Công thức tính hiệu quả truyền phát
Để đánh giá hiệu quả truyền phát của các giao thức, ta đánh giá qua một số tiêu chí: Hiệu năng so với thời gian thực thi giải thuật, hiệu năng so với tốc độ di chuyển của nút, hiệu năng so với số nút phát, hiệu năng so với số thành viên nhóm đa phát
6.3.1 Hiệu năng so với thời gian thực thi giao thức
Hình 39: Biểu đồ tỉ lệ truyền thành công theo thời gian
Theo kết quả này, tỉ lệ truyền phát thành công của giao thức STM tƣơng đƣơng với giao thức PUMA và tốt hơn so với MAODV. Lƣu ý rằng giao thức PUMA quản lí mạng theo lƣới, do đó nếu một liên kết bị đứt gãy, dữ liệu có thể truyền qua các liên kết khác. STM quản lí mạng theo cây, các đƣờng truyền giữa 2 nút bất kì là duy nhất, nên liên kết bị đứt thì sẽ làm gián đoạn quá trình truyền dữ liệu. Để khắc phục vấn đề này, giao thức STM đáp ứng nhanh với sự thay đổi hình trạng mạng, do chi phí thông điệp là tối ƣu, do đó thời gian đáp ứng giảm xuống, đảm bảo tỉ lệ truyền phát suy giảm tối thiểu.
6.2.2 Hiệu năng truyền thành công theo tốc độ nút
Hình 40: Biểu đồ tỉ lệ truyền thành công theo tốc độ nút
Tốc độ di chuyển của các nút càng nhanh, hình trạng mạng thay đổi càng thƣờng xuyên. Do đó, các giao thức dựa theo lƣới nhƣ PUMA càng thể hiện đƣợc tính vƣợt trội hơn, do dữ liệu có thể truyền qua nhiều đƣờng liên kết khác nhau. Các giao thức dựa theo cây nhƣ MAODV và STM đáp ứng không tốt bằng các giao thức dựa theo lƣới khi tốc độ nút tăng lên, làm cho tỉ lệ phát thành công càng thấp khi tốc độ di chuyển của nút càng cao.
6.3.2 Hiệu năng theo số nút phát
Hình 41: Biểu đồ tỉ lệ truyền thành công theo số nút phát
Trong biểu đồ trên, có thể nhận thấy tất cả các giao thức đều có tỉ lệ truyền thành công giảm dần theo số nút phát, nghĩa là mật độ dữ liệu trong mạng càng cao, tỉ lệ lỗi càng lớn. Nguyên nhân của điều này là do trong môi trƣờng mạng, các nút phát theo cơ chế phát tỏa sóng mang (broadcast), nếu nhƣ mật độ các gói tin trong mạng càng nhiều, thì tỉ lệ xung đột (collision) càng cao, dẫn đến tỉ lệ phát thành công giảm xuống. Không có sự khác biệt đáng kế giữa chiều hƣớng của tỉ lệ phát thành công của các giao thức theo số lƣợng nút phát, do đó STM đƣợc xem là có hiệu năng tƣơng đƣơng với các giao thức tƣơng tự về phía cạnh hiệu năng này.