Đánh giá về thị trường công nghệ thông tin tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CỦA VIỆC THỰC HIỆN HAI CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI VÀ XÚC TIẾN CỦA MICROSOFT (Trang 26 - 27)

Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc được đánh giá rất cao (vượt qua Nhật Bản giành vị trí thứ 2 thế giới), với dân số hơn 1,3 tỷ người là thị trường nhân công rẻ, hấp dẫn. Từ năm 2005 đến nay Trung Quốc rất chú trọng đến việc đầu tư về công nghệ thông tin, áp dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực đời sống. Nhiều dự án cải tổ toàn bộ cơ sở hạ tầng Internet của Trung Quốc đang được thực hiện, với sự tham gia của nhiều hãng nổi tiếng như: Cisco Systems (Mỹ), Juniper Networks (Mỹ), Microsoft (Mỹ), Alcatel (Pháp), và Huawei Technologies (Trung Quốc). Vào thời điểm cuối năm 2009 số người sử dụng Internet ở Trung Quốc là 384 triệu người chiếm 28,9%, đưa Trung Quốc đứng đầu thế giới về tỷ lệ sử dụng. Theo dự báo của bà Meg Whiteman – CEO của HP nhận định : “ năm 2015, Trung Quốc sẽ có hơn 650 triệu người được kết nối và trực tuyến”. Theo thống kê hiện tại, Trung Quốc mới đạt được tỉ lệ 200 máy tính/1000 dân hay cứ 5 người thì có 1 người có máy tính, dưới mức trung bình của thế giới. Giống như một thị trường mới nổi, Trung Quốc đang có mức tăng trưởng hấp dẫn. (theo web: thongtincongnghe.com, trong bài “ Trung Quốc sẽ là một Nhật Bản mới trong lĩnh vực công nghệ cao”).

Ngày 8/6/2010, chính phủ Trung Quốc công bố sách trắng về Internet. Những thông tin từ đây cho biết, năm 2009, tại Trung Quốc có 3,32 triệu trang web đang hoạt động. Trong 12 năm ( 1997 – 2009), Trung Quốc đã đầu tư 4,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ (630 tỷ USD) xây dựng hạ tầng internet. Mạng cáp quang của Trung Quốc hiện có chiều dài 8,276 triệu km. Cuối năm 2009, các công ty viễn thông của Trung Quốc có 136 triệu điểm kết nối internet băng thông rộng.

Trong sách trắng cũng đề cập đến việc phát triển nhân tài về công nghệ phần mềm, giai đoạn 2010-2020 đề ra mục tiêu đến năm 2020 quốc gia đứng trong hàng ngũ các nước mạnh về nhân tài trên thế giới. Với mục tiêu cụ thể : nguồn nhân tài tăng từ 114 triệu người hiện nay lên 180 triệu, tỷ lệ người ở độ tuổi lao động tốt nghiệp cao

GDP, chú trọng đào tạo nhân tài trong các lĩnh vực trọng điểm phát triển kinh tế quốc dân và xã hội ( như chế tạo trang thiết bị, thông tin, công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ).

Điểm nổi bật của thị trường internet tại Trung Quốc vào năm 2011 là việc Google rút khỏi thị trường này. Khó khăn của “ Gã khổng lồ về tìm kiếm thông tin trên thế giới”, đã giúp Microsoft sau một năm rưỡi có cơ hội bắt tay với Baidu ( được coi là Google của Trung Quốc). Theo Baidu cho biết, công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft sẽ xuất hiện trên các trang của Baidu (theo baomoi.com). Là công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc hiện nay, Baidu đang nỗ lực nâng cấp dịch vụ tìm kiếm bằng tiếng Anh ( vì các lệnh tìm kiếm bằng tiếng Anh trên trang này đạt mức 10 triệu mỗi ngày). Phát ngôn viên Kaiser Kuo của Baidu phát biểu “ Ngày càng có nhiều người gõ lệnh tìm kiếm tiếng Anh. Nhưng Baidu chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu này. Hợp tác với Microsoft là cách để chúng tôi đạt được mục tiêu. Đầu tư vào Trung Quốc từ năm 1992, với những nỗ lực của mình Microsoft đã có chỗ đứng đáng kể trên thị trường này. Không chỉ có việc đưa công cụ tìm kiếm vào trang mạng lớn nhất của Trung Quốc thành công, mà các phần mềm ứng dụng của Microsoft cũng được bán ra với số lượng lớn khi cài trên các máy tính của HP, Dell … cũng như bán riêng từng bản như Windows XP, Windows 7, Windows Phone…

Bên cạnh những thành công tại thị trường Trung Quốc, mặc cho những nỗ lực về xúc tiến Microsoft cũng bị thất bại về Windows Vista tại thị trường này.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CỦA VIỆC THỰC HIỆN HAI CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI VÀ XÚC TIẾN CỦA MICROSOFT (Trang 26 - 27)