Bổ sung công cuộc đổimới vào “quá trình cách mạng Việt Nam” trong Cương lĩnh là một đòi hỏi tất yếu và cấp bách Mặc dù khi Đại hội VII thông qua Cương lĩnh, đất nước đã có 5 năm đổi mới đầu tiên

Một phần của tài liệu lich sử đảng trường đào tạo cán bộ (Trang 42)

và ngay trong Cương lĩnh, công cuộc đổi mới cũng đã được đề cập. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những đánh giá bước đầu.

Những đánh giá về công cuộc đổi mới đã từng bước được đưa ra một cách kịp thời trong văn kiện của các Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) và Đại hội X (2006).

Báo cáo chính trị của Đại hội VIII khái quát 10 năm đổi mới đầu tiên như sau: “Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đất nước đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go. Trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân ta không những đứng vững mà còn vươn lên, đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt.

Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.

Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàng thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội

chủ nghĩa, tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác”

Đại hội IX nhận định về 5 năm đổi mới tiếp theo, từ 1996 đến 2001, như sau:

“Năm năm qua, bên cạnh một số thuận lợi, nước ta gặp nhiều khó khăn: những yếu kém vốn có của nền kinh tế, những thiên tai lớn liên tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ở một số nước châu Á, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp. Trong hoàn cảnh đó, toàn Đảng và toàn dân ta ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, đạt được những thành tựu quan trọng.

Những thành tựu 5 năm qua đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế”

Đến Đại hội X, công cuộc đổi mới đã trải qua chặng đường 20 năm (1986-2006) và được đánh giá như sau:

“Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.67-68)

3. Vấn đề đặt ra cho Đại hội XI là tiếp tục khái quát quá trình cách mạng Việt Nam, cả các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, đổi mới chủ nghĩa xã hội; cả giai đoạn chưa giành được chính

Một phần của tài liệu lich sử đảng trường đào tạo cán bộ (Trang 42)