GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỂ THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ TẠI THAÌNH PHỐ ĐAÌ NẴNG

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá tại thành phố đă nẵng (Trang 35)

NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ TẠI THAÌNH PHỐ ĐAÌ NẴNG

1. Rà soát và điều chỉnh giải pháp tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: Xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của vùng, trong đó chú ý chuỗi đô thị Huế - Đà Nẵng - Tam Kỳ - Quảng Ngãi trên trục Liên Chiểu - Dung Quất, mối quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, hướng tới Lào, Đông - Bắc Thái Lan và Mianma trên trục hành lang Đông - T ây (năm 2005).

Rà soát, bổ sung và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2010 (ngắn hạn), lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010), cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp sau năm 2010, tầm nhìn 2020 (quý IV năm 2005).

Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển ngành để lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đến năm 2010 (kế hoạch ngắn hạn) và 2020 (quy hoạch dài hạn), bao gồm:

- Quy hoạch sử dụng đất gắn với bảo vệ tài nguyên, khoáng sản và môi trường - Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp.

- Quy hoạch phát triển ngành du lịch. - Quy hoạch phát triển ngành thương mại.

- Quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản - nông lâm. - Quy hoạch phát triển ngành giáo dục - đào tạo. - Quy hoạch phát triển ngành văn hoá - thông tin. - Quy hoạch phát triển ngành Y tế .

- Quy hoạch Quốc phòng - An ninh. Thời gian: quý III năm 2005.

Đào tạo và đào tạo lại chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc, tăng cường liên kết trong nghiên cứu quy hoạch tư vấn thiết kế, mời chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia lập và triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của thành phố.

2. Rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian đô thị:

Lập quy hoạch phát triển không gian khu vực, liên kết hướng phát triển với Lăng Cô - Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Hội An - Vĩnh Điện (Quảng Nam) (năm 2005).

Lập quy hoạch chi tiết các khu trung tâm, chú ý trung tâm thành phố tại khu vực Hải Châu, Thanh Khê, các trung tâm chuyên ngành, đặc biệt là trung tâm hành chính... thực hiện chủ trương: "kéo dài bờ biển, kéo dài dòng sông" tạo dựng hình ảnh đặc sắc của thành phố Đà Nẵng.

Tiếp tục khớp nối quy hoạch chi tiết, rà soát đánh giá tính khả thi để điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với quy hoạch chung và yêu cầu thực tế phát triển đô thị, khảo sát quy hoạch chi tiết tại các khu vực trọng điểm, đặc biệt các dự án có quy mô lớn để quản lý và xây dựng phù hợp, trong đó chú ý các khu đô thị Đa Phước, Bắc Non nước và Nam Non nước, đảm bảo các tiêu chí của đô thị hiện đại, tránh xáo trộn hiện trạng dân cư ổn định, tập trung hướng quy hoạch mở rộng trung tâm đô thị ra 6 xã vùng ven và dọc theo hai trục đường 602 và 604 về phía Hoà Sơn - An Lợi (Hoà Ninh) (năm 2004 - 2005). Thực hiện công khai quy hoạch theo quy định.

Nghiên cứu quy hoạch thị trấn huyện Hoà Vang tại khu vực Tuý Loan kết hợp đề xuất phân định lại địa giới hành chính huyện, hình thành đơn vị hành chính cấp quận mới, mở rộng trung tâm thành phố về phía Tây; lập quy hoạch trung tâm các cụm xã làm cơ sở để hình thành các đô thị vệ tinh (năm 2005 - 2006), thực hiện từng bước dãn dân từ các khu vực trung tâm thành phố.

Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Quân khu V lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng các khu vực Nam Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, sân bay nước Mặn... phát triển kinh tế văn hoá - du lịch - dịch vụ... gắn với quy hoạch quốc phòng - an ninh (năm 2004 - 2005).

Khảo sát, đánh giá và đề xuất giải pháp bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị (năm 2005), nghiên cứu định hướng kiến trúc đặc trưng, có bản sắc đô thị ven biển độc đáo (năm 2006 - 2007).

