Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 (Trang 47)

Công tác xác định trị giá hải quan là một nghiệp vụ khó, mang tính kỹ thuật cao, đòi hỏi công chức làm công tác này phải đạt đến một trình độ nhất định mới có thể hoàn thành tốt

Hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự biến động của cơ chế thị trường, chế tài xử phạt chưa nghiêm nên chưa răn đe được những người có ý định vi phạm pháp luật.

Do thói quen từ lâu của Doanh nghiệp cũng như Hải quan là ngại sự thay đổi, ngại va chạm, nên họ chấp nhận không thực hiện tham vấn, hoặc nếu Doanh nghiệp bị tham vấn lại chấp nhận nay giá mà Hải quan xác định.

Cơ sở dữ liệu giá còn hạn chế, chưa theo kịp được sự phát triển của thị trường. Cơ sở dữ liệu giá theo GTT22 có mức tin cậy thấp do ít được cập nhật thường xuyên về mặt hàng, về giá vào dữ liệu giá.

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

Công chức làm công tác giá chưa có tinh thần tự nâng cao năng lực bản thân mà luôn thụ động, phụ thuộc vào kế hoạch bồi dưỡng của cấp trên. Do đó mà trình độ công chức chưa cao, chưa bắt kịp nhu cầu thực tế

Khối lượng công việc tại Chi cục quá nhiều, hàng năm công chức làm công tác giá phải thực hiện kiểm tra, xác định trị giá trên hàng chục nghìn tờ khai chưa kể đến việc kiểm tra các tờ khai thuộc các loại hình xuất nhập khẩu

khác. Áp lực công việc lớn, các văn bản luật lại cứ hai ba năm thay đổi một lần, công chức khó có thể tiếp cận kịp.

Tại Chi cục Hải quan khu vực 3, tuy thực hiện thông quan đối với nhiều loại hình hàng hóa nhập khẩu như nhập kinh doanh (NKD), nhập đầu tư (NĐT), nhập đầu tư phải nộp thuế (NĐT-NPT), nhập quá cảnh (NQC), nhập ô tô (NOTO), nhập liên quan (NLQ), nhập nhà nước (NNN)… nhưng chỉ phải kiểm tra, xác định trị giá đối với hàng nhập kinh doanh và nhập đầu tư phải nộp thuế. Nhưng việc kiểm tra, xác định trị giá với hai loại hình này không hề đơn giản bởi lẽ: thứ nhất, tỷ lệ hai loại hình thông quan này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tờ khai nhập khẩu, năm 2008 chiếm 59,2%, năm 2009 chiếm 49,37%, năm 2010 chiếm 44,63% trong tổng tờ khai tiếp nhận. Mặc dù lượng tờ khai phải xác định trị giá có giảm dần trong từng năm nhưng số lượng tờ khai phải kiểm tra lại tăng qua các năm. Năm 2009 lượng tờ khai phải kiểm tra tăng thêm 10% so với năm 2008; tuy năm 2010 có giảm so với năm 2009 nhưng tăng 8% so với năm 2008.

Do ý thức hoàn thành mục tiêu chính trị đặt ra từ đầu như chỉ tiêu thu nộp ngân sách nên công tác tham vấn, kiểm tra trị giá còn lơ là, bị buông lỏng nhằm lôi kéo Doanh nghiệp về làm thủ tục hải quan tại đơn vị.

Nguyên nhân nữa là do áp dụng phương pháp trị giá hải quan đồng nghĩa với việc cơ quan hải quan, công chức hải quan phải đối mặt với hiện tượng gian lận qua giá. Hiện tượng này không chỉ diễn ra khi người khai hải quan khai báo trị giá thấp hơn so với giá thực tế mà còn xảy ra trong trường hợp khai báo trị giá cao hơn so với thực tế. Khai báo trị giá thấp hơn so với giá thực tế là hình thức gian lận phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, và mọi người thường coi rằng nhắc đến gian lận qua giá là nhắc đến hiện tượng khai báo trị giá thấp. Hình thức khai báo trị giá cao hơn giá thực tế tuy chúng ta ít được nghe thấy nhưng nó vẫn luôn được Doanh nghiệp vận dụng trong nhiều trường hợp như để tránh bị áp dụng thuế phụ thu, thuế

chống bán phá giá, khi mà thuế thu nhập doanh nghiệp của Doanh nghiệp cao, khi hàng hóa bị áp dụng hạn ngạch, hoặc khi lô hàng nhập có nhiều hàng hóa có thuế suất khác nhau. Những trường hợp này đều là sự áp dụng linh hoạt của mỗi Doanh nghiệp sao cho Doanh nghiệp thu được lợi ích lớn nhất.

