Tình hình tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Công tác tạo động lực lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam- Chi nhánh Đống Đa (Trang 30)

II. Thực trạng về công tác tạo động lực cho người lao động tại Chi nhánh

2.Tình hình tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ tại Chi nhánh

vụ tại Chi nhánh

Về môi trường làm việc tại Chi nhánh

Chi nhánh là nơi luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhân viên của mình có thể hoàn thành công tác một cách cao nhất và thoải mái nhất vì con người luôn là nguồn tài sản vô giá. Để làm được điều đó, Chi nhánh luôn có những chính sách thích hợp để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công việc và sự thoải mái trong tinh thần. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào công tác công đoàn của Chi nhánh và sự cố gắng của từng cá nhân trong tập thể. Việc vệ sinh được thực hiên hàng ngày bởi một lao công mà Chi nhánh đã thuê, cùng với việc bố trí thêm một số cây xanh trong Chi nhánh, điều này giúp cho Chi nhánh luôn luôn sạch sẽ, vệ sinh, bầu không khí vô cùng thoáng mát, trong lành.

Công đoàn Chi nhánh đã có rất nhiều hoạt động chăm lo cho đời sống cán bộ công nhân viên: tổ chức tham quan, dã ngoại, tặng quà cho các cháu học sinh giỏi. Công đoàn cơ sở đã thăm hỏi và trợ cấp kịp thời cho các đoàn viên công đoàn ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn. Đối với các trường hợp ốm đau nặng, hoặc bị tổn thất nặng về tài sản, công đoàn Chi nhánh ngoài việc hỗ trợ kịp thời đã đề nghị công đoàn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trợ cấp, hỗ trợ thêm. Không những thế, Chi nhánh còn có các hoạt động thiết thực hơn quan tâm đến cán bộ công nhân viên, đặc biệt đối với lao động nữ được thêm một lần khám sức khỏe cho chị em ngoài chương trình khám sức khỏe định kỳ cho toàn cán bộ công nhân viên của Chi nhánh.

Những điều trên đã cho thấy được các cán bộ nhân viên đã có một môi trường làm việc vô cùng thoải mái tại Chi nhánh dưới sự quan tâm chu đáo của Ban lãnh đạo Chi nhánh. Tạo điều kiện nuôi dưỡng tinh thần tự lập cua mỗi nhân viên. Một điểm vô cùng thú vị tại Chi nhánh là Ban lãnh đạo yêu

cầu các nhân viên xếp loại những vấn đề của họ theo các mức số. Số 1 có nghĩa là quản lý giải quyết vấn đề. Số 2 có nghĩa là người quản lý nói với nhân viên cách giải quyết vấn đề và họ làm theo hướng dẫn đó. Số 3 có nghĩa là họ đề nghị một giải pháp và yêu cầu sếp chấp nhận nó. Số 4 có nghĩa là họ tự giải quyết sau đó mới báo cáo với sếp.Khi nhân viên đến phòng quản lý, nhà quản lý sẽ hỏi: "Vấn đề thuộc số mấy?".

Các vấn đề giữa cá nhân với cá nhân ở nơi làm việc, ví dụ như việc một người than phiền với người giám sát khác về ông sếp của anh ta, đó chính là khó khăn đặc biệt hiện nay của các nhà quản lý. Để tránh được tình trạng đặc biệt này, nhà quản lý yêu cầu các nhân viên có trách nhiệm góp ý trực tiếp với những người mà họ đang than phiền. để tạo bầu không khí vui vẻ và thoải mái giữa cá nhân viên với nhau trong môi trường Chi nhánh.

Về điều kiện làm việc tại Chi nhánh:

Chi nhánh được trang bị mấy móc, thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại, phục vụ tốt cho công tác chuyên môn của nhân viên trong Chi nhánh. Chi nhánh có 5 phòng ban chuyên môn, 1 phòng phó giám đốc và một phòng giám đốc. tất cả đều được trang bị đầy đủ những trang thiết bị thiết yếu như: Chi nhánh có 3 máy đếm tiền, mỗi phòng ban đều có máy vi tính đảm bảo sao cho mỗi nhân viên đều có thể thực hiện công việc với máy tính và cũng có thể kết nối tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, bắt nhịp với xu hướng của các ngân hàng khác trong nước cũng như trên toàn cầu. Bên cạnh đó còn có máy fax, san, máy in và một số cá máy móc thiết yếu khác phục vụ cho công việc và đem đến sự thuậ tiện cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. Việc trang bị đầy đủ những trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại như vậy Chi nhánh đã từng bước hiện đại hóa được trang thiết bị làm việc, giảm được công sức mà người lao động phải bỏ ra đồng thời cũng nâng cao được năng suất lao động, góp phần làm tăng doanh thu chung của toàn Chi nhánh.

Về đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động tại Chi nhánh: Ngân hàng công thương có riêng một trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực chung cho toàn hệ thống. Tiền thân của Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực là Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1997. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, mỗi năm Trung tâm đã tổ chức hàng trăm khóa đào tạo từ kiến thức cơ bản đến chuyên sâu, từ ngắn hạn đến trung hạn cho các cán bộ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng Công thương Việt nam. Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn Nhân lực được thành lập theo Quyết định số 410/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 19/9/2008 của Ngân hàng Công thương Việt nam với tên giao dịch quốc tế là VIETINBANK HUMAN RESOURCE DEVELOPMENT AND TRAINING SCHOOL. Ngày 06 tháng 11 năm 2008, Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường với 4 chức năng cơ bản đó là: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Vietinbank; Quản lý và tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; Cung cấp dịch vụ tư vấn về tài chính – ngân hàng; Tổ chức hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Qua đó có thể thấy được rằng ngân hàng công thương rất chú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho toàn hệ thống và ngân hàng công thương Chi nhánh Đống Đa cũng không phải là ngoại lệ.

Một phần của tài liệu Công tác tạo động lực lao động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam- Chi nhánh Đống Đa (Trang 30)