.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của MSB Thanh Xuân

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thanh xuân (Trang 46)

- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của MSB.

.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của MSB Thanh Xuân

MSB Thanh Xuân

.2.1. Một số vấn đề cơ bản về chính sách tín dụng của Ngân hàng

TMCP Hàng Hải

Định hướng quan hệ

Ngân hàng luôn luôn hoàn thiện và không ngừng đổi mới các sản phẩm tín dụng, dịch vụ tín dụng của ngân hàng hiện đại theo thông lệ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.

Với mục tiêu luôn luôn duy trì tích cực các mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng nhằm đáp ứng chính sách gắn kết lâu dài với khách hàng tốt, rút lui bảo toàn vốn với khách hàng không tốt.

Chính sách về cấp tín dụng

Ngân hàng ưu tiên cấp tín dụng cho các khách hàng sau:

- Khách hàng trọng tâm( khách hàng chiếm tỷ trọng dư nợ cao, định hướng tăng trưởng dư nợ cao trong từng thời kỳ)

- Khách hàng đã có quan hệ với Ngân hàng tối thiểu 2 năm, xếp hạng BBB trở lên và chưa từng có nợ quá hạn tại Ngân hàng.

- Khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực ngành hàng/ sản phẩm đang được Ngân hàng khuyến khích phát triển trong từng thời kỳ và có nhiều dịch vụ mang lại nguồn thu cho Ngân hàng, xếp hạng khách hàng từ BB trở lên và chưa từng có nợ quá hạn tại Ngân hàng hay các TCTD khác.

- Khách hàng có xếp hạng khách hàng từ A trở lên

Ngân hàng hạn chế cấp tín dụng với khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro và những khách hàng đang có dấu hiệu khó khăn trong kinh doanh, được đánh giá là khó có khả năng trả nợ đúng hạn, những khách hàng hiện đang có nợ quá hạn từ nhóm 3 trở lên tại Ngân hàng hoặc tại các TCTD khác.

Chính sách về lãi suất cho vay

Ngân hàng xây dựng chính sách về lãi suất cho vay trên nguyên tắc khách hàng được đánh giá độ rủi ro càng cao thì lãi suất vay vốn càng cao

Ngân hàng sẽ quy định cụ thể mức lãi suất cho vay đối với từng đối tượng khách hàng theo tình hình kinh doanh cụ thể tại mỗi thời kỳ. Lãi suất cho vay phải luôn luôn đảm bảo kế hoạch lợi nhuận của Ngân hàng trong từng thời kỳ.

Chính sách về bảo đảm tiền vay

Ngân hàng nhận tài sản bảo đảm tiền vay trên cơ sở khách hàng đánh giá có độ rủi ro cao thì các tài sản đảm bảo càng chặt chẽ

Ngân hàng xem xét cho vay một phần hoặc toàn bộ không có tài sản đảm bảo đối với những khách hàng xếp hạng từ BBB trở lên hoặc hoạt động trong ngành hàng/sản phẩm được Ngân hàng khuyến khích trong từng thời kỳ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại thành phố Hà Nội, tính đến cuối năm 2010 có 75.300 DNVVN, trong đó số DNVVN có quy mô vốn ít hơn 300 lao động chiếm 96%, số DNVVN có vốn đầu tư hơn 10 tỷ chiếm 36%, trên 20 tỷ chiếm 17%.

Trong tổng số DNVVN trên địa bàn Hà Nội thì số DNVVN ngoài quốc doanh chiếm 70%, khoảng hơn 52000 DN, số DN hoạt động ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, hoạt động ở ngành công nghiệp nhẹ vào khoảng trên 20%, còn lại là các DN hoạt động ở ngành nghề xây dựng, kinh doanh khách san, nhà hàng…. Các DN này tăng trưởng khá đồng đều ở hầu hết các ngành nghề và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Thêm vào đó, hiện nay Hà Nội có các khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích vào khoảng 1500 ha (KCN Nội Bài, KCN Sài Đồng B, KCN Hà Nội- Đài Tư, KCN Thăng Long, KCN Nam Thăng Long, KCN Phú Nghĩa, KCN Bắc Thường Tín…) cùng hàng chục cụm công nghiệp vừa và nhỏ và hàng trăm làng nghề ở các huyện ngoại thành. Đây chính là địa điểm sản xuất kinh doanh chính của các DNVVN. Tất cả các khu, cụm công nghiệp cũng như làng nghề đều được thành phố ủng hộ, khuyến khích phát triển, tạo nên sự đa dạng hóa trong quy mô kinh doanh, và là đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế của thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Với số lượng lớn như vậy, nhu cầu về vốn là tương đối cấp bách. Chính vì thế, các DN này cần có sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng, nên việc mở rộng tín dụng là thực sự cần thiết.