Trong khi đó điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Chi cục còn thấp. Cúng với số lượng cán bộ làm công tác giá không tăng đều với khối lượng công việc tăng hàng năm. Hiện tại Chi cục 3 có 18 cán bộ trực tiếp làm công tác giá trong khi đó năm 2010 tổng lượng tờ khai mà công chức phải kiểm tra, xác định trị giá là 23,866 tờ khai. Như vậy, trung bình mỗi công chức phải thực hiện 1326 tờ khai/năm. Áp lực công việc quá lớn.

Ngoài ra, ý thức chấp hành của một số Doanh nghiệp chưa cao. Cũng phải kể đến trình độ yếu kém của người khai hải quan tại các Doanh nghiệp.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG HẢI PHÒNG KHU VỰC III

3.1 Phương hướng hoàn thiện phương pháp xác định trị giá hải quan 3.1.1 Dự đoán xu hướng gian lận thương mại qua giá thời gian tới

Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng sẽ càng gây khó khăn cho các Doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các Doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Sự khó khăn của thị trường sẽ tác động tới doanh thu, lợi nhuận của Doanh nghiệp mà doanh thu, lợi nhuận là kết quả thể hiện Doanh nghiệp có hoạt động tốt hơn trong năm tài chính không, thể hiện sự phát triển của Doanh nghiệp. Nó còn là nguồn vốn tiếp theo cho hoạt động kinh doanh, do đó luôn được Doanh nghiệp đặt làm mục tiêu hàng đầu. Chính vì vậy họ sẽ tìm mọi cách để đạt được mục tiêu định sẵn. Đối với những Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường nội địa thì việc áp giá tính thuế khác cũng sẽ làm thay đổi lợi nhuận của Doanh nghiệp.

Lợi nhuận = doanh thu bán hàng - chi phí nhập khẩu - chi phí khác Chi phí nhập khẩu = chi phí mua hàng nhập khẩu + thuế, lệ phí

Theo như phần trên, giá trị hàng nhập khẩu liên quan đến thuế hải quan, do đó bằng những thủ đoạn khác nhau Doanh nghiệp sẽ tìm cách hạ thấp giá trị lô hàng nhập của mình. Tuy nhiên, hiện nay không chỉ có hình thức gian lận là khai thấp giá trị hàng nhập khẩu so với các lô hàng giống hệt, tương tự

mà còn hình thức gian lận qua giá là khai tăng trị giá thực tế nhập khẩu, rồi lợi dụng các quy định của pháp luật về chiết khấu, giảm giá…, lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật về mối quan hệ giữa người mua, người bán để tác động đến giá trị lô hàng nhập khẩu sao cho Doanh nghiệp thu được lợi nhuận lớn nhất.

Có thể khẳng định hình thức gian lận qua giá vẫn ngày một tăng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau gây khó khăn cho cơ quan hải quan khi làm nhiệm vụ thông quan hàng hóa.

Công chức hải quan làm công tác giá tại Chi cục 3 ngoài việc kiểm tra, xác định trị giá hàng nhập khẩu thì cần chú ý đến các nhóm hàng dưới đây hoặc các mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia hay vùng lãnh thổ dưới đây vì chúng là những trường hợp thường xuyên phát hiện hiện tượng gian lận qua giá.

Các nhóm mặt hàng thường xuyên có gian lận qua giá tại Chi cục: mặt hàng thực phẩm mà chủ yếu là bánh kẹo; mặt hàng đồ uống với các loại rượu ngoại, nước giải khát; mặt hàng mỹ phẩm cao cấp; vải vóc; ô tô, xe máy và linh kiện phụ tùng của chúng; các nhóm hàng điện tử, điện lạnh.

