Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với các giao dịch dân sự khác

Một phần của tài liệu Chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự (Trang 33)

1.3.4.1. Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với chuyển giao nghĩa vụ

Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự đều là sự thỏa thuận giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao.

- Về hình thức chuyển giao:

Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ dân sự đều có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

- Về hậu quả pháp lý:

Người thế quyền là người có quyền yêu cầu,người thế nghĩa vụ là người có nghĩa vụ.

- Về nghĩa vụ thông báo của người chuyển giao:

Người chuyển giao quyền yêu cầu khác người chuyển giao nghĩa vụ dân sự ở chỗ người chuyển giao quyền yêu cầu phải có nghĩa vụ thông báo cho người có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao, người có nghĩa vụ không phải thông báo cho người có quyền biết về việc chuyển giao vì họ phải xin phép người có quyền để được sự đồng ý của họ trước khi chuyển giao.

- Về điều kiện chuyển giao:

Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định) trong khi đó việc chuyển giao nghĩa vụ phải có sự đồng ý của bên có quyền.

- Về biện pháp bảo đảm kèm theo:

Việc chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm kèm theo thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó ngược lại việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm kèm theo thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, nếu không có thỏa thuận khác(vì đã được bên có quyền đồng ý chuyển giao.

- Về đối tượng chuyển giao:

Đối tượng chuyển giao quyền yêu cầu chính là quyền yêu cầu trừ những quyền yêu cầu không được chuyển giao theo thỏa thuận hoặc do luật định. Đối tượng chuyển giao nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của người có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao.

1.3.4.2. Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu

Chuyển giao quyền yêu cầu và ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu đều thông qua sự thỏa thuận

- Về hình thức giao dịch:

Chuyển giao quyền yêu cầu và ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu đều có thể thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

- Về hậu quả pháp lý:

Người thế quyền là người có quyền yêu cầu, người nhận ủy quyền là người có quyền yêu cầu nhưng nhân danh bên ủy quyền chứ không nhân danh chính mình, còn người thế quyền là người nhân danh chính mình.

- Về nghĩa vụ cung cấp thông tin:

Người chuyển giao quyền yêu cầu có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người có nghĩa vụ, người ủy quyền không phải thông báo cho bên có nghĩa vụ về việc ủy quyền. Việc bên có nghĩa vụ có chấp nhận sự ủy quyền hay không là do bên được ủy quyền phải chứng minh.

- Về thù lao:

Việc chuyển giao quyền yêu cầu do các bên thỏa thuận về giá trị của quyền yêu cầu và không có thù lao, trong khi ủy quyền các bên có thể thỏa thuận về thù lao hoặc được hưởng thù lao theo luật định.

1.3.4.3. Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với chuyển giao quyền sử dụng đất.

Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa bên có quyền yêu cầu với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người đó. Chuyển giao quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền sử dụng đất.

- Về hình thức giao dịch:

Chuyển giao quyền yêu cầu có thể được thực hiện bằng hình thức văn bản hoặc bằng lời nói. Chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng (trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất), hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (Điều 689 BLDS 2005).

- Về đối tượng chuyển giao:

Chuyển giao quyền yêu cầu có đối tượng là quyền yêu cầu. Chuyển quyền sử dụng đất có đối tượng là quyền sử dụng đất.

- Về nghĩa vụ thông báo:

Chuyển giao quyền yêu cầu có đối tượng là quyền đối nhân nên có liên quan đến người có nghĩa vụ và phải thông báo cho người có nghĩa vụ biết về

việc chuyển giao. Chuyển giao quyền sử dụng đất có đối tượng là quyền đối vật vì vậy khi chuyển giao không phải thông báo cho bất kỳ ai, tuy nhiên để việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật thì phải đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (Điều 692 BLDS 2005). - Về sự hạn chế chuyển giao:

Như trên đã phân tích các loại quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín thì không được chuyển giao. Việc chuyển quyền sử dụng đất cũng có những hạn chế nhất định. Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 thì chỉ hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê mới có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác còn các chủ thể khác không được hưởng quyền năng này (Điều 113 Luật đất đai năm 2003) .Tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm chỉ có quyền bán, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê mà không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, thế chấp bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê (Điều 111 Luật đất đai năm 2003).

