0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng CNX Hở miền Bắc

Một phần của tài liệu LICH SỬ ĐẢNG TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ (Trang 25 -25 )

*Đảng lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của CMDTDC, khôi phục kinh tế (1954-1957) dân chủ (1954-1957)

Hội nghị Bộ Chính trị tháng 9-1954 đã chỉ rõ: công việc trước mắt là ổn định đời sống nhân dân, chống chính sách cưỡng ép di cư vào Nam của địch, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế quốc dân. Trong đó, phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp là vấn đề trọng tâm chủ trương đúng đắn của Đảng, có ý nghĩa lớn đối với việc cải thiện đời sống nhân dân, tạo tiền đề cho công cuộc cải tạo nông nghiệp và xây dựng mô hình quản lý nông nghiệp phù hợp với tình hình đất nước.

-Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa II (5-1955) nêu rõ chủ trương: để củng cố miền Bắc, trước hết cần phải hoàn thành cải cách ruộng đất và coi đây là chính sách bất di bất dịch.Tháng

12-1955, cải cách ruộng đất đợt 5 được triển khai ở 1.732 xã, với 6 triệu dân trong 20 tỉnh và 2 thành phố. Toàn đợt cải cách ruộng đất và giảm tô (từ tháng 9-1954 đến tháng 7-1956)

-Hoàn thành cải cách ruộng đất (HNTW7 đề ra): xó bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ để chia cho nông dân.Kết quả 8 đợt giảm tô, 5 đợt cải cách, chia 334000ha cho 2 triệu hộ nông dân

-Khôi phục kinh tế: trọng tâm là sản xuất nông nghiệp. Bảo đảm nông dân có ruộng đất, nhữn diện tích khai hoang, tăng vụ phục hóa được giảm thuế, được tự do thuê mướn trâu bò, nhân công, khuyến khích phát triển nghề phụ. Công thương nghiệp tiêu thủ công nghiệp được được đẩy mạnh. Nhà nước bảo hộ cho các xí nghiệp công, tư được sản xuất, tự do lưu thông hàng hóa, công thương nghiệp tư nhân nếu kho6ngt làm hại đến quôc kế dân sinh thì được tự do phát triển. Kết quả 150000 cơ sở sản xuất (năm 1957); 78 XN quốc doanh, 46430 công nhân (năm 1958)

* Cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế, phát triển VH-XH (1958-1960)

Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) tháng 11-1958 đã xác định: Nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta là ra sức củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống Mỹ - Diệm nhằm thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ.

Nhiệm vụ trước mắt của miền Bắc là đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và thành phần kinh tế tư bản tư doanh; đồng thời ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, làm cho thành phần kinh tế này giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

- Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (4-1959) đã xác định những vấn đề cơ bản của đường lối, chính sách hợp tác hoá nông nghiệp. Việc đẩy mạnh cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới phải tuân thủ nguyên tắc "tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ".

 phong trào hợp tác hoá được đẩy mạnh từ cuối năm 1958 và nhanh chóng trở thành cao trào.

+Về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ:Sau hợp tác hoá, thủ công

nghiệp dần dần kết hợp với công nghiệp quốc doanh địa phương, phát huy tác dụng hỗ trợ cho công nghiệp quốc doanh trung ương phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân và xuất khẩu

+Việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh được tiến hành bằng phương pháp hoà bình với phương châm: tốt, vững, gọn.

+ Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

+Những thành quả kinh tế tạo thêm điều kiện cho sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế phát triểnHệ thống giáo dục phổ thông phát triển mạnh , Cơ sở y tế năm 1960 tăng hơn 11 lần so với năm 1955. Đời sống văn hoá, trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt.

-HNTW 8 khóa 2 : xây dựng thí điểm HTX

-HNTW 14 khóa 2: xóa bỏ kinh tế cá thể, xây dựng kinh tế quốc doanh

-HNTW 16 khóa 2: thong qua quyết định cải tạo trong nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh. NN: xây dựng HTX với 3 nguyên tắc (tự nguyện, quản lí dân chủ, cùng có lợi), từ thấp lên cao CTN: cải tạo hòa bình, coi GCTS là thành viên của MTTQ, không tịch thu mà chuộc lại.

