buýt ở Hà Nội và Tổng công ty vận tải Hà Nội
a. Đối với quản lý nhà nƣớc:
- Quy hoạch lại mạng lƣới luồng tuyến, các điểm dừng nhà chờ cho toàn hệ thống.
- Hợp lý hóa lại cơ cấu giá cƣớc, đa dạng hóa các loại vé xe buýt
- Hỗ trợ về vốn, lãi suất cho doanh nghiệp để đầu tƣ thay thế phƣơng tiện, cơ sở vật chất.
- Có cơ chế chính sách ủng hộ doanh nghiệp nhằm đƣa công nghệ vào quản lý chất lƣợng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt
b. Đối với Tổng công ty vận tải Hà Nội: - Hợp lý hóa, tối ƣu hóa đoàn phƣơng tiện.
- Áp dụng kỹ thuật, công nghệ vào quản lý chất lƣợng dịch vụ.
- Chủ động tái đầu tƣ thay thế phƣơng tiện đảm bảo chất lƣợng kỹ thuật, mỹ thuật cũng nhƣ môi trƣờng.
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI
TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về Tổng công ty vận tải Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) ngày nay là Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội, đƣợc thành lập theo Quyết định số 45/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 4 Công ty:
1. Công ty Xe buýt Hà Nội
2. Công ty Vận tải hành khách Nam Hà Nội
3. Công ty Xe du lịch Hà Nội
4. Công ty Xe điện Hà Nội
Tổng công ty Vận tải Hà Nội đƣợc thành lập với mục tiêu: Củng cố quan hệ sản xuất tạo tiền đề phát triển vận tải hành khách công cộng đáp ứng 20 - 25% nhu cầu đi lại của ngƣời dân Thủ đô vào năm 2005. Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực VTHKCC, UBND Thành phố Hà Nội đã ra 02 Quyết định 72/2004/QĐ-UB, ngày 14 tháng 05 năm 2004 và Quyết định 112/2004/QĐ- UB ngày 20 tháng 04 năm 2004 về việc thành lập Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.
Tổng Công ty đƣợc tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty do các công ty tự đầu tƣ và thành lập (Công ty mẹ - Công ty con). Trong đó Tổng công ty Vận tải Hà Nội giữ vai trò công ty mẹ trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc cổ đông, thành viên góp vốn tại các Công ty trực thuộc.
Tổng công ty sau khi đƣợc thành lập đã tập hợp và xây dựng đƣợc một đội ngũ các doanh nghiệp thành viên và liên kết sau:
1. Xí nghiệp buýt Hà Nội
2. Xí nghiệp buýt 10-10
3. Xí nghiệp buýt Thăng Long
4. Xí nghiệp xe điện Hà Nội
5. Xí nghiệp buýt Liên Ninh
6. Xí nghiệp Trung đại tu ô tô Hà Nội
7. Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội
8. Xí nghiệp Vận tải và du lịch Hà Nội
9. Xí nghiệp TOYOTA Hoàn Kiếm
10.Trung tâm Tân Đạt
11.Trung tâm Thương mại và Dịch vụ
12.Trung tâm Quản lý bến xe Hà Nội
Các đơn vị hạch toán độc lập:
1. Công ty TNHH một thành viên Quản lý bến xe Hà Nội
2. Công ty TNHH một thành viên Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội
Các công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ hàng hóa Hà Nội
2. Công ty cổ phần Xe khách Hà Nội
3. Công ty cổ phần Xây dựng giao thông đô thị Hà Nội
4. Công ty cổ phần Xăng dầu chất đốt Hà Nội
5. Công ty cổ phần Đóng tầu Hà Nội
Các công ty liên doanh liên kết:
1. Công ty liên doanh TOYOTA TC Hà Nội
2. Công ty liên doanh SAKURA HANOI PLAZA
3. Công ty TNHH phát triển Giảng Võ
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức: 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức:
KHỐI ĐIỀU HÀNH KINH DOANH KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH ĐẢNG BỘ TỔNG CÔNG TY
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
KHỐI VẬN TẢI & DU LỊCH
KHỐI THƯƠNG MẠI HẠ TẦNG
CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH, LIÊN KẾT BAN KIỂM SOÁT
VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY
BAN TỔ CHỨC - TIỀN LƯƠNG
BAN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BAN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
BAN KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Vận tải Hà Nội
(Nguồn: http://www.transerco.com.vn)
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của tổng công ty
- Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, cơ khí giao thông, xây dựng và dịch vụ hà tầng công cộng: Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi, vận tải liên tỉnh, vận tải hàng hóa, đại lý ô tô, xây dựng công trình, dịch vụ hạ tầng công cộng …
- Các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm.
