Xu hướng chuyển đổi lên mạng NGN-Mobile [2, 3, 7]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mạng thông tin di động thế hệ mới NGN - Mobile và khả năng áp dụng tại Việt Nam (Trang 41)

Những hệ thống thông tin di động đầu tiên, nay được gọi là thế hệ thứ nhất (1G), sử dụng công nghệ analog gọi là đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) để truyền kênh thoại trên sóng vô tuyến đến thuê bao điện thoại di động. Nhược điểm của các hệ thống này là chất lượng thấp, vùng phủ sóng hẹp và dung lượng nhỏ. Vào cuối thập niên 1980, các hệ thống thế hệ thứ hai (2G) được đưa vào khai thác sử dụng công nghệ số đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA). Đến đầu thập niên 1990, công nghệ TDMA được dùng cho hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM ở Châu Âu. Đến giữa thập kỷ 1990, đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA) trở thành loại hệ thống 2G thứ hai khi người Mỹđưa ra Tiêu chuẩn nội địa - 95 (IS-95), hay gọi là cdmaOne.

Tất cả các hệ thống 2G đều có khả năng cung cấp chất lượng và dung lượng cao hơn. Chuyển vùng trở thành một phần của dịch vụ và vùng phủ sóng cũng ngày một rộng hơn, nhưng vẫn phải đối mặt với các vấn đề hạn chế về dung lượng trên nhiều thị trường. Thông tin di động ngày nay đang tiến tới một hệ thống thế hệ thứ ba hứa hẹn dung lượng thoại lớn hơn, kết nối dữ liệu di động tốc độ cao hơn và sử dụng các ứng dụng đa phương tiện. Các hệ thống vô tuyến thế hệ thứ 3 (3G) cần cung cấp dịch vụ thoại với chất lượng tương đương các hệ thống hữu tuyến và dịch vụ truyền số liệu có tốc độ từ 144kbit/s đến 2 Mbit/s. Hiện đang có 2 hệ thống tiêu chuẩn hoá: một chuẩn dựa trên hệ thống CDMA băng hẹp IS-95, được gọi là cdma2000. Chuẩn kia là sự kết hợp của các tiêu chuẩn Nhật Bản và châu Âu do Dự án Hợp tác Thế hệ thứ 3 (3GPP) tổ chức. 3GPP đang xem xét tiêu chuẩn vô tuyến tên là truy nhập vô tuyến mặt đất (UTRA - UMTS Terrestrial Radio Access) UMTS. Tiêu chuẩn này thường gọi là CDMA băng thông rộng (WCDMA).

Từ thập niên 1990, Liên minh Viễn thông Quốc tế đã bắt tay vào việc phát triển một nền tảng chung cho các hệ thống viễn thông di động. Kết quả là một sản phẩm được gọi là Thông tin di động toàn cầu 2000 (IMT-2000). Con số 2000 có nghĩa là sản phẩm này sẽ có mặt vào khoảng năm 2000, nhưng thực tế là chậm đến

2, 3 năm. Hơn thế nữa, IMT-2000 cũng đề cập đến Internet không dây, hội tụ các mạng cố định và di động, quản lý di động (chuyển vùng), các tính năng đa phương tiện di động, hoạt động xuyên mạng và liên mạng.

Nhưđã nói, các hệ thống 3G cần phải hoạt động trên một dải phổ đủ rộng và cung cấp được các dịch vụ thoại, dữ liệu, đa phương tiện. Đối với một thuê bao hoạt động trên một ô siêu nhỏ (picocell), tốc độ dữ liệu có thểđến 2,048 Mbit/s. Với một thuê bao di động với tốc độ chậm hoạt động trên một ô cực nhỏ (microcell), tốc độ dữ liệu có thể đạt tới 348 kbit/s. Với một người dùng di động trên phương tiện giao thông hoạt động trên một ô lớn (macrocell), tốc độ dữ liệu có thểđạt tới 144 kbit/s.

Đểđảm bảo dịch vụ thoại và dữ liệu sử dụng cùng một công nghệ, cùng một mạng thì cần có sự phân tách chức năng của chuyển mạch và chức năng xử lý cuộc gọi. Như vậy, mạng di động phải có cấu trúc phân lớp bao gồm lớp truy nhập, lớp truyền tải, lớp điều khiển và lớp ứng dụng đểđảm bảo các yêu cầu đó. Xu hướng tất yếu của mạng thông tin di động sẽ xây dựng theo kiến trúc NGN.

NGN là một giải pháp tổng thể liên quan đến toàn bộ mạng. Mục tiêu phát triển theo hướng NGN là tiến tới mạng sử dụng toàn bộ giao thức IP. Trên thế giới hiện nay, thông tin di động đang phát triển theo hai nhánh công nghệ cơ bản là WCDMA và cdma2000 tương ứng với hai tổ chức chuẩn hóa là 3GPP và 3GPP2. Mạng thông tin di động cũng được định hướng phát triển theo hướng mạng lõi toàn IP. Chúng ta cần phải phân tích các giai đoạn phát triển và việc chuẩn hóa tương ứng của mạng thông tin di động theo hướng NGN cho cả hai nhánh công nghệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mạng thông tin di động thế hệ mới NGN - Mobile và khả năng áp dụng tại Việt Nam (Trang 41)