Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CỦA VIỆC THỰC HIỆN HAI CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI VÀ XÚC TIẾN CỦA MICROSOFT (Trang 31 - 34)

Từ những phân tích về chiến lược phân phối và xúc tiến của Microsoft cũng như những thành công và những thất bại trong hai chiến lược trên trong thời gian qua nhóm xin được đưa ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Đối với chiến lược phân phối:

Mục đích của các kênh phân phối là tạo ra tiện lợi cho khách hàng, đưa sản phẩm đến vị trí thuận lợi cho khách hàng tiềm năng, sản phẩm phải được trưng bày, chuẩn bị, sẵn sàng để sử dụng trong những điều kiện thích hợp, phải thông tin về những đặc trưng, lợi ích của sản phẩm, giải đáp thắc mắc. Vì vậy, khi tung ra một sản phẩm mới tại một thị trường cần phải xây dựng hệ thống kênh phân phối đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng được mục tiêu của việc phân phối. Bên cạnh đó, hệ thống phân phối cần phải được xây dựng một cách hoàn thiện và sâu rộng. Tuy nhiên trong chiến lược phân phối sản phẩm Tablet Surface tại thị trường Mỹ, Microsoft đã không tạo ra được sự tiện lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận và mua sản phẩm. Đối với một thị trường rộng lớn, đứng đầu thế giới về sự phát triển kinh tế, luôn theo kịp xu hướng phát triển của công nghệ thông tin như Mỹ thì cần phải xây dựng một hệ thống phân phối với nhiều kênh phân phối và phải mở rông thêm hệ thống phân phối nhằm giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận và mua sản phẩm một cách dễ dàng. Tablet Surface thất bại tại thị trường Mỹ là một bài học đắt giá cho các doanh nghiệp toàn cầu khác : Không phải có sản phẩm tốt, quảng cáo rầm rộ là sẽ thành công nếu như khâu phân phối không hoàn thiện.

Microsoft dường như đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá từ chiến lược phân phối không hiệu quả đối với Tablet Surface trong thời gian sản phẩm mới được tung ra tại thị trường Mỹ. Và Microsoft đang có những sự thay đổi trong chiến lược phân phối của mình. bắt đầu từ tháng 12/2012, Microsoft sẽ mở rộng hệ thống phân phối Surface ra khỏi tất cả các cửa hàng bán lẻ của họ (cả trực tuyến lẫn không trực tuyến). Theo một thông báo từ tháng 11 thì công ty này cũng đang chuẩn bị mở một số đại lý hoạt động lâu dài. Mĩ và Úc sẽ là hai quốc gia đầu tiên có thêm các cửa hàng bán lẻ Surface RT. Một số quốc gia khác cũng sẽ được bổ sung thêm các cửa

hàng Surface RT trong một vài tháng tới, Microsoft cho biết. Theo dự kiến của Microsoft thì các cửa hàng bán lẻ này sẽ được mở vào đầu năm 2013 nhưng nhiều nhà bán lẻ đang đề nghị họ mở cửa sớm hơn. Paul Thurrott, một người làm việc tại Windows SuperSite cho biết ông đã nghe tin Microsoft dự định sẽ rao bán Surfaces cả trên Best Buy và Staples tại Mĩ từ hai tuần trước. Tuy nhiên, Microsoft hiện vẫn chưa thông báo danh sách chuỗi cửa hàng cũng như quốc gia sẽ bán Surface được bổ sung này. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những kế hoạch, những dự kiến, những thông báo mà Microsoft đưa ra chứ chưa có những số liệu chính xác. Nhưng chúng ta vẫn có thể hy vọng rằng Microsoft sẽ có những bước đi đúng đắn trong chiến lược phân phối sản phẩm Tablet Surface không chỉ ở thị trường Mỹ mà còn ở thị trường các quốc gia khác.

Cần phải xác định hệ thống phân phối phù hợp với điều kiện thay đổi môi trường của mỗi quốc gia, phù hợp bối cảnh thị trường mục tiêu. Các thị trường khác nhau phải có hệ thống phân phối khác nhau. Đối với sản phẩm Tablet Surface tại thị trường Mỹ trong thời gian tới Microsoft nên mở rộng hệ thống kênh phân phối ra các cửa hàng bán lẻ khác để có thể kích cầu sản phẩm và tiêu thụ hết hàng lưu kho tại Mỹ. Khi thâm nhập vào các thị trường khác thì Microsoft cần có những thay đổi trong chiến lược phân phối nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất. Ngoài ra, Microsoft cũng nên tăng cường triển khai hệ thống các cửa hàng bán lẻ “Microsoft Store” trên toàn cầu chứ không chỉ tập trung vào thị trường Mỹ như hiện nay. Hệ thống các cửa hàng bán lẻ “Microsoft Store” sẽ giúp Microsoft tăng cường và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, cạnh tranh được với Apple và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Đối với chiến lược xúc tiến:

Xúc tiến là sự truyền thông của công ty để thông tin và ảnh hưởng đến khán thính giả. Mục tiêu của xúc tiến là bán sản phẩm và xây dựng hình ảnh công ty. Vì vậy, cần phải xây dựng một chiến lược xúc tiến phù hợp với thị trường của mỗi quốc gia.

Chiến lược xúc tiến cần được thực hiện hiệu quả cùng với chiến lược sản phẩm, giá và phân phối.

mà sản phẩm hướng đến để chọn cách thức truyền đạt thông điệp hiệu quả. Ngoài ra, quảng cáo phải thật sự hấp dẫn và lôi cuốn có những điểm nhấn riêng tạo nên được sự nhận thức của khách hàng. Như vậy, khách hàng mới chú ý đến sản phẩm và sẽ dẫn đến hành động mua sản phẩm ngay sau đó. Quảng cáo Tablet Surface của Microsoft tại thị trường Mỹ được đánh giá là một mẫu quảng cáo thành công nhờ vào sự khác biệt, hấp dẫn và nắm bắt được tâm lý khách hàng.

Đối với thị trường Trung Quốc thì việc quảng bá sâu rộng là quan trọng nhưng cần quản lý tốt việc phân phối đĩa lậu. Hoặc có thể để khách hàng trãi nghiệm cùng với tính năng của sản phẩm tại nơi phân phối, giảm bớt chi phí quảng cáo tập trung cho phân phối.

Không nên quảng cáo quá phô trương, quá rầm rộ về sản phẩm tạo sự mong chờ quá nhiều nhưng khi trải nghiệm thì lại không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng quay lưng lại với sản phẩm.

Khi thực hiện một chiến lược xúc tiến ở bất kỳ một quốc gia nào cũng cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường đó, về nhu cầu của khách hàng để tung ra được chiến lược xúc tiến hiệu quả nhằm gia tăng sự nhận biết của khách hàng, kích thích cho việc bán sản phẩm sau đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. tin247.com 1. tin247.com 2. baomoi.com 3. PCWorld VN/Gamesindustry 4. http://www.vozforum.com 5. http://www.tincongnghe.com.vn/2012/10/250340 6. http://www.youtube.com 7. www.microsoft.com

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CỦA VIỆC THỰC HIỆN HAI CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI VÀ XÚC TIẾN CỦA MICROSOFT (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w