NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn tiếng việt và PPGD tiếng việt ở tiểu học hoàng tất thắng (chủ biên) (Trang 39)

I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. TỪ LOẠI 1. TỪ LOẠI

1.1 Khái niệm từ loại

Từ loại là một phạm trù ngữ pháp. Đó là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, tức có chung những đặc điểm ngữ pháp giống nhau trong một ngôn ngữ nhất định.

1.2 Tiêu chuẩn phân định từ loại

Người ta thường căn cứ vào 3 tiêu chuẩn sau:

+ Ý nghĩa khái quát: Đây là ý nghĩa chung của hàng loạt từ, của từng lớp từ nhất định.

+ Khả năng kết hợp: Những từ có cùng khả năng kết hợp giống nhau, tức được phân bố cùng vị trí như nhau thì có thể xếp chung vào một từ loại.

+ Chức vụ cú pháp: Đây là khả năng tham gia cấu tạo câu, khả năng hoạt động của từ trong câu với tư cách một thành phần chức năng.

Trong ba tiêu chuẩn trên đây thì 2 tiêu chuẩn đầu có tác dụng nhiều hơn trong việc tập hợp và quy loại cho từ.

1.3 Đặc điểm của hệ thống từ loại tiếng Việt

+ Danh từ và các tiểu loại danh từ. + Động từ và các tiểu loại động từ. + Tính từ và các tiểu loại tính từ. + Phụ từ và các tiểu loại phụ từ. + Quan hệ từ và các tiểu loại. + Đại từ. + Số từ. + Trợ từ. + Thán từ. + Tình thái từ. 2. CỤM TỪ 2.1 Khái niệm cụm từ

Cụm từ là tổ hợp từ gồm hai từ trở lên, giữa các từ tồn tại các mối quan hệ về ngữ nghĩa và ngữ pháp nhưng chưa thành câu.

2.2 Các loại cụm từ

Tùy theo mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong cụm từ, người ta phân định thành:

- Cụm đẳng lập: Các thành tố trong cụm từ bình đẳng về ngữ pháp.

- Cụm chính phụ: Thành tố trung tâm quyết định bản chất ngữ pháp của toàn bộ kết cấu, các thành tố còn lại phụ thuộc vào nó.

- Cụm chủ vị: Mối quan hệ giữa hai thành tố trong cụm từ là quan hệ chủ vị

2.3 Cụm từ chính phụ

2.3.1 khái niệm

Cụm từ chính phụ là cụm từ trong đó có một thành tố giữ vai trò chính, các thành tố còn lại giữ vai trò phụ, bổ sung. Mối quan hệ giữa các thành tố là quan hệ chính phụ. Việc đảm nhận vai trò chính trong cụm chính phụ là các thực từ: danh từ, động từ, tính từ.

2.3.2 Các loại cụm chính phụ và đặc điểm cấu tạo của chúng

- Cụm danh từ: danh từ là thành tố chinh. - Cụm động từ: động từ là thành tố chinh. - Cụm tính từ: tính từ là thành tố chính.

3. CÂU TIẾNG VIỆT 3.1 Khái niệm

Câu là đơn vị lời nói có cấu tạo ngữ pháp nhất định, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất có chức năng thông báo.

3.2 Các bình diện nghiên cứu câu

- Bình diện nghĩa học - Bình diện kết học - Bình diện dụng học

3.3 Thành phần câu

3.3.1 Thành phần nòng cốt (thành phần chính)

- Khái niệm: thành phần nòng cốt là bộ khung ngữ pháp của câu bảo đảm cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.

- Các bộ phận của thành phần nòng cốt câu:

+ Chủ ngữ là thành phần chính của câu biểu thị thị đối tượng mà hành động, tính chất, trạng thái của nó độc lập với các thành phần khác của câu và được xác định bởi vị ngữ.

+ Vị ngữ là thành phần chính của câu biểu thị hành động, tính chất, trạng thái, quá trình hoặc quan hệ của sự vật được thể hiện qua chủ ngữ.

3.3.2 Thành phần phụ của câu

tiết cần thiết cho nòng cốt câu hoặc bổ sung cho câu một chức năng, một ý nghĩa tình thái nào đó.

- Các thành phần phụ của câu:

+ Trạng ngữ là thành phần phụ bổ sung các ý nghĩa về địa điểm, thời gian, cách thức, phương tiện, tình hình, nguyên nhân, mục đích,…cho sự tình được đề cập trong câu.

