Môi trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Phân tích SWOT trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty Internet Viettel (Trang 27 - 30)

II. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY INTERNET VIETTEL.

1. Môi trường quốc tế.

1.1 Những yếu tố quốc tế ảnh hưởng đến lĩnh vực Viễn thông – Internet

“Internet đang từng ngày thay đổi cuộc sống của chúng ta”, có ai đã nói vậy để khẳng định vai trò quan trọng của lĩnh vực internet. Chúng ta đang sống trong giai đoạn bùng nổ thông tin, sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ, mức tăng trưởng cao của nền kinh tế, con người có điều kiện tiếp cận với những thành tựu của khoa học kỹ thuật.

“Thị trường thế giới về lĩnh vực viễn thông – Internet đang ngày càng mở rộng. Nó không còn là vấn đề "kéo cầu" hay "đẩy cung", cả hai điều này đang xảy ra. Sự tác động lẫn nhau của hai yếu tố này khiến cho viễn thông – Internet trở thành một trong những lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới. Nó cũng khiến cho viễn thông trở thành một trong những ngành quan trọng nhất của hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị. Điều này đặt ra những vấn đề quan trọng có liên quan đến viễn cảnh về xã hội thông tin toàn cầu (GIS). Viễn cảnh này đã là chủ đề tranh luận trong gai đoạn 1995-1999, ban đầu là các nước công nghiệp tiên tiến G7, sau đó là trong cộng đồng quốc tế. Ngày nay những ý tưởng cơ bản ẩn sau khái niệm GIS đang được chấp nhận một cách rộng rãi. Trong viễn cảnh này, mọi hình thức hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị sẽ ngày càng phụ thuộc vào việc truy nhập những dịch vụ viễn thông và thông tin của cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu (GII). Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trên Internet là một ví dụ làm thế nào để GIS trở thành hiện thực. Thách thức cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt đó là phải tìm ra được những hướng đi đảm bảo GIS thực sự mang tính toàn cầu và rằng mọi người ở mọi nơi có thể chia sẻ những quyền lợi của nó.

Tốc độ thay đổi trong lĩnh vực viễn thông là rất lớn và các ứng dụng của nó đang trở nên rộng rãi hơn. Công nghệ, kinh doanh thương mại, môi trường và các tổ chức quốc tế về viễn thông đang thách thức khả năng của xã hội trong lĩnh vực quản lý. Các giải pháp lâu dài cho vấn đề truy nhập trong các khu vực vùng sâu, vùng xa đó là các công nghệ mới như là Cellular, vệ tinh, cáp quang và DSL và chúng đang tăng đáng kể trong toàn bộ thị trường. Dù sao vẫn có khác biệt lớn tồn tại như độ khả dụng của dịch vụ bên trong các nước và giữa các nước. Công nghệ mới có khả năng làm tăng thêm hoặc làm giảm sự mất cân bằng giữa các nước.

Việc truy nhập tới các dịch vụ mới sẽ đòi hỏi không chỉ đối với vấn đề cân bằng mà còn đòi hỏi về vấn đề thành công trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin.

Các vấn đề mới như là truy nhập quốc tế và tính cân bằng, thương mại quốc tế và xuyên suốt các biên giới đối với thông tin và các chính sách thương mại nội địa đang nổi lên để thực hiện viễn thông cho hầu hết các lĩnh vực không kiểm soát được.

Việc tư nhân hoá, quy định lại, toàn cầu hoá, sắp xếp lại thương mại và cạnh tranh là một số thay đổi đang được thực hiện trong các thay đổi lớn về thị trường và công nghệ.