- Tham gia xây dựng quy hoạch, chiến lƣợc phát triển ngành vận tải công cộng của thành phố Hà Nội theo định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội;
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về hoạt động sản xuất kinh doanh của TRANSERCO;
- Nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách về vận tải hành khách công cộng trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt;
- Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển vận tải hành khách công cộng do Thành phố giao;
- Lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng (điểm đầu, cuối, dừng đỗ, trung chuyển, nhà chờ, …), bến xe, bến thủy, điểm trông giữ xe; Đầu tƣ, quản lý, khai thác các điểm đỗ, điểm dừng, nhà chờ xe buýt dó Thành phố giao;
- Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị;
- Kinh doanh - dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa bằng các phƣơng tiện: xe buýt, taxi, ô tô, xe điện, tàu biển, tàu thủy và các phƣơng tiện khác; Dịch vụ du lịch lữ hành đƣờng bộ và trên sông: Kinh doanh bến xe, bến thủy nội địa do Thành phố giao;
- Kinh doanh bến bãi, các điểm đỗ xe, bốc xếp hành hóa; Kinh doanh xăng dầu, đại lý bán hàng, dịch vụ đại lý vận tải, trông giữ xe và làm sạch phƣơng tiện vận tải, dịch vụ sửa chữa, bảo dƣỡng ôtô, xe máy;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, ô tô, máy móc, vật tƣ, trang thiết bị, phụ tùng ô tô - xe máy, dụng cụ sửa chữa ô tô, xe máy phục vụ chuyên ngành giao thông vận tải;
- Thiết kế, đóng mới, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải ô tô, tàu biển, tàu sông, các phƣơng tiện thiết bị xe chuyên dùng phục vụ ngành giao thông vận tải;
- Lắp ráp ôtô, xe máy; Sản xuất, lắp đặt đồ chơi, thiết bị vui chơi công cộng; Gia công chế tạo các sản phẩm về cơ khí;
- Kiểm định an toàn kỹ thuật các phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ;
- Xây dựng và lắp đặt các công trình: dân dụng, giao thông đô thị (cấp thoát nƣớc, chiếu sáng, công viên cây xanh, hè đƣờng, …), công nghiệp (đƣờng dây và trạm biến áp đến 110KV), thủy lợi, bƣu điện, thể dục, thể thao - vui chơi giải trí; Trang trí nội ngoại thất công trình;
- Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bãi, kho hàng, dịch vụ quảng cáo;
- Xuất khẩu lao động;
- Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ quản lý, lái xe và công nhân kỹ thuật ngành giao thông vận tải;
- Đầu tƣ vốn vào các doanh nghiệp khác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để phát triển sản xuất kinh doanh;
2.1.3. Các nguồn lực của tổng công ty 2.1.3.1. Cơ sở vật chất 2.1.3.1. Cơ sở vật chất
- Về nhà cửa, đất đai: Tổng công ty có 53.874 m2 xây dựng trên tổng số 257.479 m2
- Về phƣơng tiện: Bao gồm 951 xe buýt hoạt động trên 58 tuyến xe buýt nội đô (51 tuyến chính và 7 tuyến phụ) và 458 xe khách hoạt động trên các tuyến liên tỉnh và kế cận.
2.1.3.2. Tài chính
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn Tổng công ty vận tải Hà Nội
TT Tên doanh nghiệp Vốn điều lệ (Tr.đ) Vốn chủ sở hữu (Tr.đ) I Công ty mẹ - Tổng công ty 850,000 910,000 II Công ty con (100% vốn của công ty mẹ) 76,300 95,386
1 Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội 46,300 50,200 2 Công ty Quản lý bến xe 30,000 45,186
III Công ty con (trên 50% vốn của công ty mẹ) 51,794 65,719
1 Công ty CP Xăng dầu chất đốt Hà Nội 21,000 30,203 2 Công ty CP Vận tải và DVHH Hà Nội 14,400 20,320 3 Công ty CP xe khách Hà Nội 16,394 15,196
TT Tên doanh nghiệp Vốn điều lệ (Tr.đ) Vốn chủ sở hữu (Tr.đ) 4 Công ty CP XD GTĐT Hà Nội Tổng công ty giữ 18,07% cổ phần, không thuộc báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty.
5 Công ty CP Đóng tàu HN
Tổng công ty giữ nắm 16,02% cổ phần, không thuộc báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty.