Những quốc gia và vùng lãnh thổ mà hàng hóa nhập qua Chi cục thường xuyên có hiện tượng gian lận qua giá là: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan.

Việc dự đoán được xu hướng gian lận qua giá như thế nào sẽ giúp chi cục tìm ra những giải pháp để hoàn thiện phương pháp xác định trị giá.

3.1.2 Tiếp tục thực hiện quá trình hiện đại hóa hải quan

Yêu cầu đối với thực hiện hiện đại hóa hải quan là hiện đại hóa hải quan phải phù hợp với xu thế chung, với các chuẩn mực của hải quan thế giới và khu vực, đồng thời phải phù hợp với cải cách nền hành chính quốc gia cũng như định hướng phát triển chung của cả nước. Đồng thời, thực hiện hiện đại

hóa hải quan phải đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và đầu tư; phải đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan chặt chẽ đúng pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của Doanh nghiệp.

Thực hiện hiện đại hóa hải quan đồng nghĩa với tạo thuận lợi cho phát triển ngoại thương và phát triển cho chính ngành hải quan. Đồng thời hiện đại hóa hải quan sẽ góp phần giảm hẳn hiện tượng gian lận thương mại trong đó có gian lận qua trị giá hải quan. Để có thể thực hiện được quá trình này tốt thì cần hoàn thiện, đổi mới mọi mặt tại Chi cục.

Thay đổi hẳn nhận thức của cán bộ công chức hải quan về hiện đại hóa hải quan. Nhận thức về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại, đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan, áp dụng các chuẩn mực hải quan quốc tế… là đòi hỏi cấp bách để phát triển ngành hải quan cũng như phát triển Chi cục Hải quan khu vực 3.

Đổi mới phương pháp quản lý hải quan từ tiền kiểm sang hậu kiểm, do đó cần phân định được trách nhiệm của từng khâu nghiệp vụ từng công chức thực hiện. Cần áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong các khâu nghiệp vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đội ngũ công chức phải có đủ trình độ để đáp ứng được quá trình này. Do đó Chi cục sẽ tiếp tục đào tạo công chức để họ có trình độ, năng lực cao, phục vụ tốt hơn cho phát triển đất nước.

3.1.2.1 Hải quan điện tử

Để tuân thủ các quy định của Công ước Kyoto sửa đổi là áp dụng tối đa công nghệ thông tin; áp dụng kỹ thuật tiên tiến như quản lý rủi ro, kiểm tra trên cơ sở kiểm toán, các biện pháp bảo đảm và trao đổi thông tin trước khi hàng đến cho phép giải quyết được mâu thuẫn giữa đảm bảo tăng cường kiểm soát hải quan và tạo thuận lợi thương mại; tăng cường quan hệ hợp tác giữa

Hải quan và Doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi tối đa cho Doanh nghiệp; nên việc áp dụng hải quan điện tử là rất cần thiết phục vụ hiện đại hóa hải quan.

Cải cách hiện đại hóa là xu hướng hoạt động tất yếu quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về hải quan nói riêng, phù hợp với định hướng phát triển của Hải quan thế giới và khu vực. Việc chỉ đạo thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử với kết quả bước đầu đạt được đã thể hiện quyết sách đúng đắn của Chính phủ.

Việc mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử sẽ tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về thủ tục hải quan điện tử, chuyển đổi từ phương thức quản lý hải quan thủ công sang phương thức quản lý hải quan hiện đại; là tiền đề để triển khai cơ chế một cửa quốc gia và góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.

Trong tình hình hiện nay, với đặc tính ưu việt hơn so với thủ tục hải quan thực hiện bằng phương thức thủ công, thủ tục hải quan điện tử khi được mở rộng thực hiện ở những địa bàn có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn sẽ góp phần đảm bảo việc thống nhất, đơn giản hóa thủ tục; rút ngắn thời gian thông quan; giảm chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế tiêu cực nảy sinh từ công chức hải quan, nhân viên của doanh nghiệp làm thủ tục hải quan.