Các vấn đề liên quan đến xã hội và văn hoá của cuộc cách mạng này vẫn chưa được nhận thức đầy đủ mà đang được quản lý đơn lẻ

Vì vậy đã đến lúc cần quan tâm đến các ưu tiên về nghiên cứu và định hướng phát triển cho lĩnh vực viễn thông để thực hiện cho các mục đích này

Vấn đề tự do hoá và bãi bỏ các quy định cũ đã được đưa ra đối với thị trường dịch vụ viễn thông mới. Các vấn đề mới nảy sinh đối với các nước thành viên như là cam kết của họ đối với WTO và đã mở rộng đến phạm vi quốc gia quan tâm về viễn thông. Các nước thành viên đã tự mình có những thay đổi về

cơ cấu tổ chức để đáp ứng các thách thức mới như là chia sẻ khai thác kinh doanh và các quy định viễn thông. Tác động trước mắt của Internet và thương mại điện tử đã thúc đẩy hơn nữa những thay đổi cho cơ chế đang tồn tại về chính sách, quy định và thương mại trong lĩnh vực viễn thông.” 13

1.2 Đánh giá những cơ hội và thách thức từ môi trường kinh doanh quốc tế

 Cơ hội.

o Thị trường kinh doanh lĩnh vực Internet có khả năng mở rộng do:

 Trong những năm qua tốc độ phát triển của thị trường viễn thông là rất nhanh, và không ngừng mở rộng.

 Trong giai đoạn hiện nay mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị đều phụ thuộc rất lớn vào việc truy nhập các dịch vụ ứng dụng của Viễn thông trong đó có Internet.

 Xu hướng xã hội thông tin toàn cầu, sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia mở ra một thị trường rộng lớn không chỉ là trong gianh giới quốc gia mà còn trên phạm vi khu vực và quốc tế.

 Các ứng dụng và công nghệ trong lĩnh vực Viễn thông – Internet là rất lớn do đó gianh giới địa lý không còn là vấn đề.

o Xu hướng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đặc biệt là Viễn thông – Internet là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn lao động công nghệ cao, nâng cấp cơ sở hạ tầng

 Thách thức

o Cạnh tranh sẽ gay gắt khi chúng ta mở cửa thị trường Viễn thông – Internet và các doanh nghiệp của chúng ta đang đứng trong thế bất lợi 13

do: Xu thế hội nhập buộc chúng ta phải mở cửa thị trường để tiếp các nhà Viễn thông quốc tế có tiềm lực về tài chính, công nghệ, nhân lực hùng mạnh vào thị trường Việt Nam, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam không những yếu kém về tài chính, công nghệ mà còn yếu kém cả về các kinh nghiệm quản lý, và kỹ năng nghề nghiệp.

o Một bất lợi nữa đó là trong khi môi trường công nghệ (một yếu tố quyết định chính trong lĩnh vực Internet – Viễn thông) thế giới luôn luôn có sự chuyển biến nhanh chóng, thì các doanh nghiệp Việt Nam lại không có khả năng tự chủ được về năng lực công nghệ, các doanh nghiệp của chúng ta chủ yếu vẫn phải mua các ứng dụng về bản quyền công nghệ do đó chúng ta luôn ở trong thế bị động khi tham gia cạnh tranh với các nhà kinh doanh quốc tế

2. Môi trường kinh tế quốc dân trong nước 14

2.1 Môi trường chính trị, pháp luật

Việt Nam được đánh giá là nước có tình hình chính trị ổn định nhất thế giới. Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam cũng đang được hoàn thiện theo hướng đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Sau 10 năm phát triển thị trường internet ở Việt Nam theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong việc cải tổ khung pháp lý cho ngành Bưu chính – Viễn thông và Internet. Bộ bưu chính – viễn thông đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng những chính sách và quyết định tiến bộ đã được thông qua mấy năm gần đây như : chiến lược phát triển ngành bưu chính - viễn thông tới năm 2010 định hướng phát triển đến năm 2020; pháp lệnh về bưu chính – viễn thông. Đặc biệt là bản quy hoạch phát

Một phần của tài liệu Phân tích SWOT trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty Internet Viettel (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w