nền:
- Tốc độthi công công trình vềmặt cơ học là tốc độ tăng tải trọng lên nền đất. Các đất sét yếu có hệsốrỗng và độ ẩm tựnhiên lớn thì sức chống cắt rất nhỏ, khi xây dựng trên các loại đất ấy có thểkhống chếtốc độ
thi công trong giai đoạn đầu đểlàm tăng sức chịu tải của nền.
- Theo lý thuyết cốkết thì quá trình lèn chặt đất dính bão hoà nước là quá trình ứng suất trung hoà (ut) giảm đi vàứng suất hiệu quả(σ't) tăng lên. Mặt khác, theo lý thuyết Coulomb thì cường độchống trượt của đất tỷlệ
với σ't:
τ = σ'ttgϕ+ c, với σ't= σ- ut
Như vậy, tốc độ tăng tải càng chậm thì càng có thời gian đểđạt trị
số ứng suất σ't lớn và sức chịu tải của nền tăng.
* Đểlàm rõ, có thểlấy kết quảthí nghiệm sau đây:
55
- Hình (a) biểu thịtốc độthi công (σ~ t)
- Hình (b) là quan hệgiữa độrỗng của đất và áp lực (n~ σ)
- Hình (c) là quan hệgiữa cường độchống cắt của đất và áp lực (τ~ σ). Theo lý thuyết cốkết, nếu tăng tải trọng đột ngột từtrịsốáp lực 0 đến áp lực σc
(đường 1a) thì nước trong lỗrỗng của đất chưa kịp thoát ra, nền đất chưa bịnén chặt, nên sự thay đổi độrỗng và cường độchống cắt được biểu thịbằng đường 1b và 1c. Nếu tăng tải trọng đều trong suốt thời gian thi công (đường 2a) thì tính nén và cường độchống trượt của đất được biểu thị tương ứng bằng đường 2b và 2c. Đối với đất sét yếu, lượng ngậm nước cao, nên tăng tải theo đường 3a:thời gian đầu thi công chậm đểcho mức độcốkết tăng lên tương ứng với độ
tăng áp lực. Sau khi đạt đến trịsốσt, độcốkết của đất nền đã khá cao, cường
độchống cắt khá lớn thì bắt đầu tăng nhanh tốc độ thi công (đường 3b và 3c).
NGUYỄN HỮU THÁI – NGÀNH ĐỊA KỸTHUẬT CÔNG TRÌNH NỀN MÓNG