Quan điểm hoàn thiện chính sách đất đai trong nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Một số ảnh hưởng của chính sách đất nông nghiệp đến phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 38 - 50)

II. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHO CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ TRONG THỜ

1. Quan điểm hoàn thiện chính sách đất đai trong nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới

thời gian tới

Nhất quán chủ trương giao đất lâu dài cho nông dân và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho quyền sử dụng đất. Đây là quan điểm cần quán triệt sâu sắc trong nội dung của chính sách đất nông nghiệp vì nó duy trì được động lực sử dụng đất hiệu quả của nông dân kết hợp với tác động kích thích của kinh tế thị trường làm cho nông dân biết lao động phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Chính sách đất nông nghiệp phải hướng tới khuyến khích nông dân sử dụng đất một cách hiệu quả thông quan một hệ thông các biện pháp hỗ trợ tài chính, khuyến nông, và giúp nông dân hình thành các tổ chức kinh doanh nông nghiệp hiệu quả. Bởi nông dân với những hạn chế vốn có của mình không thể tự lực cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Chính sách đất nông nghiệp phải nhất quán với đường lối đối xử với nông dân của Đảng, nhất là chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Hiện tại chế độ giao đất cho nông dân tự chủ canh tác là phù hợp. Tuy nhiên, kinh tế tiểu nông vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực nên khi hoạch định chính sách đất đai Nhà nước phải dựa trên lập trường của giai cấp công nhân để xử lý các vấn đề liên quan như mua bán, tranh chấp, phân chia đất đai để hạn chế tiêu cực của thị trường đối với nông dân.

Chính sách đất nông nghiệp phải phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông nghiệp hiện đại. Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại là mục tiêu tiên quyết mà chính sách đất đai phải hướng đến. Từ những kinh nghiệm trong quá khứ, mọi cải cách trong nông nghiệp hướng sản xuất hiện đại phải lấy tiêu chuẩn hiệu quả, sức cạnh tranh và thu nhập của nông dân làm thước đo.

Chính sách đất nông nghiệp phải đón trước xu thế hội nhập và phù hợp vớ phân công lao động quốc tế. Quan điểm này làm cho chính sách đất nông nghiệp của nước ta có thể triển khai hiệu quả trong điều kiện nước ta tích cực hội nhập. Nếu không quán triệt quan điểm này thì những nỗ lực của Nhà nước trong chính sách đất nông nghiệp có thể bị quá trình toàn cầu hóa làm vô hiệu hóa.

2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đất đai trong phát triển nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới chính sách đất đai phải phù hợp với thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, nghĩa là phải thực hiện điều tiết các quan hệ cung-cầu của nền kinh tế thị trường và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Sự phù hợp này phải được thể hiện trên các mặt: lợi ích kinh tế của người dân, của doanh nghiệp và quản lý hiệu quả của Nhà nước.

Đảm bảo tính nhất quán của quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai. Phân định rõ ràng quyền năng của Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu; đồng thời mở rộng quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất trên cơ sở hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích của từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Trong đó, lợi ích quốc gia là hàng đầu, lợi ích của người sử dụng đất là động lực; thể hiện thành những qui định thống nhất, rõ ràng, cụ thể của các văn bản luật về đất đai nhằm dễ thực hiện cho cả cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể sử dụng đất.

Chính sách, pháp luật về đất đai phải mang tính chiến lược thể hiện tầm vóc của một chính sách lớn; không nên tùy tiện thay đổi thường xuyên và nhiều ban ngành quản lý ra quyết định, quy định chồng chéo như hiện nay. Cần bổ sung nhằm làm cho luật đất đai bao quát được đầy đủ các vấn đề về quản lý và sử dụng đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về quan hệ sở hữu, chiếm hữu và sử dụng đất đai: xét về nguồn gốc hình thành, lịch sử chiếm hữu, khai phá và cải tạo thì đất đai không phải là sản phẩm riêng của cá nhân mà là tài sản chung của cả cộng đồng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý và định đoạt. Nhà nước cần hoàn thiện khung khổ pháp lý đảm bảo rõ quyền tự chủ sử dụng ruộng đất của nông dân theo nguyên tắc thị trường và quyền đại diện quản lý đất đai của Nhà nước; cần thể chế hóa cụ thể hơn nữa mối quan hệ giữa nhà nước thay mặt toàn dân quản lý đất đai và nông dân là người tự chủ kinh doanh trên đất đai. Tạo điều kiện đấy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình nông dân, nhất là đơn giản hóa thủ tục công chứng hợp đồng cho thuê đất và thủ tục thay đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Với tư cách là chủ thể đại diện quyền sở hữu tối cao, Nhà nước giao một phần các quyền này cho người dân và các tổ chức trong xã hội, trước hết là quyền sử dụng đất. Do vậy, đối với đất đai đã được quy hoạch ổn định về mục đích sử dụng thì việc

giao cho người sử dụng quyền chiếm giữ và quyền sử dụng lâu dài là phù hợp với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đồng thời lại tạo điều kiện để người sử dụng đất yên tâm cải tạo khai thác hợp lý đất đai và đầu tư các công trình trên đất. Tăng cường các quy định nghiêm khắc hơn về nghĩa vụ bảo về đất đai nông nghiệp nhất là đất lâm nghiệp của nông dân.