Với định hướng DNVVN là những khách hàng chiến lược, Ngân hàng Hàng Hải nói chung cũng như Chi nhánh Thanh Xuân nói riêng, trong thời gian qua đã tổ chức hoạt động hướng đến đối tượng này và đã đạt một số thành công bước đầu:

Trong thời gian gần 5 năm hoạt động, với sự sáng suốt, tầm nhìn chiến lược trong chính sách phát triển tín dụng với DNVVN của Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng như sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng, số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh tăng đáng kể và vững vàng. Chi nhánh không chỉ duy trì tốt mối quan hệ với các DNNN lớn mà còn chú trọng thúc đẩy quan hệ tín dụng với DNVVN. Số lượng DNVVN đã có sự gia tăng đáng kể trong thời gian qua, cụ thể:

Bảng 2.4 Tỷ trọng số DNVVN trong tổng số khách hàng của Chi nhánh. Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tổng số DN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh 9 33 41 Số DNVVN 0 25 41 Tỷ trọng 0.00% 75.76% 100.00%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010

– MSB Thanh Xuân)

Với sự sáng suốt, tầm nhìn chiến lược hiệu quả trong chính sách phát triển tín dụng với DNVVN của Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng như sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng, số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh tăng đáng kể và vững vàng. Năm 2008, Chi nhánh chỉ tập trung cho vay DNNN, là những DN lớn và cho vay cá nhân, không có khách hàng là DNVVN có quan hệ tín dụng. Từ 2008 trở về trước, Chi nhánh được Hội sở chỉ định phục vụ tín dụng cho một số công ty con của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn có quan hệ chiến lược cũng như quan hệ cổ đông với Ngân hàng Hàng hải như Tổng công ty Hàng Hải Việt nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông…, mà chưa cho vay DNVVN. Sang đến năm 2009, Chi nhánh mới thực hiện cho vay với DNVVN và đến cuối năm 2009, số DNVVN có quan hệ tín dụng là 25 DN, với tỷ trọng là 75,76% và đến

trước thời điểm chuyển đổi mô hình hoạt động theo QĐ 14/2010/QĐ

HĐQT – 31/07/2010, số DNVVN là 34 DN, chiếm 77,27%. Đến cuối năm 2010, khi đã chuyển các DN lớn sang Chi nhánh khác quản lý, Chi nhánh chỉ còn quản lý DNVVN thì số lượng DN loại này là 41 DN.

Xét về cơ cấu khách hàng theo thành phần kinh tế thì toàn bộ số DNVVN của Chi nhánh là Công ty cổ phần và Công ty TNHH, và đều là các DN ngoài quốc doanh. Chi nhánh hiện nay không có dư nợ với DNVVN là DN tư nhân và Công ty hợp danh vì các loại hình DNVVN này thực chất không có tư cách pháp nhân, không có sự tách biệt giữa tài sản của chủ sở hữu và của doanh nghiệp nên tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến tài sản đảm bảo…. Kinh tế tập thể cũng không có dư nợ tại Chi nhánh do các Hợp tác xã thường hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và cơ cấu tổ chức cũng không thực sự chặt chẽ.

