Nguồn: Giáo trình công nghệ phục vụ trong nhà hàng, khách sạn, ĐH KTQD trang 30.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ đặt chỗ (Reservation) tại khách sạn Hà Nội Horison (Trang 26 - 28)

• Luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực, vui vẻ khi trả lời khách bằng thư hoặc bằng điện thoại, luôn giữ được quan hệ tốt với khách, đặc biệt là khách hàng thường xuyên

• Hợp tác với bộ phận Sales& Marketing và bộ phận lễ tân nhằm tối đa hóa doanh thu và thỏa mãn tối đa sự hài lòng của khách.

• Hợp tác với bộ phận kế toán để theo dõi thanh toán của khách

5.2. Các yêu cầu đối với một nhân viên đặt chỗ.7

Có rất nhiều yêu cầu đối với nhân viên bộ phận đặt chỗ:

- Trước tiên nhân viên bộ phận đặt chỗ cần phải có một hiểu biết chắc chắn về ngành công nghiệp khách sạn, hiểu về hoạt động chung nhất của một khách sạn cũng như hiểu về các hoạt động cụ thể cụ bộ phận bán hàng và bộ phận đặt chỗ. Muốn vậy thì nhân viên bộ phận đặt chỗ phải có kinh nghiệm làm ở các khách sạn hoặc tốt nghiệp từ các trường đại học dạy nghề chuyên ngành khách sạn và du lịch.

- Sau đó nhân viên bộ phận đặt chỗ cần phải có trình độ ngoại ngữ nhất định, đặc biệt là tiếng Anh, cả kĩ năng viết và nói, vì nhân viên bộ phận đặt chỗ là người trực tiếp trả lời khách hàng, trong đó có rất nhiều khách hàng là người nước ngoài. Ngoài ra cần phải biết thêm một ngoại ngữ tuỳ chọn khác như: tiếng Pháp hay tiếng Nhật hay tiếng Trung…

- Nhân viên bộ phận đặt chỗ cần phải có kĩ năng giao tiếp tốt bởi nhân viên bộ phận đặt chỗ là người giao tiếp với khách rất nhiều, là người sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ với khách khi lần đầu tiên gọi điện đến khách sạn, và cũng là người duy trì mối quan hệ với các khách hàng thường xuyên.

- Nhân viên bộ phận đặt chỗ cần có những đức tính sau: kiên nhẫn, trung thực, trách nhiệm cao với công việc, có tinh thần đồng đội cao, đúng giờ, tuân thủ các

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ đặt chỗ (Reservation) tại khách sạn Hà Nội Horison (Trang 26 - 28)