6 Công ty CP Vận tải Thủy HN
Tổng công ty không giữ cổ phần, không thuộc báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty.
7 Công ty CP Vận tải Đƣờng Biển
Tổng công ty không giữ cổ phần, không thuộc báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty.
(Nguồn: Tổng công ty Vận tải Hà Nội)
2.1.3.3. Lao động (tính đến hết năm 2012)
Tổng số lao động: 8.763ngƣời
Lao động quản lý và gián tiếp: 1.753 ngƣời Công nhân lái xe: 3.014 ngƣời Nhân viên bán vé: 2.804 ngƣời
Lao động khác: 1.192 ngƣời
2.1.4. Kết quả VTHKCC bằng xe buýt:
Tính đến hết năm 2012, toàn Tổng công ty vận chuyển đƣợc 419 triệu lƣợt hành khách nội đô với doanh thu 483,7 tỷ đồng (chƣa tính trợ giá)3.
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt của Tổng ty vận tải Hà Nội từ 2004 đến 2012
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Tổng số tuyến xe buýt Tuyến 41 43 50 50 50 50 50 50 51 2 Tổng chiều dài mạng lƣới tuyến Km 778 817 946 948 1.022 1.076 1.014 1.279 1.386 3 Số xe Xe 682 708 808 799 797 876 879 912 951 4 Tổng lƣợt xe vận chuyển 1.000 lƣợt 2.522,2 2.652,1 3.141,2 3.258,5 3.257,5 3.180,1 3.167,2 3.141,9 3.273,9 5 Tổng km hành trình Triệu km 52,4 55,1 62,5 65,4 65,4 67,3 68,0 68,3 69,5
6 Doanh thu Triệu
đồng 200,0 261,2 292,9 308,0 346,6 358,9 371,4 384,8 483,7 7 Trợ giá Triệu đồng 124,1 140,6 175,4 207,1 271,3 353,5 519,2 684,3 815,5 8 HK vận chuyển Triệu HK 285,3 292,9 297,7 324,7 371,8 382,0 389,8 406,3 419,2 Vé lƣợt Triệu HK 57,9 59,0 61,9 63,5 70,9 72,6 77,1 79,5 87,1 Vé tháng Triệu HK 227,4 233,9 235,9 261,2 300,9 309,4 312,7 326,8 332,1
(Nguồn: Tổng công ty Vận tải Hà Nội)
2.2. Hiện trạng công tác quản lý chất lƣợng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại Tổng công ty vận tải Hà Nội
2.2.1. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý chất lƣợng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt thông qua các yếu tố đầu vào
2.2.1.1. Về mạng lƣới tuyến
Hiện nay, mạng lƣới tuyến xe buýt nội đô ở Hà Nội có 62 tuyến buýt thƣờng, 9 tuyến buýt nhanh, 5 tuyến buýt chuyên trách (Tổng công ty vận tải Hà Nội đảm nhận 51 tuyến buýt thƣờng, 7 tuyến buýt nhanh và 5 tuyến buýt chuyên trách) với tổng chiều dài tuyến là 1.526,1 km, đi qua 193 tuyến phố. Đồng thời kết nối nội thành với các trung tâm huyện/thị xã có 6 tuyến buýt kế cận (không trợ giá) gồm: tuyến 201, 211, 212, 213, 214 và 215.
Trong 62 tuyến buýt chính có: 13 tuyến trục chính xuyên tâm; 16 tuyến hƣớng tâm và 20 tuyến tiếp tuyến và 3 tuyến đƣờng vòng hỗ trợ cho các tuyến chính. Do vậy đã kết nối đƣợc các điểm phát sinh, thu hút tạo sự liên thông trong nội đô của Hà Nội.
Cự ly trung bình của các tuyến hiện nay là 23,5 km (tuyến dài nhất là 42,4 km (tuyến 15), tuyến ngắn nhất là 13,9 km (tuyến số 55));. Với cự ly bình quân này thì chỉ phù hợp với sự phân bố các điểm phát sinh thu hút trong nội đô Thành phố (trong vành đai 3 của Thành phố).
