0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Môi trường kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SWOT TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY INTERNET VIETTEL (Trang 31 -33 )

II. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY INTERNET VIETTEL.

14 Theo: “Kế hoạch kinh doanh Internet đến năm 2007”, Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Công ty Internet Viettel

2.2 Môi trường kinh tế xã hộ

Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu tư thương mại an toàn bậc nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Những năm trở lại đây kinh tế Việt Nam luôn có mức tăng trưởng cao và ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng nâng cấp theo hướng hiện đại hóa.

Năm 2005 tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước tăng 8.43% là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây kể từ năm 1996.

Mức tăng trưởng của Việt Nam qua các năm như sau:

Năm. 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Mức tăng

trưởng (%) 8.15 5.76 4.77 6.79 6.89 7.08 7.34 7.69 8.43

Nguồn: Nguyễn Sinh Cúc, “ Tổng quan kinh tế - xã hội năm 2005”, tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1 (74 ), tháng 1/2006, tr.20

Cùng với sự tăng trưởng của GDP và nền kinh tế là sự lớn mạnh của ngành Bưu chính – Viễn thông ( sẽ nói sau).

GDP bình quân đầu người tăng.

Năm 2002 GDP bình quân đầu người của Việt Nam ước đạt 406 USD/người/ năm, khoảng 6.090.000 VND/người/năm. Đứng thứ 10 trong 13 nước ASEAN +3 chỉ trên Lào, Campuchia, Myanmar. Năm 2005 thu nhập bình quân đạt 640 USD trong khi giá cước dịch vụ Internet tại thời điểm năm 2002 là 100đ/Mb và luôn được giảm giá cho đến nay chỉ còn khoảng 1/10 đây là điều thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam.

Nhân khẩu 15

Việt Nam là nước đông dân, với dân số hiện nay khoảng 83.14 triệu người, nhưng dân số tập trung ở nông thôn với tỷ lệ 73.2% trong khi đó dân số thành thị chiếm 26.8%. Số người sử dụng Internet khoảng 7.716.730 người chiếm khoảng 9.1% dân số.

Dân số thuộc loại dân số trẻ trong 83.14 triệu người thì số dân trong độ tuổi từ 15-64 chiếm trên 60% đây là độ tuổi có số người sử dụng Internet lớn nhất

15 Nguồn: “Tổng quan kinh tế - xã hội năm 2005”, Nguyễn Sinh Cúc, tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1(74 ), tháng 1/2006, tr.23 (74 ), tháng 1/2006, tr.23

Văn hóa

Sau 20 năm đổi mới Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, và có những bước phát triển đáng ghi nhận. Nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước nghèo kém phát triển. Phần đông dân số vẫn tập trung trong khu vực nông thôn với nền kinh tế nông nghiệp và nền văn minh lúa nước, các quan niệm truyền thống làng xã vẫn còn phổ biến và nặng nề, con người Việt Nam ưa trực quan muốn cái gì cũng phải sờ tận tay, nhìn tận mắt đây là một sự cản trở rất lớn đối với phát triển Internet vì các giao dịch hay trao đổi qua Internet là qua môi trường ảo.

Tuy vậy, với quá trình hội nhập kinh tế sự hòa nhập, giao lưu văn hóa các quan điểm và nhận thức của người Việt Nam đang dần có sự chuyển biến tạo đà cho sự phát triển Internet.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SWOT TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY INTERNET VIETTEL (Trang 31 -33 )

×