Có thể nói sơ qua về thủ tục hải quan điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo hải quan. Doanh nghiệp không cần thiết phải đến tại Chi cục làm thủ tục thông quan mà chỉ cần sử dụng internet ở bất kỳ đâu để nộp hồ sơ cho cơ quan Hải quan. Như vậy, thực hiện hải quan điện tử thật sự tạo điều kiện tốt nhất cho Doanh nghiệp xuất nhập khẩu và giảm được tiêu cực so với nộp hồ sơ giấy. Tuy nhiên, thực hiện thủ tục hải quan điện tử cần có sự hợp tác rất nhiều từ phía Doanh nghiệp, đó là sự trung thực trong khai báo.

Chi cục Hải quan Cảng Hải Phòng khu vực 3 luôn nỗ lực phấn đấu tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp nhưng vẫn luôn tuân thủ quy định của pháp luật nên luôn dẫn đầu trong việc thực hiện hiện đại hóa hải quan.

Thủ tục hải quan điện tử đã được thực hiện từ năm 2008 và đang ngày càng thu hút nhiều Doanh nghiệp tham gia vì sự tiện lợi và giải phóng hàng nhanh. Chính vì vậy mà trong năm nay Chi cục mong muốn 100% Doanh nghiệp tham gia thực hiện khai hải quan điện tử.

3.1.2.2 Hải quan một cửa ASEAN

Theo Công ước Kyoto sửa đổi thì cơ chế một cửa là một khái niệm quan trọng để tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa Doanh nghiệp và Hải quan. Một cửa là việc đơn giản hóa các yêu cầu thông tin và sẽ không thể hoạt động nếu không có sự hài hòa hóa các dữ liệu.

Mục tiêu của các quốc gia thành viên của ASEAN trong thời điểm hiện nay là đẩy mạnh quan hệ hợp tác nội khối và thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Một trong những điều kiện cho phép tạo nên một cộng đồng kinh tế ASEAN là sự hình thành môi trường hải quan hài hoà về các mặt quy trình, thủ tục và đảm bảo tính minh bạch.

Chi cục tiếp tục nghiên cứu mô hình hải quan một cửa của chương trình hợp tác ‘một cửa ASEAN’. Khi áp dụng chương trình này, hàng hóa trong ASEAN chỉ cần kiểm tra trị giá tại một cửa duy nhất, góp phần tiết kiệm được thời gian, tiền của, tạo sự minh bạch, thông thoáng hơn.

Ngoài ra, Chi cục không ngừng nâng cấp phần mềm nghiệp vụ hải quan phục vụ công tác xác định trị giá như hệ thống quản lý rủi ro.

3.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Hải Phòng khu vực III

3.2.1Kiến nghị cấp trên để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến phương pháp xác định trị giá hải quan

Hệ thống văn bản pháp luật là do các cấp Trung ương có thẩm quyền ban hành, do đó Chi cục chỉ có thể góp ý kiến cho cấp trên những bất cập của văn bản ban hành, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp do Chi cục là nơi trực tiếp thực hiện những văn bản lien quan đến pháp luật Hải quan.

Hệ thống pháp luật hải quan liên quan đến trị giá hải quan phải tuân thủ các tiêu chuẩn, tập quán thương mại quốc tế, các cam kết quốc tế:

- Hiệp định trị giá GATT 94

- Các ý kiến tư vấn, chú giải, giải thích của Ủy ban kỹ thuật trị giá;

Nhìn chung, hệ thống pháp luật của Nhà nước về xác định trị giá hải quan đã được xây dựng theo nguyên tắc và nội dung của Hiệp định trị giá GATT. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn cần phải thường xuyên:

- Rà soát lại các văn bản pháp luật sao cho phù hợp với tình hình thực tế đất nước.

- Chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát, sửa đổi các quy định có liên quan đến thực hiện Thông tư, Nghị định xác định trị giá hải quan

- Nâng cao sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan

- Thực hiện việc công khai minh bạch hoá chính sách pháp luật về Hải quan cũng như cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 (Trang 47)