Đến nay Thành phố đã mở rộng diện tích gấp hơn 3 lần và dân số hơn 2 lần. Nếu chỉ xem xét trong phạm vi 10 quận nội thành, Hà Nội có mạng lƣới tuyến xe buýt đạt khoảng 5,2 km/km2, hệ số này là giảm 11 lần (0,46 km/km2) nếu xem xét trên toàn bộ địa giới thành phố sau hợp nhất. Hay nói cách khác, mạng lƣới xe buýt tại Hà Nội hiện đang mất cân bằng nghiêm trọng giữa nội và ngoại thành, điều này khẳng định sự cần thiết phải mở rộng mạng lƣới xe buýt tới các khu vực chƣa có xe buýt trên các địa bàn Hà Nội sau hợp nhất, đặc biệt là khu vực Hà Nội mới và các đô thị vệ tinh theo quy hoạch chung Hà Nội (Sơn Tây; Đông Anh; Xuân Mai; Thƣờng Tín; Mê Linh; Gia Lâm…)
Đánh giá chung về mạng lưới tuyến buýt hiện nay
Mạng lƣới tuyến có hình dạng hỗn hợp, không có phân cấp rõ ràng về năng lực và vai trò của tuyến,
Đa số các tuyến hình thành ở dạng kết nối trực tiếp giữa các điểm phát sinh/thu hút, đến các bến xe liên tỉnh.
Mô hình trung chuyển đa dạng, chủ yếu là kết hợp giữa trung chuyển dọc (tại trạm dừng trên tuyến) và trung chuyển đầu cuối (tại các bến xe), trung chuyển ngang (giao ngang giữa tuyến) có xu hƣớng giảm.
Hệ số trùng tuyến và hiện tƣơng quá tải tƣơng đối cao đặc biệt trên các đoạn trục giao thông chính. Đoạn đƣờng có nhiều tuyến buýt chạy qua nhất là Long Biên - Cầu Chƣơng Dƣơng với 14 tuyến. Trên các đƣờng trục chính, hệ số trùng tuyến bình quân là 7,48.
Bảng 2.3Mật độ mạng lƣới tuyến xe buýt tại Hà Nội
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
Chiều dài mạng lưới tuyến (a) km 1.526,1
Hệ số tuyến xe buýt (b) km/km 2,2
Mật độ mạng lưới tuyến (a) km/km2 5,2
Mật độ mạng lưới tuyến (b) km/km2 0,46
Chiều dài mạng lưới/10.000 dân (b) km/10000 dân 6,3
Chiều dài mạng lưới/10.000 dân (c) km/10000 dân 2,4
Cự ly tuyến bình quân km 23,5
Khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng m 570
Trong vành đai 2 m 450
Giữa vành đai 2-3 m 628
Ngoài vành đai 3 m 985
(a) không tính các tuyến hoạt động theo hình thức kế cận (b) tính theo nội thành
(c) tính theo ngoại thành
(Nguồn: Trung tâm Quản lý điều hành GTĐT Hà Nội)
Nếu phân tích theo lý thuyết, tần suất xe buýt trên các đoạn tuyến chƣa thực sự vƣợt quá số xe buýt có khả năng thông hành theo tiêu chuẩn4, thì có khoảng 23/144 đoạn đƣờng phố có xe buýt vận hành đang có lƣu lƣợng buýt vƣợt tiêu chuẩn số xe buýt có thể thông hành (chiếm 14%). Bên cạnh đó, khi xem xét trong tổng số 27 đoạn đƣờng thƣờng xảy ra ùn tắc giao thông trong quý năm 2010 có 7 đoạn tuyến trùng với các đoạn tuyến có số xe buýt vận hành vƣợt tiêu chuẩn5, trong khi đó 20 điểm-đoạn thƣờng xuyên có ùn tắc giao thông còn lại thì số xe buýt vận hành dƣới tiêu chuẩn cho phép.
4 Theo Sổ tay tính toán năng lực và chất lƣợng dịch vụ VTHKCC “Transit Capacity and Quality of Service Manual: Part 2 Bus Transit Capacity” , Ủy Ban nghiên Cứu Giao thông, Viện Hàn Lâm Quốc Gia Hoa Kỳ, năm 2003.
Hình 2.2 Tỷ lệ giữa lƣu lƣợng xe buýt/số xe buýt có thể thông hành theo tiêu chuẩn trên 23 tuyến đƣờng phố có số xe buýt vƣợt chuẩn
(Nguồn: Trung tâm Quản lý điều hành GTĐT Hà Nội)
2.2.1.2. Về cơ sở hạ tầng trên tuyến.
Hệ thống điểm dừng, nhà chờ:
Theo số liệu hiện trạng thì cơ sởhạ tầng trên tuyến cũng có nhiều bất cập, trong tổng số 1.175 điểm dừng đỗ mới chỉ có 306 điểm dừng có mái che (chiếm 26%), mẫu thiết kế mái che, nhà chờ thì không đồng nhất (12 mẫu khác nhau). Việc