3 HN trên tập trung phát triển VH, GD, y tế, đẩy mạnh GD 3 cấp phổ thông, đại học, trung học chuyên nghiệp

Kết quả: kinh tế XH ở miền Bắc có những chuyển biến sâu sắc, trở thành hậu phương ổn định, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng ở miền Nam. Năm 1960: 41400HTX với hơn 85,8% hộ nông dân. 100% TS

CN, 97,2% TS thương nghiệp tiếp thu cải tạo. 1900000 hs , 13 ngàn SV, 30700 HS trung học chuyên nghiệp. Có 203 bệnh viện và bệnh xá

*đề ra đường lối cmxhcn và thực hiện kế hoạch 5 năm làn 1

-Từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được tiến hành tại Hà Nội. Đại hội đã thảo luận và thông qua đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

+sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trước hết phải nhằm mục tiêu biến miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước, hậu thuẫn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhàCải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội về kinh tế được xem là hai mặt của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất. Hai mặt này có quan hệ tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển, trong đó cải tạo xã hội chủ nghĩa cần đi trước một bước để mở đường.

-Đại hội đã xác định:Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời phải tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá, nhằm thay đổi căn bản đời sống tư tưởng, tinh thần và văn hoá của xã hội, phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Phương châm lúc này là đưa miền Bắc “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” lên chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Trên cơ sở đường lối chung, Đại hội lần thứ III đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Phương hướng của kế hoạch 5 năm là "chúng ta cần phải chuyển sang lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế miền Bắc nước ta trở thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa"2.

Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm là:

- Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện ưu tiên phát triển công nghiệp nặng; đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, phát triển công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ, phát triển giao thông vận tải, tăng cường thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã, chuẩn bị cơ sở để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp và nông nghiệp xã hội chủ nghĩa.

- Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao năng lực quản lý kinh tế của cán bộ, công nhân và nhân dân lao động, tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề; xúc tiến công tác khoa học kỹ thuật, xúc tiến thăm dò tài nguyên thiên nhiên và tiến hành điều tra cơ bản, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và văn hoá xã hội chủ nghĩa.

- Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động, làm cho nhân dân ta được ấm no, tăng thêm sức khoẻ, có thêm nhà ở và được học tập, mở mang thêm phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị.

- Đi đôi và kết hợp với phát triển kinh tế cần ra sức củng cố quốc phòng, tăng cường an ninh trật tự, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá III gồm 48 uỷ viên chính thức và 31 uỷ viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 11 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Quá trình Đ lãnh đạo thực hiện:Năm 1961, Đảng ta họp các hội nghị Trung ương: về công tác xây dựng Đảng trong quá trình lãnh đạo thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa (4-1961), về phát triển nông nghiệp (7-1961), về phát triển công nghiệp (7-1961), về công tác thương nghiệp và giá cả (12-1964), v.v..

KQ:Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc đã hoà chung vào không khí thi đua sôi nổi, lao động sáng tạo. Do đó, mặc dù kế hoạch 5 năm mới thực hiện được trong 4 năm và phải bước vào chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, nhưng với sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa và sự nỗ lực của nhân dân, miền Bắc đã căn bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch đề ra.

+Nhà nước tổ chức nhiều phong trào thi đua ở các ngành và địa phương trong nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục. Bộ chính trị đề ra 3 cuộc vận động lớn để cải tiến quản lí HTX, cải tiến kĩ thuật trong NN; nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lí tài chính kinh tế chống tham ô lãng phí; phát triển kinh tế, văn hóa miền núi.

-HNTW 5 (khóa 3) (7-1961)bàn về phát triển nông nghiệp. đánh giá những tiến bộ trong NN, đã hoàn thành về căn bản hợp tác hóa NN bậc thấp. Kết quả giá trị tổng sản lượng NN bình quân hang năm tăng 4,1%, CSVC-kĩ thuật trong NN ngày càng được tăng cường. Thấy được những nhược điểm của HTX NN lúng túng trong sản xuất, qui mô càng lớn càng kém phát triển do trình độ kém phát triển.

