Thanh Xuân

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thanh xuân (Trang 35)

.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải-CN

Thanh Xuân

.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank hay MSB) chính thức được thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 12/07/1991 MSB chính thức đi vào hoạt động tại Thành phố cảng Hải Phòng, và kể từ đó Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, có được kết quả đó là nhờ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập như: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam…

Năm 1991, khi mới bắt đầu hoạt động trong hệ thống NHTM thì MSB chỉ có 24 cổ đông, với số vốn điều lệ là 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, sự ra đời và phát triển hoạt động của MSB đã góp phần tạo nên bước đột phá lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Trong quá trình phát triển, mặc dù trải qua không ít thử thách nhưng MSB vẫn phát triển bền vững, và không ngừng lớn mạnh. Song song với việc phát triển đa dạng hoá các dịch vụ khách hàng và sản phẩm Ngân hàng, MSB không ngừng nâng cao và mở rộng mạng lưới nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Cụ thể là với mạng lưới chi nhánh năm 2005 từ 16 điểm giao dịch đã lên tới 110 vào cuối năm 2009, đặc biệt trong số các chi nhánh của MSB trên toàn quốc, Maritime Bank Thanh Xuân được đánh giá là chi nhánh có quy mô lớn tại Hà Nội với nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của toàn bộ hệ thống NHTM nói chung và MSB nói riêng.

Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập tại địa chỉ tầng 1, nhà A, đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội vào ngày 27/06/2006. Cho đến nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ, bền vững và tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng, Chi nhánh đã khẳng định được vị thế quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Hàng Hải. Theo thống kê kết quả kinh doanh năm 2010, tổng tài sản của Chi nhánh tăng từ 55 tỷ đồng (2006) lên tới 765 tỷ đồng tính đến cuối năm 2010, nguồn nhân lực hoạt động trong Chi nhánh cũng được nâng cao và đẩy mạnh về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ qua các năm, cụ thể là hiện nay có hơn 50 nhân viên là cử nhân, thạc sĩ thuộc các chuyên ngành tài chính - ngân hàng và quản trị kinh doanh.

CN Thanh Xuân từ khi thành lập luôn giữ vai trò là một chi nhánh xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng Hàng Hải, với sự năng động trong hoạt động ngân hàng và một đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao. Nguồn vốn huy động Chi nhánh liên tục tăng lên qua các năm, dư nợ tín dụng tăng nhanh và đặc biệt Chi nhánh đang hướng tới đối tượng khách hàng chiến lược là các DNVVN với những sản phẩm hấp dẫn.

.1.2. Cơ cấu quản lý bộ máy Chi nhánh Thanh Xuân

Hiện nay, chi nhánh Thanh Xuân được tổ chức với cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt như sau:

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thanh Xuân

(Nguồn: Tổ hành chính tổng hợp- MSB Thanh Xuân) Trong đó chức năng của từng bộ phận là:

- Giữ chức năng quản lý điều hành hoạt động của Chi nhánh và hướng dẫn triển khai các kế hoạch cho từng bộ phận và từng phòng ban.

- Đồng thời ban giám đốc thực hiện tham mưu, đề ra các chính sách hoạt động, chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn để Chi nhánh đi vào hoạt động.

Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Đây là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng (các doanh nghiệp) để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoại tệ. Phòng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của MSB. Mặt khác trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp.

- Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến các khách hàng (doanh nghiệp), thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch đảm bảo đúng quy chế hiện hành của MSB Thanh Xuân. Phòng có nhiệm vụ nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác. Sau đó tiến hành thẩm định khách hàng, dự án, phương án kinh doanh và đưa ra các đề xuất chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. Cuối cùng là kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.

Phòng giao dịch:

Hiện nay Chi nhánh có 3 phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn 2 quận Thanh Xuân và Hà Đông. Các phòng giao dịch trực tiếp nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng theo sự phân công của Ban Giám đốc,cụ thể:

- Nhận tiền gửi dân cư bằng VNĐ và USD dưới hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu….

- Thực hiện cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong phạm vi được uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh.

- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại tệ, thu đổi tiền mặt, ngân phiếu….

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của NHNN, MSB, ủy quyền của Tổng giám đốc MSB, quy định của Giám đốc chi nhánh.

Tổ hành chính tổng hợp:

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thanh xuân (Trang 35)