+ Bổ ngữ là thành phần phụ trong cụm từ vị ngữ (cụm động từ và cụm tính từ), có vai trò bổ sung chi tiết cho vị ngữ

+ Định ngữ là thành phân phụ của câu, tham gia cấu tạo câu dưới hình thức các thành tố phụ của cụm danh từ, có vai trò xác định, miêu tả cho sự vật nêu ở danh từ - thành tố chính.

+ Phụ ngữ là thành phần phụ của câu, nằm ngoài nòng cốt câu, nhằm bổ sung những ý nghĩa cần thiết cho nong cốt.

3.4 Cấu trúc cú pháp của câu

3.4.1 Câu đơn

Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt câu và không chứa hơn một kết cấu chủ vị. Câu đơn gồm các loại: câu đơn hai thành phần, câu đơn tỉnh lược và câu đặc biệt.

3.4.2 Câu phức

Câu phức là câu có một nòng cốt câu nhưng có hai hoặc hơn hai kết cấu chủ vị. Trong đó chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt câu, các kết cấu chủ vị còn lại chỉ là một thành phần của câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,…

3.4.3 Câu ghép

Câu ghép là câu có từ hai nòng cốt trở lên. Có thể phân chia câu ghép thành các loại sau đây: câu ghép chuỗi, câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ và câu ghép qua lại.

3.5 Câu xét theo mục đích giao tiếp

3.5.1 Câu trần thuật (câu kể, câu tường thuật)

Câu trần thuật là câu dùng để miêu tả về sự tình hoặc để nêu nhận định, phán đóan…nhằm thông báo về những sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái,…nào đó.

Câu trần thuật được phân chia thành nhiều loại: câu khẳng định, câu phủ định, câu bị động, câu chủ động,..

3.5.2 Câu nghi vấn

Câu nghi vấn là câu có nội dung nêu lên điều chưa biết hay còn hoài nghi mà người nói muốn người nghe trả lời, hoặc giải thích cho rõ thêm.

Câu nghi vấn còn được phân loại thành câu nghi vấn chính danh và câu nghi vấn không chính danh.

3.5.3 Câu cầu khiến

Câu cầu khiến là câu nhằm mục đích yêu cầu người nghe thực hiện nội dung được nêu trong câu. Nó thể hiện ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh của người nói đối với người nghe.

3.5.4 Câu cảm thán

Câu cảm thán là câu dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết.

II. CÂU HỎI VÀ GỢI Ý

Câu 1: Từ loại là gì? Người ta căn cứ vào đâu để phân định từ loại trong tiếng Việt?

Gợi ý:

a) Từ loại là gì?

Toàn bộ vốn từ của một ngôn ngữ có thể phân chia thành nhiều lớp từ khác nhau. Nếu sự phân chia ấy căn cứ trên cấu tạo của từ, ta có các lớp từ được gọi là từ đơn, từ ghép, từ láy. Nếu căn cứ trên đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa ta có các lớp từ như toàn dân, từ địa phương, từ vay mượn, v.v… Còn nếu căn cứ trên cơ sở các đặc điểm ngữ pháp, ta sẽ có các lớp từ được gọi là từ loại. Như vậy, từ loại là một phạm trù ngữ pháp. Đó là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, tức có chung những đặc điểm ngữ pháp giống nhau trong một ngôn ngữ nhất định. Các từ đọc, xem, nghiên cứu phải được xếp vào cùng một từ loại, vì chúng có chung những đặc điểm ngữ pháp: Ý nghĩa hoạt động, thành tố chính trong vị ngữ…

b) Các tiêu chuẩn phân định từ loại:

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập (đơn tiết tính, không biến hình). Do đó, để phân định các từ loại trong tiếng Việt, người ta thường căn cứ vào 3 tiêu chuẩn sau:

+ Ý nghĩa khái quát: Đây là ý nghĩa chung của hàng loạt từ, của từng lớp từ nhất định. Chẳng hạn ý nghĩa “sự vật” là ý nghĩa chung của lớp từ được gọi là danh từ; ý nghĩa “hoạt động” là ý nghĩa chung của lớp từ được gọi là động từ. Như vậy, những từ cùng có một ý nghĩa khái quát giống nhau thì thuộc cùng một từ loại.

