0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN ĐẠI VIỆT TRÍ TUỆ (Trang 26 -35 )

M KH (t) Px GTCL (t – 1)

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án:

Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án và các phương pháp tính toán tài chính được sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài chính bao gồm:

- Giá trị hiện tại ròng (NPV)

- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

- Chỉ số doanh lợi (PI)

- Thời gian hoàn vốn (PP)

Dù áp dụng phương pháp nào để tiến hành thẩm định tài chính dự án, thì nguyên tắc giá trị thời gian của tiền phải được áp dụng.

 Giá trị hiện tại ròng (NPV):

Khái niệm: NPV (Net present vaule) - giá trị hiện tại ròng - là chêng lệch giữa

tổng giá trị của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hoá ở mốc 0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng không. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án.

Trong đó:

Co: vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, giả định vốn đầu tư được bỏ ra 1 lần, vào đầu năm thứ nhất của dự án.

Ct: dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t của dự án, t chạy từ 1 đến T. T: số năm thực hiện dự án.

r: lãi suất chiết khấu, giả định là không đổi trong các năm.

Ý nghĩa của chỉ tiêu:

NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang giá trị dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư; hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận; không những thế, lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền. Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư.

Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:

Nếu NPV< 0: dự án bị từ chối.

Nếu NPV= 0: tuỳ vào vị trí và mục đích khác ( xã hội, môi trường ... ) để lựa chọn. Nếu NPV> 0:

+ Nếu đó là các dự án độc lập thì tất cả được lựa chọn.

+ Nếu đó là các dự án thuộc loại xung khắc thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được lựa chọn.

Ưu điểm:

- Tính đến giá trị thời gian của tiền.

- Cho biết lợi nhuận của dự án đầu tư và giúp chủ đầu tư tối đa hoá lợi nhuận.

Nhược điểm:

- NPV không cho biết khả năng sinh lợi tính bằng tỷ lệ phần trăm nên không thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư.

- NPV không quan tâm đếm sự khác biệt về thời gian hoạt động của các dự án nên việc lựa chọn dự án có NPV lớn nhất không được chính xác.

- NPV dùng chung một lãi suất chiết khấu cho tất cả các năm hoạt động của dự án nhưng tỷ lệ chiết khấu luôn thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội.

- Không thấy được giá trị lợi ích thu được từ một đồng vốn đầu tư.

- Phương pháp NPV khó tính toán vì đòi hỏi phải xác định chính xác chi phí vốn.  Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)

Khái niệm: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại

ròng của dự án bằng không (NPV=0).

Cách xác định

Trong đó:

k1: lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 dương gần tới 0. k2: lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 âm gần tới 0.

NPV1: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k1. NPV2: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k2.

Ý nghĩa của chỉ tiêu:

IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, việc giả định các dòng tiền tái đầu tư với lãi suất chiết khấu là không thuyết phục, vì lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm, thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư trong từng năm thay đổi. Do vậy, chỉ tiêu MIRR, tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh được sử dụng để khắc phục nhược điểm này của IRR.

Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:

Trường hợp có một dự án duy nhất, chọn dự án khi IRR lớn hơn tỉ suất chiết khấu. Nếu có nhiều dự án chọn một thì dự án cho giá trị IRR dương lớn nhất và lớn hơn tỉ suất chiết khấu sẽ được lựa chọn.

Gọi k là tỉ suất chiết khấu của dự án. - Nếu IRR< k: dự án bị loại.

- Nếu IRR = k: dự án được lựa chọn hay bị loại tuỳ thuộc vào mục đích của dự án. - Nếu IRR> k:

+ Nếu đó là dự án độc lập: tất cả được lựa chọn.

( )

2 1 1 2 1 1 NPV NPV k k NPV k IRR + + =

+ Nếu đó là những dự án loại trừ nhau: dự án nào có IRR lớn nhất sẽ được lựa chọn.

Ưu điểm:

- IRR có tính đến giá trị thời gian của tiền.

