Tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ VoD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp mạng ngang hàng cho hệ thống truyền hình theo yêu cầu (Trang 78)

Xét về mặt lợi ích lâu dài, việc lựa chọn công nghệ P2P cho các hệ thống VoD sẽ là một giải pháp thích hợp. Vì nó cho phép triển khai các hệ thống quy mô lớn với chi phí tối thiểu. Từ mô hình lý thuyết của hệ thống PPVoD, tác giả cũng đề nghị một hệ thống giải pháp ứng dụng cho các hệ thống IPTV hiện nay. Dưới đây là cấu trúc của hệ thống giải pháp cung cấp dịch vụ VoD của IPTV:

Hình 4.2-1: Cấu trúc giải pháp cung cấp dịch vụ VoD

- Thành phần bảo vệ nội dung (Content Protection): video từ các nguồn khác nhau (CD, DVD, CAM …) được đưa vào server VoD thông qua Thành phần bảo vệ nội dung. Server VoD có thể là một hoặc một nhóm các server được tổ chức theo phương thức phân tán, đảm nhiệm việc quản lý một cơ sở dữ liệu video. Thành phần bảo vệ nội dung thực hiện mã hóa bảo vệ cho các video được đưa vào hệ thống. Khóa giải mã chỉ được gửi tới các Set-top-box (STB) hoặc máy tính của người dùng sau khi Thành phần bảo vệ nội dung biết khách hàng được phép truy cập thông qua sự kiểm soát của Thành phần dịch vụ và quản lý người dùng.

- Thành phần dịch vụ và quản lý người dùng (Servive and User Management - SUM) có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ VoD và quản lý dữ liệu khách hàng. Phần mềm cài đặt trên PC (hoặc trong STB) phải liên lạc với thành phần này để lấy các thông tin cụ thể về khách hàng và các dịch vụ, và để tiến hành đăng ký dịch vụ. Các mô hình kinh doanh khác nhau như trả theo lần xem (pay-per-view), thuê theo thời gian (pay-per-minute) và thuê bao các gói dịch vụ đều được hỗ trợ. Ngoài ra, SUM cũng thực hiện chức năng theo dõi và thống kê truy cập (những thông tin như thời gian truy cập, lượng dữ liệu download … của mỗi khách hàng), nó duy trì một danh sách địa chỉ của các server VoD cũng như các thiết bị hoạt động trong hệ thống đang

VOD Server TV PC Video source (CD, DVD, CAM…) Content Protection Service and User Management Content Management P2P network (Internet) Set-top-box

truy cập video tương ứng. Các máy tính hoặc STB sẽ dựa vào danh sách này để tìm kiếm và download dữ liệu video hoặc tải trực tiếp từ server VoD khi cần thiết.

- Thành phần quản lý nội dung (Content Management): cung cấp các thông tin về nội dung phát hành thông qua website truy cập do thành phần này quản lý. Những thông tin chi tiết bao gồm tiêu đề, ảnh bìa, tóm tắt nội dung, độ dài của phim và chi phí. Thông tin được tải về và hiển thị trên màn hình thiết bị truyền hình cho phép khách hàng có thể lựa chọn các nội dung để xem.

- Mạng truy cập P2P: việc truyền dữ liệu tới các khách hàng được thực hiện thông qua mạng Internet băng thông rộng theo phương thức ngang hàng. Bởi vì giao thức ngang hàng được xây dựng trên tầng ứng dụng của mô hình OSI nên phần mềm VoD cài đặt trên máy tính (hoặc STB) vẫn sử dụng hạ tầng IP để trao đổi dữ liệu. Các máy tính (hoặc STB) đang hoạt động trong mạng không chỉ tải dữ liệu về mà còn lưu đệm và đóng góp băng thông truyền tải cho các máy truy cập sau. Down-stream nhận được của mỗi máy gửi yêu cầu sẽ là sự kết hợp của up-stream từ nhiều máy khác.

- Set-top Box (STB): là một thiết bị đầu cuối ở phía khách hàng, cho phép thu, giải mã và hiển thị nội dung trên màn hình TV. STB cần hỗ trợ các chuẩn nén video tương thích. Ngoài ra, STB cũng có thể hỗ trợ HDTV, có khả năng kết nối với các thiết bị lưu trữ bên ngoài, video phone, truy nhập web v.v... STB sẽ hỗ trợ kết nối giữa thiết bị tivi và mạng Internet. Nó có thể giải mã những chuỗi dữ liệu và hình ảnh đến trong các gói tin IP, đồng thời thể hiện các hình ảnh này trên TV. Phần mềm client cài đặt trên Middleware của STB là một phần mềm P2P VoD có khả năng kết nối đồng thời với nhiều máy tính hoặc STB khác để trao đổi dữ liệu video. Mỗi STB đều có bộ nhớ lưu trữ để lưu dữ liệu tải về và chia sẻ cho các STB khác truy cập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp mạng ngang hàng cho hệ thống truyền hình theo yêu cầu (Trang 78)