Chính sách đất đai phải xuất phát từ quy luật hình thành và phân phối địa tô của đất đai. Căn cứ vào quy luật hình thành và phân phối địa tô, Nhà nước sẽ thu về một phần giá trị tăng thêm trên đất đai do các đầu tư xã hội làm tăng giá trị của đất đai nói chung; khi thu hồi đất đai, Nhà nước sẽ thực hiện đền bù phần giá trị đầu tư thêm của chủ thể sử dụng đất đầu tư vào cải tạo đất cũng như các nguồn lợi đang có trên đất đai theo giá cả thị trường.

Đối với quan hệ ruộng đất trong nông thôn nước ta hiện nay phải đảm bảo các yêu cầu sau: nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất và tạo điều kiện tập trung ruộng đất và ruộng đất thực sự trở thành một yếu tố kinh tế quan trọng vận động theo xu hướng kinh doanh sản xuất hàng hóa.

Cần bổ sung thêm những chính sách khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả và chính sách khuyến khích khai thác đất nông nghiệp theo chiều rộng, khuyến khích nông dân đi khai hoang, mở thêm đất mới cho kinh doanh nông nghiệp. Chính sách đất nông nghiệp trong thời gian tới cần khuyến khích thích đáng nông dân tăng vụ vì tăng vụ ở nước ta cũng đồng nghĩa với tăng thêm diện tích đất nông nghiệp. Thực hiện các chính sách tiết kiệm đất đai cho các nhu cầu khác trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Triển khai các chính sách khuyến khích khai thác đất đai theo chiều sâu, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến, hiện đại. Khuyến khích nông dân tham gia các hình thức hợp tác đa dạng từ đổi công, dịch vụ chung về máy móc nông nghiệp, hỗ trợ vốn đến các hình thức cao hơn như thành lập các hợp tác xã, trang trại, chung vốn thành lập doanh nghiệp. Chính sách đất nông nghiệp cũng cần phối hợp với ác chính sách khuyến khích nghiên cứu và triển khai công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp trên cơ sở định hướng đầu tư cho các chương trình nghiên cứu sinh học, gien, giống mới và hỗ trợ nhiều hơn cho công tác chuyển giao công nghệ mới cho nông dân.

việc từng bước sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách thuế và phí liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp; đổi mới chính sách giá đất của Nhà nước để giảm sự cách biệt quá mức trong giá các loại đất khác nhau, thiết kế lại chính sách đền bù đất nông nghiệp theo hướng đảm bảo hơn cuộc sống cho người dân mất đất; tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nước ở nông thôn.

Tích cực tuyên truyền đường lối, chính sách về đất đau nông của Đảng và Nhà nước ở nông thôn. Lập các cơ quan cung cấp thông tin và dịch vụ với chi phí thấp cho nông dân về thị trường và giao dịch thị trường, nhất là thị trường đất nông nghiệp. Tăng cường dân chủ trong hoạch định chính sách đất nông nghiệp bằng cách thể hiện ý nguyện của người dân thông qua điều tra góp ý vào chính sách đất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ, bản lĩnh phẩm chất và nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đất đai. Tạo điều kiện cho người dân có quyền phát hiện những sai trái trong quản lý đất đai của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước trong việc quản lý đất đai, nhất là quy hoạch sử dụng đất để tạo áp lực hạn chế tiêu cực của cán bộ địa chính.

III. Kết luận

Cho đến nay, đất đai vẫn là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của một quốc gia. Đất đai có giới hạn, trong khi dân số và nhu cầu của dân cư về đất đai không ngừng tăng lên. Chính vì thế, hiệu quả sử dụng đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng sống của dân cư. Việt Nam là một nước nông nghiệp, với 70% dân số sống ỏ nông thôn, do đó đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng càng có ý nghĩa quan trọng.

Chính sách đất đai Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế đến nay là phù hợp với tiến trình phát triển và đổi mới kinh tế của đất nước. Quá trình tiến triển trong tư duy về chính sách đất đã mang lại những tác động sâu rộng từ những chuyển biến trong quan hệ ruộng đất, nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến sự ra đời sôi động của thị trường bất động sản.