- IRR khắc phục được nhược điểm của NPV ở chỗ nó có thể so sánh được các dự án có thời gian khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau, nó thể hiện tỷ suất sinh lời bình quân hàng năm của dự án.

Nhược điểm:

- IRR có thể cho kết quả sai lệch nếu có hai hoặc nhiều dự án loại trừ nhau đem so sánh, vì IRR không xét đến quy mô dự án đầu tư .

- Do không tính toán trên cơ sở chi phí vốn của dự án, phương pháp IRR có thể dẫn đến nhận định sai về khả năng sinh lợi của dự án.

- IRR và NPV có thể cho kết quả trái ngược nhau vì dòng tiền của hai dự án đang xem xét là trái ngược nhau về độ lớn.

- Phương pháp IRR sẽ gặp khó khăn khi IRR đa giá trị.  Chỉ số doanh lợi (PI):

Khái niệm: chỉ số doanh lợi (profit index) là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi

của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

Cách xác định:

( )

0 CF n 1 t 1 k t t CF PI ∑ = + =

Ý nghĩa của chỉ tiêu: PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu

đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.

Tiêu chuẩn lựa chọn: PI càng cao thì dự án càng được ưu tiên, nhưng tối thiểu

phải bằng lãi suất chiết khấu. Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện dự án không được bù đắp bởi tỉ suất sinh lợi của dự án.

- PI khắc phục được nhược điểm của những dự án có thời hạn khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau vì nó phản ánh khả năng sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư của cả vòng đời dự án.

- Có mối quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu NPV, thường cùng đưa tới một quyết định.

Nhược điểm:

- Có thể không tối đa hoá lợi nhuận cho chủ đầu tư.

- Vì là số tương đối nên nó không phản ánh được qui mô gia tăng giá trị cho chủ đầu tư như NPV.

 Thời gian hoàn vốn (PP)

Khái niệm: Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được

số vốn đã đầu tư vào dự án.

Cách xác định:

PP = n + Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn Trong đó, n là năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư.

Ý nghĩa của chỉ tiêu: PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó

cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư; do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Khó có thể đưa ra một tiêu chuẩn chung nhất cho việc lựa

chọn dự án theo PP vì mỗi dự án có mức độ rủi ro khác nhau, thời gian thu hồi vốn khác nhau. Do vậy, thông thường PP chỉ được sử dụng như một chỉ tiêu bổ sung cho các chỉ tiêu khác, hay để so sánh các dự án với nhau.

Ưu điểm:

PP giúp cho người thẩm định có một cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro của dự án. Do vậy chỉ tiêu này được các nhà tài trợ, các chủ đầu tư ưa thích.

Nhược điểm:

- PP không xem xét đến khả năng tạo ra thu nhập sau khi đã thu hồi vốn đầu tư. - Hạn chế trong việc so sánh nhiều dự án với nhau. Để so sánh được nhiều dự án thì chỉ tiêu PP đòi hỏi các dự án phải có thời hạn như nhau, vốn đầu tư như nhau, mức độ rủi ro như nhau.

Để có cái nhìn toàn diện, tổng thể hơn về tình hình tài chính và tính khả thi của dự án đầu tư thì bên cạnh việc thẩm định tình hình tài chính của dự án, Ngân hàng còn phải thẩm định khía cạnh tài chính của chủ dự án. Để phân tích tình hình tài chính của chủ dự án các ngân hàng thường sử dụng các tỷ số tài chính. Thông qua phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp Ngân hàng có thể đánh giá khá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các tỷ số tài chính được thiết lập để đo lường những đặc điểm cụ thể về tình trạng và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chúng có thể được phân chia thành các loại như sau:

- Các tỷ số về khả năng thanh khoản. - Các tỷ số về khả năng hoạt động. - Các tỷ số về khả năng cân đối vốn. - Các tỷ số về khả năng sinh lãi.

 Các tỷ số về khả năng thanh khoản:

Có hai tỷ số quan trọng là tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành và tỷ số về khả năng thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán hiện hành:

Khả năng thanh toán hiện hành =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Tỷ số này còn phụ thuộc vào sự so sánh với giá trị trung bình ngành của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Đồng thời, nó cũng được so sánh với các giá trị của tỷ số này của doanh nghiệp trong những năm trước đó.

