So sánh kết quả UV-Vis của dung dịch keo nano bạc với chất bảo vệ PVP

Một phần của tài liệu Chế tạo bạc nano tinh khiết bằng phương pháp phân hủy nhiệt phức chất oxalate bạc (Trang 56)

1.000.000 và 55.000

So sánh vị trí đỉnh hấp thụ của hạt nano bạc khi sử dụng chất bảo vệ PVP có trọng lượng khác nhau, Mw = 1.000.000 và Mw = 55.000, nhận thấy với PVP có trọng lượng phân tử 1.000.000, với thời gian phản ứng ngắn, vị trí các đỉnh hấp thụ có bước sóng nhỏ hơn so với trong trường hợp PVP có trọng lượng phân tử thấp 55.000 ( mẫu I-1A là 414nm so với II-1A là 419nm, I-2A là 419nm so với II-2A là 420nm, I-3A là 416nm so với II-3A là 422nm). Điều này có thể giải thích do PVP có trọng lượng phân tử lớn sẽ bảo vệ tốt hơn và kích thước hạt nhỏ hơn, nên độ dài sóng sẽ nhỏ hơn. Tuy nhiên nếu kéo dài thời gian phản ứng thì qui luật này không còn đúng.

- Với tỷ lệ Ag2C2O4 : PVP (1:5) thấp, độ hấp thụ của các đỉnh trong trường hợp PVP 55.000 cao hơn so với mẫu PVP 1.000.000. Điều này có thể giải thích do trọng lượng phân tử thấp, khả năng tạo một lớp mỏng bảo vệ hạt nano sẽ tốt hơn và như vậy cường

độ hấp thụ sẽ cao hơn.

- Với tỷ lệ oxalate bạc: PVP là 1: 10, kết quả không có gì khác biệt nhưng với tỉ lệ

oxalate bạc: PVP là 1:25, kết quả này theo qui luật ngược lại so với trường hợp tỉ lệ

PVP là 1: 5, có lẽ do với mẫu PVP 1.000.000 có trọng lượng phân tử lớn sẽ bao phủ

một phần, phần còn lại tự cuốn và nằm trong dung dịch. Trong khi đó với PVP có trọng lượng phân tử thấp sẽ không cuộn lại, mà phủ một lớp dày chung quanh hạt nano nên cường độ hấp thụ các hạt này có cường độ thấp hơn.

Đặc biệt khi kéo dài thời gian phản ứng như mẫu I-3D, I-3E có độ dài bước sóng ngắn hơn và có độ hấp thu lớn hơn (vị trí đỉnh hấp thu 419nm; độ hấp thu 2,0 và 3,0) với mẫu II-3D, II-3E (vị trí đỉnh là 433nm, độ hấp thu là 1,0 và 1,4).

Một phần của tài liệu Chế tạo bạc nano tinh khiết bằng phương pháp phân hủy nhiệt phức chất oxalate bạc (Trang 56)