1.3.4.4. Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao công nghệ đều thực hiện thông qua sự thỏa thuận.

- Về hình thức chuyển giao:

Chuyển giao quyền yêu cầu có thể thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Chuyển giao công nghệ phải được lập dưới hình thức văn bản. Hợp đồng chuyển giao công nghệ rất phức tạp do tính chất phức tạp của công nghệ nên pháp luật quy định phải được lập dưới hình thức văn bản. Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có

thẩm quyền trong trường hợp pháp luật có quy định (Khoản 2, Điều 757 BLDS 2005).

- Về đối tượng chuyển giao:

Chuyển giao quyền yêu cầu có đối tượng là quyền yêu cầu, Chuyển giao công nghệ có đối tượng là công nghệ. Chuyển giao quyền yêu cầu có đối tượng là một quyền đối nhân. Chuyển giao công nghệ có đối tượng là công nghệ với tư cách là một loại tài sản đặc thù, không phải là một quyền đối nhân, cũng không phải là một quyền đối vật, nó là một tài sản vô hình tuyệt đối. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (Khoản 2, Điều 755 BLDS 2005).

Việc chuyển giao công nghệ có thể chỉ là chuyển giao quyền sử dụng công nghệ trong một thời gian nhất định, Bên nhận chuyển giao công nghệ chỉ được quyền sử dụng công nghệ trong thời gian mà các bên thỏa thuận. Việc chuyển giao công nghệ cũng có thể không làm mất đi quyền sử dụng công nghệ của bên chuyển giao. Bên chuyển giao vẫn tiếp tục áp dụng công nghệ trong hoạt động của mình hoặc tiếp tục chuyển giao cho chủ thể khác. Đây là điểm đặc thù của chuyển giao công nghệ, khác biệt với chuyển giao quyền yêu cầu. Chủ thể có quyền yêu cầu chỉ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho một người nào đó nhất định, sau khi chuyển giao thì không còn quyền sở hữu đối với quyền yêu cầu đó và không thể tiếp tục chuyển giao cho người khác.

Trong chuyển giao công nghệ, việc hoàn trả lại đối tượng chuyển giao trong nhiều trường hợp là không thể, bởi phần quan trọng trong công nghệ là kiến thức và một khi đã được chuyển giao thì không thể thu hồi lại được.Trong chuyển giao quyền yêu cầu nếu vì lý do nào đó việc chuyển giao

vô hiệu, người có nghĩa vụ vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ với người thế quyền thì có thể hoàn trả lại quyền yêu cầu cho người chuyển giao.

1.3.4.5. Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với thừa kế quyền yêu cầu.

Chuyển giao quyền yêu cầu được thực hiện thông qua sự thỏa thuận. Quyền yêu cầu với tư cách là một loại quyền tài sản nên cũng có thể để lại làm di sản thừa kế. Thừa kế quyền yêu cầu không phải là một sự chuyển giao mà nó là một biện pháp pháp lý nhằm đảm bảo tính liên tục của các quyền và nghĩa vụ do người chết để lại.

- Về hình thức:

Chuyển giao quyền yêu cầu có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Thừa kế có thể được chia theo di choc (nếu có) hình thức của di chúc có thể là văn bản hoặc di chúc miệng. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ (khoản 2 Điều 651 BLDS 2005). Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì thừa kế theo pháp luật.

-Về hậu quả pháp lý:

Nguời thế quyền là người có quyền yêu cầu, người được hưởng thừa kế quyền yêu cầu là người cũng có quyền yêu cầu.

-Về nghĩa vụ thông báo:

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo cho người có nghĩa vụ để họ thực hiện nghĩa vụ với người thế quyền còn người thừa kế phải tự chứng minh tư cách của mình là người được hưởng thừa kế quyền yêu cầu trước người có nghĩa vụ để họ thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

1.3.5. Các quy định của BLDS 2005 về chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự

Bộ luật dân sự năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005

có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Phần thứ ba của bộ luật dân sự 2005 có quy định về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự. Chương XVII là những quy định chung của phần này và tại mục 4 chương này có quy định về Chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, trong đó chuyển giao quyền yêu cầu được quy định từ điều 309 đến điều 314 BLDS 2005.