Bảng 2.5 Cơ cấu khách hàng là DNVVN theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 Số DN Số DN Chênh lệch Số lượng Tỷ lệ % Công ty cổ phần 11 24 13 118.18% Công ty TNHH 14 17 3 21.43% Tổng số 25 41 16 64.00%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009-2010 - MSB Thanh Xuân)

Chi nhánh đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng trong năm 2010, số lượng DNVVN tăng 16 DN, tương đương tốc độ tăng 64%. Trong số này thì Công ty TNHH tăng 3 DN, tăng 21,43% trong khi Công ty cổ phần có mức tăng ấn tượng, tăng 13 DN tương ứng 118,18%. Cũng phải nói thêm rằng, cuối năm 2008, không có khách hàng là DNVVN tại Chi nhánh nhưng chỉ sau 2 năm, số lượng DNVVN đã gia tăng đáng kể như vậy, đây là thành công lớn của Chi nhánh trong công tác tiếp cận khách

hàng DNVVN. Có được thành công này, trước hết phải kể đến chính sách hướng đến DNVVN- đối tượng được xác định là khách hàng chiến lược của ngân hàng. Bên cạnh đó, Ban giám đốc cũng như cán bộ tín dụng rất tích cực tiếp cận khách hàng DNVVN, cán bộ Chi nhánh đi đến từng DNVVN trên địa bàn để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ từ đó thiết lập mối quan hệ với các DNVVN. Cán bộ Chi nhánh cũng như tận tình hướng dẫn khách hàng lập, hoàn thiện hồ sơ, nhanh chóng giải ngân khi hồ sơ đã hoàn thiện, cũng như cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích cho họ khiến cho số lượng khách hàng DNVVN không ngừng gia tăng.Trong năm 2011, với việc chuyển đổi mô hình theo hướng chuyên môn hóa, tập trung vào DNVVN chắc chắn sẽ mang lại thêm nhiều khách hàng DNVVN cho Chi nhánh.

.2.4. Dư nợ cho vay DNVVN

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong việc đánh giá mức độ mở rộng tín dụng với DNVVN của Chi nhánh hay cả Ngân hàng. Chỉ khi dư nợ cho vay với DNVVN tăng lên mới có thể nói rằng Chi nhánh đang thực hiện mở rộng tín dụng với DNVVN.

Bảng 2.6 Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của DNVVN trong tổng dư nợ của Chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 So sánh 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền %

Dư nợ

DNVVN 474,614 60.76% 649,209 90.86% 174,595 36,79%Tổng dư Tổng dư

nợ 781,143 714,497

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 - MSB Thanh Xuân)

Nhìn khái quát qua các số liệu trên bảng 2.4 cũng như trên biểu đồ có thể thấy rằng, dư nợ đối với DNVVN có sự gia tăng mạnh mẽ trong những năm qua cả về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng. Nếu như năm 2008, DNVVN không có dư nợ thì sang năm 2009, dư nợ của nhóm DNVVN đã là 474.614 triệu đồng, tương ứng 60,74%. Đến cuối năm 2010, dư nợ của DNVVN là 649.209 triệu đồng, chiếm 90,86% tổng dư nợ toàn Chi nhánh. So với cuối năm 2009 dư nợ DNVVN đã tăng 36,79%, ứng với 174.595 triệu đồng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ với DNVVN của Chi nhánh ở mức khá cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh (64%). Trong năm 2010, Chi nhánh đã xác định xây dựng mạng lưới khách hàng DNVVN là ưu tiên hàng đầu, chưa vội mở rộng dư nợ tín dụng nhanh. Điều này là hợp lý, trong bối cảnh nền kinh tế trong năm 2010, lạm phát hai con số, lãi suất tăng cao, thị trường tiêu thụ không ổn định khiến cho việc mở rộng tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, phần lớn DNVVN chưa có quan hệ tín dụng lâu dài với Chi nhánh, do đó cần có thời gian để Chi nhánh hiểu hơn khách hàng của mình, việc mở rộng tín dụng khi đó sẽ bền vững hơn.

.2.5. Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay

Bảng 2.7 Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của DNVVN theo thời hạn.

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu

31/12/2009 31/12/2010 So sánh 2010/2009

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Số tiền %

Dư nợ với DNVVN 474.614 100,00% 649.209 100,00% 174.595 36,79% Dư nợ ngắn hạn 289.638 61,03% 422.645 65,10% 133.007 45,92% Dư nợ trung, dài hạn 184.976 38,97% 226.564 34,90% 41.588 22,48%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 – MSB Thanh Xuân)

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ của DNVVN theo thời hạn.