Chẳng hạn các từ nhà, bàn, ghế, sông, núi,... có thể xuất hiện trước các từ chỉ định vị trí này, nọ, kia, ấy, đó… để hình thành các cụm từ như nhà này, nhà nọ, bàn này, bàn kia, sông ấy, núi kia… nên chúng thuộc cùng một từ loại (danh từ). Khả năng kết hợp có vai trò tích cực trong việc giúp ta nhận ra được ý nghĩa khái quát của từ ở trường hợp những từ có vỏ ngữ âm giống nhau. So sánh khả năng kết hợp của hai từ gói trong câu sau: “ An đã gói kẹo thành những gói lớn nhỏ khác nhau để phân phát cho các cháu nhi đồng”. Từ gói thứ nhất kết hợp với đã và mang ý nghĩa “hoạt động” (thuộc từ loại động từ); từ gói thứ hai kết hợp với những, do đó không thể có cùng ý nghĩa khái quát như từ gói thứ nhất; ở đây nó mang ý nghĩa “sự vật” (thuộc từ loại danh từ).

+ Chức vụ cú pháp: Đây là khả năng tham gia cấu tạo câu, khả năng hoạt động của từ trong câu với tư cách một thành phần chức năng. Một từ ở những câu nói khác nhau có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp khác nhau, nhưng thông thường bao giờ cũng có một chức vụ chủ yếu, nổi bật. Chẳng hạn, những từ thuộc từ loại danh từ thường làm chủ ngữ; thuộc động từ, tính từ thường làm vị ngữ.

Trong ba tiêu chuẩn trên đây thì 2 tiêu chuẩn đầu có tác dụng nhiều hơn trong việc tập hợp và quy loại cho từ.

Câu 2: Thế nào là danh từ? Có thể phân chia danh từ thành những tiểu loại (danh từ) nào?

Gợi ý:

a) Thế nào là danh từ?

Danh từ là từ có ý nghĩa “sự vật” (dùng để chỉ người, động vật, đồ vật …), có thể kết hợp được với từ chỉ số lượng ở trước và những từ chỉ định (này, nọ, ấy, đó…) ở sau, thường ít khi tự mình làm vị ngữ.

Danh từ nói chung có những đặc điểm như sau:

- Ý nghĩa khái quát: Biểu thị ý nghĩa “sự vật”. Ví dụ: nhà, sách, mũ…

- Khả năng kết hợp: Danh từ kết hợp được với những từ chỉ định vị trí ở sau như nhà này, sách kia, mũ nọ… Danh từ cũng có thể kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp ở trước nó với các từ chỉ số lượng như ba cây, sáu ngày, những tư tưởng, mấy học sinh, năm quả cam…

- Chức vụ cú pháp: Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu (Ví dụ: Học sinh đã về hết). Khi làm vị ngữ, danh từ phải đứng sau từ hoặc những từ tương đương chỉ quan hệ: của, tại,do… (Ví dụ: Chị ấy là kỹ sư)

Danh từ có thể phân chia thành nhiều tiểu loại (các lớp con danh từ). Do tính chất đa dạng về ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp nên việc phân loại danh từ khá phức tạp. Người ta có thể tiến hành phân loại từng bước và lần lượt tách thành các lớp con đối lập nhau như sau:

+ Danh từ riêng / danh từ chung.

+ Danh từ tổng hợp / danh từ không tổng hợp.

+ Danh từ đơn vị / danh từ không chỉ đơn vị (DT vật thể, Dt chất liệu, DT trừu tượng).

+ Danh từ đếm được / danh từ không đếm được.

(Xem thêm trong giáo trình để biết rõ hơn về đặc điểm của các tiểu loại danh từ nêu trên).

Câu 3: Thế nào là động từ?

Gợi ý:

Động từ là từ biểu thị ý nghĩa hoạt động, trạng thái, có thể kết hợp được ở trước nó với các từ hãy, đừng, chớ, và thường trực tiếp làm vị ngữ trong câu.

Ví dụ: Xe chạy. Trăng lên.

Từ định nghĩa trên có thể rút ra các đặc điểm của động từ như sau: + Ý nghĩa khái quát: biểu thị ý nghĩa (hoạt động), (trạng thái).

+ Khả năng kết hợp: nói chung là kết hợp được với các từ rồi, xong, nữa, mãi… ở phía sau; với các từ đang, sẽ, đã, vẫn, cứ…, đặc biệt là với các từ hãy, đừng, chớ ở phía trước (ví dụ: Nói xong; làm rồi; đang tiến hành; hãy tin tưởng; đừng nghi ngờ…).

+ Chức vụ cú pháp: thường làm vị ngữ hoặc làm thành tố chính trong vị ngữ của câu (ví dụ: Em bé ngủ; Nam đã đi làm).

Câu 4: Hãy phân biệt động từ nội động với động từ ngoại động.