-HNTW 7 (khóa 3-6/1962) bàn vế phát triển CN; phát triển kinh tế địa phương, kết hợp qui mô nhỏ-vừa và lớn; kết hợp kĩ thuật hiện đại với kĩ thuật thô sơ, kết hợp xây dựng xí nghiệp mới với cải tạo, nâng cấp các xí nghiệp cũ. Kết quả đến 1965 có 1132 xí nghiệp quốc doanh, một số khu CN được hình thành ở Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng…, có 65 vạn lao động CN và TCN trong đó 2615 người có trình độ ĐH và trên ĐH, 11600 cán bộ có trình độ trung cấp .

-Kết quả của 10 năm(từ 1954 đến cuối 1965) công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đạt được nhiếu thành tựu quan trọng tên các lĩnh vực. Hồ Chủ tịch đã nhận định “trong 10 năm qua miền Bắc đã có những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc”. Tuy nhiên với việc nhanh chóng cải tiến để xóa bỏ 1 số thành phần kinh tế, thực hiện CN hóa với qui mô lớn không dựa trên cơ sở phát triển NN và CN nhẹ mà chủ yếu dựa vào các nước XHCN đã bộc lộ những hạn chế trong NN và CN

*Chuyển hướng phát triển kinh tế, tiếp tục xây dựng CNXH trong điều kiện cả nước có chiến tranh (1965-1975)

Hội nghị lần thứ 11 của Trung ương Đảng đã đề ra nhiệm vụ cách mạng mới của quân và dân miền Bắc là: - Chuyển hướng xây dựng kinh tế phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại, bảo đảm yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, tích cực chi viện cho miền Nam, đồng thời vẫn bảo đảm phù hợp với phương hướng lâu dài về công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và chú ý đúng mức đến các nhu cầu thiết yếu về đời sống của nhân dân.

- Tăng cường nhanh chóng lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển tình hình có chiến tranh trong cả nước, ra sức tăng cường công tác phòng thủ để bảo vệ miền Bắc. Cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại do địch gây ra và gây thiệt hại cho địch đến mức cao nhất. Nắm vững phương châm dựa vào sức mình là chính, đồng thời chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

- Chi viện cao nhất cho miền Nam để đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ trên chiến trường miền Nam.

- Kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức đi đôi với việc chuyển hướng kinh tế và tăng cường ,Kết quả +1967 có 30 huyện đạt 5 tấn thóc/ha, chăn nuôi phát triển đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm.

+đời sống của nhân dân, bộ đội, cán bộ, công nhân viên nói chung cũng như yêu cầu về sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu vẫn đảm bảo.

-HNTW 12 (khóa 3-12/1965) khẳng định tính đúng đắn, sang tạo của những nội dung chuyển hướng và nhấn mạnh ta sức xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế, quốc phòng.

-HNTW 19 (khóa 3-1/1971) vạch ra phương hướng và mục tiêu quan trọng về kinh tế; phát triển kinh tế địa phương kết hợp với kinh tế quốc phòng; ưu tiên phát triển công nghiệp nặng; tiến hành đồng thời 3 cuộc CM là CM quan hệ sản xuất, CM KHKT, CM tư tưởng và văn hóa. Nhấn mạnh đưa sản xuất NN từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN. Đẩy mạnh tăng nhanh sản lượng lương thực, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, phát triển cây CN, cây ăn quả, mở rộng nghề cá, trồng rừng.

-HNTW 22 (cuối 1973) và 23 ( 12-1974) đề ra phải nắm vững nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ là công nghiệp hóa XHCN, tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng.

-Kết quả đạt được trong 10 (1965-1975): cơ sở vật chất-kĩ thuật trong nông nghiệp được tăng cường, qui mô HTX được mở rộng nhưng nhược điểm của HTX ngày càng tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển NN.CN gặp khó khăn do chiến tranh phá hoại của Mĩ. Ngành GTVT vẫn đảm bảo thong suốt, đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế miền Bắc và chi viện kịp thời cho miền Nam. Giá trị tài sản cố định trong khu vực sản xuất tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu LICH SỬ ĐẢNG TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ (Trang 25 -25 )

×