Điều 309 BLDS 2005 quy định về chuyển giao quyền yêu cầu như sau: 1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ những trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ thỏa thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu;

c) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu.

Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác[15].

Điều luật này đã quy định về chuyển giao quyền yêu cầu và những trường hợp không được chuyển giao quyền yêu cầu. Tại khoản 2 điều này có quy định:... “ Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu’’[15]. Theo ý kiến của tôi nên thay cụm từ “ Người chuyển giao” bằng “ Bên chuyển giao” cho thống nhất với cách gọi trong điều luật này và các điều luật khác có liên

quan. Đoạn này cũng quy định về nghĩa vụ của bên chuyển giao nói chung nên có thể chuyển sang quy định tại khoản 1 Điều 311 BLDS 2005 hoặc tách thành một khoản riêng tại điều này đồng thời quy định về trách nhiệm khi không thực hiện nghĩa vụ thông báo. Quy định này thực chất là bảo vệ người thế quyền, là một căn cứ để người thế quyền chứng minh với người có nghĩa vụ về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu.Tránh được sự thông đồng giữa bên có quyền yêu cầu với bên có nghĩa vụ, vì trong nhiều trường hợp dù quyền yêu cầu đã được chuyển giao cho bên thế quyền nhưng chỉ là trên giấy tờ, người thế quyền chưa thụ hưởng được những lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ thì người có nghĩa vụ lại thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền yêu cầu trước đây, với lý do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu, việc này gây tốn kém thời gian và chi phí cho người thế quyền khi phải yêu cầu bên đã chuyển giao quyền yêu cầu hoàn trả tài sản cho mình.

Điều 310 BLDS 2005 quy định về hình thức chuyển giao quyền yêu cầu như sau:

1.Việc chuyển giao quyền yêu cầu cần phải thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó[15].

Trên thực tế việc chuyển giao quyền yêu cầu bằng lời nói ít khi được các bên lựa chọn bởi quyền yêu cầu là một quyền đối nhân khi chuyển giao quyền yêu cầu có liên quan tới người có nghĩa vụ, nếu chuyển giao bằng hình thức lời nói thì bên nhận chuyển giao hay người thế quyền rất khó có thể chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao và có thể bị người có

nghĩa vụ từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Vì pháp luật quy định như vậy, để tránh những chi phí không cần thiết người thế quyền nên thỏa thuận với bên chuyển giao quyền yêu cầu về việc thực hiện hình thức chuyển giao bằng văn bản, văn bản này sẽ có ý nghĩa trong việc chứng minh tính xác thực của việc chuyển giao trước bên có nghĩa vụ.

Khác với pháp luật nước ta về hình thức chuyển giao quyền yêu cầu Điều 1689 BLDS Pháp quy định: “ Khi chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển nhượng quyền hoặc cổ phần cho người thứ ba, thì việc chuyển giao giữa người có quyền yêu cầu và người thế quyền được thực hiện bằng việc trao cho nhau chứng thư’’[14]. Quy định như BLDS Pháp là rất rõ ràng, chỉ cần có chứng thư là đã đủ cơ sở chứng minh là người thế quyền (trừ trường hợp có chứng cứ khác).

Yêu cầu của thực tiễn cho thấy việc chuyển giao quyền yêu cầu cần sự linh hoạt và nhanh chóng, thuận tiện do vậy cần phải thông qua hình thức giao dịch đơn giản nhất, ít tốn kém nhất mà vẫn đạt được hiệu quả.

Pháp luật không nên quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép. Cần tôn trọng tối đa nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận trong trường hợp này. Nếu việc chuyển giao quyền yêu cầu có liên quan đến các đối tượng cụ thể thì sẽ do luật chuyên ngành điều chỉnh.

Điều 311 BLDS 2005 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ như sau:

“ 1.Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền.

2. Người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại”[15].

Điều 311 BLDS 2005 so với Điều 317 BLDS 1995 đã bổ sung thêm khoản 2 như trên.Tuy nhiên khoản 2 của Điều 311 cũng không có gì là mới vì

thực chất đã được quy định tại Điều 302 và Điều 304 BLDS 2005 quy định về Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc.

Trong Điều 311 BLDS 2005 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ nên bổ sung quy định Người chuyển giao quyền yêu

Một phần của tài liệu Chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)