Gợi ý:

Động từ nội động là động từ mà hoạt động hay trạng thái do nó biểu thị chỉ diễn ra hay tồn tại ở chính chủ thể của hoạt động, trạng thái ấy, chứ không tác dụng, ảnh hưởng đến đối tượng bên ngoài nó, như đứng, chạy, rơi, nghĩ ngợi…

Còn động từ ngoại động là động từ mà hoạt động do nó biểu thị có tác dụng, ảnh hưởng đến đối tượng bên ngoài chủ thể của hoạt động ấy, như đọc sách, dắt xe, mặc áo, đóng cọc, xây nhà…

Như vậy động từ nội động và động từ ngoại động có những điểm giống và khác nhau như sau:

- động từ chỉ hoạt động.

- có khả năng kết hợp với các phụ từ hãy, đừng, chớ…

- trực tiếp làm vị ngữ hoặc làm thành tố chính trong vị ngữ + Khác nhau:

- Động từ nội động: biểu thị hoạt động của chủ thể không có tác dụng lên đối tượng bên ngoài chủ thể. Do đó, động từ nội động không có bổ ngữ đối tượng kèm theo sau. Ví dụ: chảy; trôi;đứng…

- Động từ ngoại động: biểu thị hoạt động của chủ thể có tác dụng lên đối tượng bên ngoài chủ thể. Do đó, động từ ngoại động có bổ ngữ đối tượng kèm theo sau. Ví dụ: viết thư; học bài; mua sách…

Câu 5: Thế nào là tính từ?

Gợi ý:

Tính từ là từ biểu thị ý nghĩa tính chất (đặc điểm của sự vật, hiện tượng), có thể kết hợp được với các từ chỉ mức độ như rất, khá, hơi, vô cùng… ở trước, và với lắm, quá, vô cùng… ở sau.

Tính từ nói chung có những đặc điểm sau:

+ Ý nghĩa khái quát: biểu thị ý nghĩa tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Biển xanh; cây cao; chạy nhanh

+ Khả năng kết hợp: phần lớn các tính từ kết hợp được với từ chỉ mức độ. Ví dụ: rất ngoan; hơi xấu; cực kỳ đẹp

+ Chức vụ cú pháp: thường làm vị ngữ trong câu như động từ. Tính từ có thể dùng kèm với danh từ, động từ để miêu tả đặc điểm cho sự vật (định ngữ), hoạt động (bổ ngữ) do danh từ, động từ biểu thị.

Câu 6: Tại sao động từ và tính từ có thể xếp chung vào phạm trù từ loại vị từ?

Gợi ý:

Động từ và tính từ được xếp chung vào phạm trù từ loại vị từ, vì theo các nhà nghiên cứu chúng có những đặc điểm tương đồng:

- Về khả năng kết hợp: động từ (Đ) và tính từ (T) đều có đặc điểm kết hợp gần gũi nhau, như kết hợp được với các phó từ vẫn, cứ, cũng, còn… Nhất là đối với nhóm động từ chỉ trạng thái tâm lý như yêu, ghét, giận, thương, mến, xúc động, băn khoăn, lo lắng… thì khả năng kết hợp của chúng với các phó từ chỉ mức độ chẳng khác tính từ. Ví dụ: rất thương (thương: Đ), rất đẹp (đẹp: T).

- Về chức năng cú pháp: động từ và tính từ đều có khả năng đảm nhiệm một chức vụ cú pháp phổ biến là làm vị ngữ. Ví dụ: Hoa nở; Bức tranh đẹp lắm.

Câu 7: Động từ và tính từ, tuy có những đặc điểm tương đồng với nhau (xem câu 6), nhưng chúng vẫn có những điểm khác biệt nhau. Vậy, động từ và tính từ khác nhau như thế nào?

Gợi ý:

Động từ và tính từ, tuy có những đặc điểm tương đồng nhau (xem câu 6), chúng vẫn có những điểm khác biệt nhau như sau:

+ Về ý nghĩa khái quát: động từ biểu thị ý nghĩa hoạt động, trạng thái; còn tính từ biểu thị ý nghĩa tính chất.

+ Về khả năng kết hợp: nói chung động từ kết hợp được với các phó từ mang ý nghĩa cầu khiến như hãy, đừng, chớ… còn tính từ thì không. Trái lại hầu hết tính từ đều có thể kết hợp được với các phó từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, cực kỳ…); trong khi đó, động từ, trừ nhóm động từ chỉ trạng thái tâm lý (yêu, ghét,

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn tiếng việt và PPGD tiếng việt ở tiểu học hoàng tất thắng (chủ biên) (Trang 39)