp luật để xin tăng hình phạt đối với bị cáo hoặc xin tăng bồi thường”.

Ngoài ra trong bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự kèm theo thông tư số 16/TATC ngày 27-9-1974 của Toà án nhân dân tối cao có đề cập đến người đại diện của bị hại và một số người tham gia tố tụng khác. Thông tư này quy định: “Nếu bị cáo hoặc người bị hại là vị thành niên thì cha mẹ hoặc người giám hộ là đại diện hợp pháp đương nhiên của họ. Những người này cần được triệu tập đến phiên toà để họ có sử dụng những quyền về tố tụng của bị cáo hoặc người bị hại, để bảo vệ những lợi ích hợp pháp của bị cáo hoặc người bị hại”. Người bị hại đã thành niên có thể uỷ nhiệm cho người đại diện cho mình tham gia tố tụng. Người đại diện có những quyền của người mà mình thay mặt

đã uỷ nhiệm trên giấy tờ. Người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại đều có quyền kháng cáo.

Đến khi có BLTTHS của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-1989. Đây là BLTTHS đầu tiên ở nước ta. Nếu pháp luật TTHS ở thời kỳ trước đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật TTHS đơn hành, thì việc phát điển hoá về TTHS này đánh dấu một bước tiến lập pháp TTHS của nước ta, Trong BLTTHS năm 1988, thì vấn đề người bị hại đã được quan tâm và quy định đầy đủ như về định nghĩa thế nào là người bị hại, quyền và nghĩa vụ của người bị hại cũng được quy định tương đối rộng chẳng hạn như có quyền yêu cầu, cung cấp tài liệu, đưa ra chứng cứ; tham gia phiên toà, có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch… . mà pháp luật TTHS của nước ta thời kỳ trước không quy định. Hơn nữa, BLTTHS năm 1988, đã có quy định khá mới so với luật TTHS Việt Nam đó là quyền yêu cầu khởi tố. Theo quy định tại điều 88 BLTTHS năm 1988 thì những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109, đoạn 1, khoản 2 Điều 112; đoạn 1 Điều 113; khoản 1 Điều 116; khoản 1 Điều 117 và Điều 126 Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Ngoài ra còn quy định cả quyền rút yêu cầu của người bị hại nhưng phải trước ngày mở phiên toà. BLTTHS năm 1988, sau nhiều năm thi hành đã cho thấy có một số vấn đề cấp bách được đặt ra cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đến ngày 30/6/1990, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS năm 1988. Trong đó có sửa đổi quy định về việc người bị hại và người tham gia tố tụng khác có quyền nhờ luật sư; bào chữa viên nhân dân hoặc người bảo vệ quyền lợi, đồng thời chưa quy định về

quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Vì vậy, Luật sửa đổi bổ sung BLTTHS năm 1990 đã bổ sung Điều 42a. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự như sau:

“1. Người bị hại …có quyền nhờ luật sư, bảo chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận, bảo vệ quyền lợi cho mình.”

Người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại có quyền cơ bản giống như quyền của người bị hại. Ngoài ra điều luật còn quy định trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có mặt khi CQTHTT lấy lời khai của người mà mình bảo vệ; có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

Qua những điểm trên cho thấy pháp luật về những người tham gia tố tụng đặc biệt là chế định về người bị hại đã được Nhà nước ta quan tâm xây dựng trong thời kỳ này. Quyền và nghĩa vụ của bị hại, đại diện cho bị hại đã đựơc quy định cụ thể rõ ràng thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật TTHS của các cơ quan tư pháp hình sự.

Một phần của tài liệu Người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)