Năm 2009: Dư nợ tín dụng năm 2009 đối với DNVVN là 474.614 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 289.638 triệu đồng, chiếm 61,03%; dư nợ

trung, dài hạn là 184.976 triệu, chiếm 38,97%. 31/07/2010: Dư nợ trung, dài hạn tăng lên 269.778 triệu, chiếm 49,42% trong khi dư nợ ngắn hạn chiếm 50,58% với dư nợ 276.095 triệu. Và đến cuối năm 2010, dư nợ DNVVN là 649.209 triệu, trong đó 65,10% ứng với 442.645 triệu là dư nợ ngắn hạn và 34,90% tức 226.564 triệu là dư nợ trung, dài hạn. Như vậy, Chi nhánh đã có sự cân đối giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, dư nợ trung dài hạn thường chiếm trên 1/3, cá biệt có những thời điểm lên gần ½ dư nợ DNVVN. Điều này cho thấy, nhu cầu đầu tư vào máy móc, dây chuyền sản xuất, công nghệ của DNVVN trên địa bàn là không nhỏ, nếu quản lý tốt chất lượng các khoản vay này chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận của Chi nhánh vì lãi suất trung dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn.Tốc độ tăng trưởng của dư nợ DNVVN năm 2010 cũng không đồng đều ở các kỳ hạn. Dư nợ trung, dài hạn tăng 41.588 triệu, tương ứng tăng 22,48%. Trong khi đó, dư nợ ngắn hạn tăng mạnh hơn với 133.007 triệu, tăng 45,92% so với 2009. Điều này phản ánh khá chính xác tình hình nền kinh tế nhiều biến động trong năm 2010, bất ổn vĩ mô khiến việc kinh doanh của các DNVVN không thuận lợi cùng với lãi suất tăng cao khiến họ hạn chế vay trung, dài hạn để đầu tư máy móc, công nghệ…mà chủ yếu vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất, kinh doanh.

Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành kinh tế

Dư nợ phân theo ngành kinh tế phân theo 4 loại chính là: Nông nghiệp; Công nghiệp- Xây dựng; Thương mại- Dịch vụ và ngành khác. Nhìn chung, dư nợ đối với công nghiệp- xây dựng và thương mại- dịch vụ là chủ yếu với một NHTM, cơ cấu dư nợ với DNVVN của Chi nhánh Thanh Xuân cũng không ngoại lệ, khi dư nợ với hai ngành này luôn xấp xỉ 90%.

Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành kinh tế.

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 So sánh 2010/2009

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Số tiền %

Dư nợ DNVVN 474.614 100,00% 649.209 100,00% 174.595 36,79%

Thương mai- Dịch vụ 224.985 47,40% 324.005 49,91% 99.020 44,01% Công nghiệp- Xây dựng 187.636 39,53% 286.963 44,20% 99.327 52,94%

Nông nghiệp 11.379 2,40% 16.128 2,48% 4.749 41,73%

Ngành khác 50.614 10,66% 22.113 3,41% -28.501 -56,31%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng với DNVVN 2009- 2010 – MSB Thanh Xuân))

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng với DNVVN theo ngành kinh tế.

Dư nợ của ngành Thương mại- Dịch vụ cuối năm 2010 là 324.005 triệu, tăng 99.020 triệu, tương ứng tăng 44,01% so với cuối năm 2009. Dư nợ với Công nghiệp- Xây dựng cuối năm là 286.963 triệu, tăng 99.327 triệu( tăng 52,94%). Tỷ trọng của 2 ngành này năm 2009 lần lượt là 47.40% và 39,53% , năm 2010, tỷ lệ này tăng lên với 49.91% và 44,20% . Sở dĩ có điều này là do Chi nhánh hoạt động trên địa bàn chủ yếu là 2 quận Thanh Xuân và

Hà Đông, nơi đang có tốc độ đô thị hóa và phát triển thương mại rất nhanh của Thành phố. Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp có tốc độ tăng khá cao- 41,73% năm 2010, tuy nhiên số tuyệt đối còn rất nhỏ, dư nợ chỉ có 16.128 triệu. Đảng và Nhà nước có chủ trương rõ ràng về khuyến khích phát triển nông nghiệp- nông thôn, do đó khu vực kinh tế này có rất nhiều tiềm năng

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thanh xuân (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w