Bên cạnh những thành tựu trên, trong những năm gần đây, khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường cũng là lúc chính sách đất đai bộc lộ toàn diện những khiếm khuyết, thiếu sót. Làm cho tính chất phức tạp và bản chất gây nhiều tranh cải của vấn đề đất đai tăng lên, dẫn đến những kết cục không đáng có như sau: thị trường bất động sản trở nên khó kiểm soát và biến động khó lường tạo nên những đợt sốt đất giả tạo. Các vấn đề xã hội nảy sinh như tranh chấp, khiếu kiện tập thể, xung đột, phân hóa xã hội do tập trung đất đai mà mục tiêu chính sách và xã hội không mong muốn.

Tóm lại, đóng góp lớn nhất mà Nhà nước có thể tạo ra để vận hành tốt hơn chính sách đất đai trong thời gian tới là: Nhất quán chủ trương giao đất lâu dài cho nông dân và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho quyền sử dụng đất tham gia thị trường bất động sản; Chính sách đất đai phải hướng tới việc khuyến khích nông dân sử dụng đất một cách hiệu quả; Chính sách đất đai phải nhất quán với đường lối đổi xử với nông dân của Đảng nhất là các chính sách về xóa đói giảm nghèo ở nông thôn; Chính sách đất đai phải phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông nghiệp hiện đại; Chính sách đất đai phải đón trước xu thế hội nhập và phân công lao động quốc tế. Đồng thời chuyên đề cũng đưa ra những khuyến nghị Đảng và Nhà nước áp dụng hệ giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện chính sách đất đai trong nông nghiệp nông thôn trên các giác độ đảm bảo cơ sở pháp lý của chính sách đất nông nghiệp; nâng cao năng lực hoạch định và triển khai thực hiện chính sách của nhà nước; hoàn thiện hệ công cụ chính sách khuyến khích nông dân sử dụng đất hiệu

quả, tăng cường thu hút nông dân tham gia và ủng hộ chính sách đất nông nghiệp của nhà nước.

Ruộng đất và chính sách đất đai là lĩnh vực phức tạp. Do khuôn khổ thời gian và nguồn lực có hạn, chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được sự nhận xét đánh giá của các thầy cô để chuyên đề có thể hoàn thiện một cách tốt hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Ths. Hoàng Mạnh Hùng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Phạm Văn Khôi chủ biên: Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân – Hà Nội, 2007

2. PGS.TS Vũ Đình Thắng chủ biên :Giáo trình kinh tế nông nghiệp.

Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân

3. PGS.TS Trần Quốc Khánh chủ biên: Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp. Nhà xuất bản Lao động Xã hội

4. Bài giảng môn Kinh tế nông nghiệp của GVC. Hoàng Văn Định

5. Bài giảng môn Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn của PGS.TS Phạm Văn Khôi

6. Marsh S.P, T.G, MauAulay và TS Phạm Văn Hùng: Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam 2007

7. www.acier.gov.au: Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở

Việt Nam 2007 bản tóm tắt

8. Luật Đất đai năm 1981, 2003,

9. Luật của Quốc Hội số 10/1998/QH10 NGÀY 2 \12 \1998 sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1981.

10. Nghị định 64CP ban hành ngày 27\9\1993 về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài với mục đích nông nghiệp

11. Nghị đinh 154\2007\ND- CP ngày 15\10\2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi

12. Nghị định 84CP ban hành 8/8/1994 về thuế bổ sung đối với hộ sử dụng đất nông nghiệp quá mức hạn diện tích

13. Nghị định 129/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/11/2003 Quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của QH về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/ 7 /1993 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02 / 12/ 1998.

15. Báo cáo và số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam qua số liệu thống kê các năm

16. Báo cáo của Ngân hang Thế giới, Ngân hang Á Châu

17. www.tintuc.vn Bài viết: Thị trường đất đai khu vực nông nghiệp còn

thiếu minh bạch với người nghèo

18. www.nongnghiep.vinhlong.gov.vn : Bài viết Dồn điền đổi thửa để thực

hiện phương thức sản xuất mới theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

19. www.baovietnam.vn Bài viết: Thành bại phụ thuộc chính sách đất đai

20. www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com Bài viết: chính sách đất

đai ở Việt Nan thời kỳ đổi mới.

21. Đề tài khoa học: “Chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp” – học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2005s

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...1 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP, ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM...3

I. MỘTSỐKHÁINIỆM...3

1. Nông nghiệp...3

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động

Một phần của tài liệu Một số ảnh hưởng của chính sách đất nông nghiệp đến phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w