Quản lý chất lƣợngdịch vụVTHKCC bằng xe buýt tại một số thành phố

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Trang 27)

VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội

1.2.1. Quản lý chất lƣợng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại một số thành phố trên thế giới: trên thế giới:

1.2.1.1. Tại Singapore

Tại Singapore, VTHKCC rất thuận tiện và đa dạng bao gồm taxi, xe buýt, tàu điện ngầm. Hoạt động VTHKCC bằng xe buýt chiếm tỷ trọng lớn trong việc vận chuyển hành khách đi lại. Điển hình cho VTHKCC bằng xe buýt tại Singapore là Công ty SBS. Công ty SBS (tiền thân là công ty Singapore Bus Service đƣợc thành lập trên cơ sở sát nhập ba công ty hoạt động xe buýt tƣ nhân năm 1973) đƣợc đổi tên thành Singapore Bus Service Transite Limitted năm 2001 và thay đổi chức năng: công ty hoạt động trong kinh doanh cả xe buýt và tàu điện ngầm.

Hoạt động chủ yếu của SBS là VTHKCC bằng xe buýt (chiếm 75% thị phần tại Singapore). Tính đến hết năm 2012, tổng số phƣơng tiện của SBS là 3089 xe buýt trong đó có 97% là xe có điều hòa nhiệt độ (dự kiến đến năm 2015 là 3400 xe) hoạt động trên 148 tuyến (và 26 tuyến mở rộng trong những ngày lễ) với 6821 lao động tạo ra doanh thu là 609 triệu $ và hàng ngày vận chuyển bình quân 2.579.000 lƣợt hành khách2.

Về quản lý chất lƣợng dịch vụ VTHKCC tại SBS

- Đổi mới phƣơng tiện: trong năm 2012 SBS đã thay 385 xe mới trong đó có 72 xe theo chƣơng trình tăng cƣờng dịch vụ xe buýt BSEP (Bus Service Enhancement Programme) của chính phủ Singapore do đó nâng tổng số xe mới lên 66,4% trong số đó xe 2 tầng chiếm 40%) và dự kiến mua 1000 xe mới trong 3 năm (450 xe 1 tầng và 550 xe 2 tầng với tổng giá trị là 433 triệu $)

- Giá vé linh hoạt: Áp dụng cho cả đối tƣợng trẻ em và ngƣời lớn, trên từng tuyến giá vé khác nhau, áp dụng cả vé lƣợt và vé tháng, vé riêng xe buýt và vé có liên thể đi lại bằng tàu điện ngầm.

- Áp dụng công nghệ

 Thanh toán cƣớc bằng thẻ EZ-link hoặc NETS Flashpay

 Điều hành qua hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu.

 Áp dụng phần mềm Iris (Intelligent Route Information System) là hệ thống thông tin tuyến xe thông minh để xác định điểm tới tiếp theo hoặc lập kế hoạch đi lại cho khách hàng

1.2.1.2. Tại Seoul

Tháng 8 năm 2002, Ủy ban đổi mới vận tải công cộng đƣợc thành lập bởi thị trƣởng Thành phố Seoul, ông Myung-Bak Lee, với kế hoạch đƣa tất cả những vấn đề liên quan tới vận tải nhƣ phƣơng thức thanh toán, vị trí điểm dừng đỗ, luồng tuyến và chất lƣợng dịch vụ vào một mối. Đến năm 2004, việc tái cấu trúc hệ thống VTHKCC đã đạt đƣợc các mục tiêu:

- Về luồng tuyến: Đã chia ra 4 loại là tuyến chính, tuyến nhánh, tuyến vòng và tuyến tới các vùng mở rộng.

- Về cơ sở hạ tầng: Xây dựng đƣờng dành riêng cho xe buýt.

- Về giá vé: Đa dạng vé (vé 1 tuyến, liên tuyến và liên thông giữa các loại hình vận tải), có chế độ giảm giá cho học sinh tiểu học (50%), trung học và đại học (giảm tới 20%) và đa dạng các hình thức thanh toán (thẻ Smart Card, vé đồng hạng, vé theo cự ly).

- Về công nghệ: dùng công nghệ không dây (Wireless) hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS), lắp đặt camera tại các điểm dừng đỗ… để xử lý các vấn đề phát sinh cũng nhƣ cung cấp thông tin cho khách hàng.

- Về quản lý điều hành: Quản lý điều hành theo thời gian thực theo công nghệ mới.

Kết quả là đến nay Seoul có 10.000 xe buýt hoạt động trên 765 tuyến đƣợc vận hành bởi 150 công ty và hàng ngày vận chuyển khoảng 5.000.000 hành khách (So với năm 2004 là 3.827.000 HK)

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)