Mặt khác, trong nhiều trường hợp tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh khoản, bởi nếu hàng tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Bởi vậy, cần phải quan tâm tới tỷ số về khả năng thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Tỷ số về khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho).

 Các tỷ số về khả năng hoạt động:

Các tỷ số này đo lường mức độ hoạt động liên quan đến mức tài sản của doanh nghiệp, gồm có 4 tỷ số chủ yếu:

Tỷ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

Hiệu suất sử dụng toàn

bộ tài sản =

Doanh thu thuần Tổng tài sản bq

Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

Doanh thu thuần Tổng tài sản cố định

bình quân

Tỷ số này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số càng cao càng cho thấy tình hình hoạt động tốt của doanh nghiệp, tạo ra mức doanh thu thuần cao so với tài sản cố định. Mặt khác, tỷ số này còn phản ánh khả năng sử dụng tài sản hiệu quả như thế nào.

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (đơn vị: vòng)

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Tồn kho bình quân

Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu. Nếu tỷ số này có giá trị thấp chứng tỏ rằng các loại hàng hoá tồn kho quá cao so với doanh số bán.

Kỳ thu tiền bình quân = 360 * khoản phải thu bình quân Doanh thu thuần

Kỳ thu tiền bình quân cho biết khoảng thời gian trung bình kể từ khi DN bán hàng cho tới khi DN thu được tiền hàng về là bao nhiêu ngày. Số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt, không bị đọng vốn trong khâu thanh toán.

Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác dùng để đánh giá khả năng hoạt động của DN như: mức độ đảm nhiệm tổng tài sản, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải trả.

 Các tỷ số về khả năng cân đối vốn:

Tỷ số nợ.

Tỷ số nợ = Tổng số nợ Tổng tài sản có

Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Hệ số này càng nhỏ càng tốt nó phản ánh khả năng trả nợ khi doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

Tỷ số về khả năng thanh toán lãi vay.

Khả năng thanh toán lãi

vay =

EBIT

Chi phí lãi vay

Tỷ số này cho biết mức độ đảm bảo thanh toán lãi vay của doanh nghiệp bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ cho thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề, có nguy cơ bị phá sản.

 Các tỷ số về khả năng sinh lãi:

Thu nhập trên tổng tài sản (ROA):

Tài sản bình quân

ROA cho biết bình quân 1 đồng tài sản được đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE):

ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bq

ROE cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS):

EPS =

LN cho CP thường Số lượng CP thường bình quân lưu hành

SL CP thường bình quân lưu hành = SL CP thường lưu hành đầu kỳ + SL CP thường tăng trong kỳ * số ngày tăng/ tổng số ngày của kỳ.

EPS cho biết thu nhập mà một cổ phiếu mang lại là bao nhiêu.

Cổ tức trên một cổ phiếu (DPS):

DPS = EPS (1 – r ) Trong đó r là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại:

r = LN giữ lại/ LN dành cho CP thường

Như vậy DPS chính là EPS sau khi đã tách phần lợi nhuận giữ lại ra.

Bên cạnh đó, khi tiến hành thẩm định kế hoạch trả nợ của dự án cần chú ý: kế hoạch trả nợ của dự án được xây dựng trên cơ sở phương án nguồn vốn và điều kiện vay nợ của từng nguồn. Nó được chủ đầu tư đưa ra trong giai đoạn lập dự án, khi mà nhiều điều kiện vay trả nợ cụ thể chưa được khẳng định, còn mang tính chủ quan dựa trên những dự định. Ngân hàng khi thẩm định sẽ xem xét tính hợp lý của kế hoạch trả nợ này dựa trên cơ sở phân tích dòng tiền thu của dự án. Nguồn thu của dự án phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch trả nợ ngân hàng. Việc tính toán các chỉ tiêu nhằm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN ĐẠI VIỆT TRÍ TUỆ (Trang 26 -35 )

×