Phổ hồng ngoại:

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổng hợp fomazan và bis-fomazan, khả năng tạo phức và làm phẩm nhuộm của chúng (Trang 48)

D ai h oc Qu oc gia H i dra z on of thi o phe n

3.2.2.2. Phổ hồng ngoại:

Trên phổ hồng ngoại của fomazan và bis-fomazan xuất hiện các số sóng đặc trưng cho các dao động của liên kết C=N, N=N, N−N và N−H.

Số sóng đặc trưng cho dao động của liên kết NH từ 3234-3456cm-1 , tuy nhiên một số hợp chất không thấy xuất hiện các pic ở vùng này chứng tỏ rằng trong hợp chất fomazan đã hình thành liên kết cầu hiđro nội phân tử (đã đề cập đến ở phần tổng quan). Số sóng đặc trưng cho dao động của liên kết C=N vào khoảng 1590-1607cm-1, cường độ cao, chân rộng. Liên kết N=N xuất hiện hai đỉnh nhưng đỉnh ở vùng 1000-1036cm-1 đặc trưng trong phổ của các fomazan và bis-fomazan. Tín hiệu dao động của liên kết N–N xuất hiện ở khoảng 1224-1276cm-1

và có cường độ hấp thụ tương đối mạnh.

Ngoài ra trên phổ IR còn có các tín hiệu của C=C vòng thơm ở vùng 1600, 1500, 1470cm-1 nhưng những tín hiệu này thường bị lẫn hoặc che khuất, trên phổ cũng xuất hiện các dao động đặc trưng của các nhóm thế -NO2 ở vùng 1325- 1329cm-1 , của -OH ở vùng hơn 3400cm-1, chân rộng và tín hiệu của liên kết C=O ở 1692cm-1…

Mặt khác, để nhận biết sự hình thành của sản phẩm bis-fomazan cũng có thể quan sát trên phổ hồng ngoại khi thấy sự mất đi tín hiệu của hai nhóm –NH2 trong phân tử điamin.

Hình 3.9: Phổ hồng ngoại của 1-phenyl-3-(3-piriđyl)-5-(3-hiđroxiphenyl)fomazan (F2) N N N NH N OH Hình 3.10: Phổ hồng ngoại của 4, 4’-bis[1’’-phenyl-3’’-(N-metyl-2-pirolyl)-5’’-fomazyl]điphenyl ete (BF3) N C N N NH N O N C N N NH N

Bảng 3.7: Phổ hồng ngoại của fomazan và bis-fomazan

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổng hợp fomazan và bis-fomazan, khả năng tạo phức và làm phẩm nhuộm của chúng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)