Lập quy hoạch chiến lược phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố, phân bổ hợp lý các loại hình nhà ở, ưu tiên quy hoạch phát triển chung cư cao tầng một cách hợp lý về vị trí, tầng cao và các tiêu chuẩn quy định về chất lượng ở, thống nhất một tổ chức đầu mối quá trình phát triển và quản lý nhà ở (năm 2005)

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành điều chỉnh Quy hoạch chung phát triển không gian thành phố đến năm 2030 (năm 2007 - 2008).

3. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, hướng tới phát triển bền vững

Rà soát, lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống kỹ thuật hạ tầng gắn với quy hoạch phát triển không gian đô thị và chiến lược bảo vệ cảnh quan môi trường, lưu ý các công trình kỹ thuật đầu mối Cu Đê), các khu xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang tập trung, hệ thống giao thông tĩnh (bến xe, các bãi đậu xe) (năm 2005 - 2006).

Nâng cấp, bảo dưỡng, sử dụng triệt để kết cấu hạ tầng hiện có, đặc biệt là khu vực nội thành, đồng thời tập trung đầu tư xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng trọng điểm có chọn lọc ở các khu vực cần thiết, đặc biệt phối hợp với các bộ ngành trung ương, các địa phương lân cận, sớm đầu tư xây dựng các công trình có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và khu vực miền Trung như:

- Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (năm 2007 - 1010) - Đường Đà Nẵng - Hội An (năm 2005 - 2006)

- Nâng cấp các tuyến 601, 602 (năm 2005 - 2007)

- Di dời ga đường sắt ra vị trí mới theo quy hoạch (năm 2006 - 2008), xây dựng đường sắt 2 chiều Liên Chiểu - Dung Quất (năm 2007 - 2009), hầm đường sắt qua đèo Hải Vân (2008 - 2010)

- Nâng cấp mở rộng ga hàng không quốc tế Đà Nẵng (năm 2005 - 2007) - Xây dựng cảng Liên Chiểu giai đoạn I - 6 triệu tấn/năm (2007 - 2010)

- Xây dựng một số cầu qua sông Hàn tại những vị trí thích hợp (2007 - 2010), các nút giao thông trọng điểm (năm 2005 - 2007)

- Xây dựng đường Bạch Đằng Đông nối dài đến Non Nước, xây dựng đường ven sông Đò Xu đến Tuý Loan (năm 2005 - 2007)

- Khơi thông sông Cổ Cò, hình thành giao thông du lịch đường sông Đà Nẵng - Hội An gắn với mạng lưới đường sông khu vực (năm 2005 - 2007)

- Hoàn chỉnh dự án cấp nước giai đoạn I: 120.000m3/ngày đêm (năm 2005), xây dựng dự án cấp nước giai đoạn II: 250.000m3/ngày đêm (năm 2005 - 2008)

- Xây dựng dự án thoát nước - vệ sinh môi trường giai đoạn II (năm 2005 - 2007)

- Xây dựng trạm cấp điện 500KV tại vị trí đã được xác định theo quy hoạch chung (năm 2005 - 2007)

- Xây dựng làng Đại học tại Hoà Quý (năm 2005 - 2007)

- Xây dựng khu liên hợp thể thao cấp quốc gia tại trung tâm đô thị mới Tây Bắc (năm 2007 - 2010)

- Di chuỷen các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, các kho xăng dầu, kho bom, đạn,... ra khỏi các khu vực nội thị của thành phố (năm 2005 - 2007) xử lý triệt để môi trường tại các khu công nghiệp tập trung (năm 2005 - 2007)

4. Đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hoàn thành, sớm hoàn thiện các chỉ tiêu đô thị loại I cấp quốc gia:

Tăng tỉ lệ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị: từ 18,4% lên 25% (chú ý đất xây dựng bến xe, bãi đậu xe...) mật độ đường chính lên 5km/km2; thực hiện thí điểm vận tải khách công cộng, tỉ lệ vận tải hành khách công cộng tối thiểu là 6%. Hình thành trục đi bộ tại khu vực trung tâm thành phố (năm 2006 - 2008)

Tăng mật độ đường ống thoát nước chính từ 3,42 km/km2 lên 5km/km2, tỉ lệ nước bẩn (thoát riêng) được thu gom và xử lý là 80%.

Tăng tiêu chuẩn cấp nước từ 90 lít/ng/ng.đêm lên 130 lít/ng/ng.đ.

Tăng chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt từ 832 KWh/ng.năm lên 1000KWh/ng.năm, tỉ lệ đường phố chính được chiếu sáng là 100%.

Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường: tăng tỉ lệ đất cây xanh đô thị từ 3,5m2/ng lên 8 - 10m2/người, tỉ lệ rác và các chất thải rắn được thu gom, xử lý bằng công nghệ thích hợp là 90%.

Nâng chỉ tiêu diện tích nàh ở từ 81m2 sàn/ng lên 10-12m2 sàn/ng, nâng cao chất lượng nhà ở.

5. Tăng cường công tác quản lý đô thị theo hướng văn minh hiện đại. Nghiên cứu hình thành tổ chức quản lý Nhà nước về kiến trúc - quy hoạch để tăng cường trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý xây dựng phát triển thành phố theo

quy hoạch được duyệt. Tăng cường năng lực thanh tra chuyên ngành trong quản lý đô thị.

Soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thích hợp để tăng cường quản lý đô thị trong tình hình mới (năm 2005)

Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân tham gia vào quá trình nghiên cứu quy hoạch và quản lý đô thị, coi đó là trách nhiệm chung của mỗi người và cả cộng đồng.

Đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính và công tác cán bộ trong quản lý đô thị.

6. Xây dựng cơ chế chính sách vượt trội để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Chủ động phối hợp với các bộ ngành trung ương và các địa phương trong khu vực xây dựng cơ chế chính sách để phát huy vai trò hạt nhân, động lực của thành phố trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khai thác thế mạnh của từng địa phương, tạo thế phát triển cho tăng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên.

Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước để đề ra những quy định cụ thể và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố năm 2005.

Thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách mới về phát triển kinh tế vĩ mô, công nghệ - kỹ thuật cao, ưu đãi tài chính... tạo thuận lợi cho tiến trình tiếp tục phát triển mang tính đột phá của thành phố.

7. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của thành phố:

Tiếp tục khai thác một cách hợp lý quỹ đất, quỹ nhà công sản, hình thành thị trường bất động sản có sự quản lý của Nhà nước.

Đẩy mạnh vận động huy động vốn từ dân cư, thực hiện tốt hơn nữa phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm"

Thực hiện phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị. Tăng cường huy động vốn từ doanh nghiệp.

Phát triển thị trường vốn, trước mắt thành lập công ty đầu tư tài chính. Huy động vốn đầu tư nước ngoài.

Lời Kết 

Đà Nẵng trong những năm qua đã thật sự chuyển mình và có được những đổi thay nhanh chóng, trở thành thành phố động lực của miền Trung và đóng đổi thay nhanh chóng, trở thành thành phố động lực của miền Trung và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Để đạt được kết quả đó, Đà Nẵng đã nổ lực hết mình trong công cuộc xây dựng kinh tế xã hội, trong đó việc phát triển cơ sở hạ tầng, tạo ra những điều kiện thuận lợi đưa thành phố đi lên. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại háo đã đặt ra cho Đà Nẵng không ít câu hỏi cần được giải đáp.

Với đặc điểm cơ sở hạ tầng ở nước ta còn hạn chế thì việc nghiên cứu để tìm ra hướng phát triển tốt hơn luôn là điều luôn được quan tâm và rất cần thiết, tìm ra hướng phát triển tốt hơn luôn là điều luôn được quan tâm và rất cần thiết, xuất phát từ thực tế, qua thời gian kiến tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn thạc sĩ Lưu Hoàng Tuấn cũng như các cán bộ trong Sở Kế hoạch và Đầu tư mà em đã hoàn thành đề tài "Thực trạng và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá tại thành phố Đà Nẵng". Mong rằng với những ý kiến nhỏ bé này đã góp một phần nào đó trong việc thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng ở thành phố Đà Nẵng.

Do kiến thức và thời gian có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong sự góp ý của thầy cô và các cán bộ trong Sở Kế sai sót và hạn chế. Em rất mong sự góp ý của thầy cô và các cán bộ trong Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Lưu Hoàng Tuấn cùng các cán bộ trong phòng xây dựng cơ bản thẩm định đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành phòng xây dựng cơ bản thẩm định đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề kiến tập này.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá tại thành phố đă nẵng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w