22,5 12 6,5 12,3 12,3 12Đường Tuyên Sơn Non Nước 22,5 12 6,5 7 5 0

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá tại thành phố đă nẵng (Trang 32)

I. MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG

4822,5 12 6,5 12,3 12,3 12Đường Tuyên Sơn Non Nước 22,5 12 6,5 7 5 0

13 Đường Non nước - làng đại học 33 22,5 10 2,5 0 6,4 6,8 14 Đường song song biển Non

Nước

20,5 10,5 10 0 0 16 16

15 Đường Ngô Quyền - Nguyễn Tri Phương

33 21 10 2 2,0 2,0

16 Đường Nguyễn Tri Phương - Biển Non nước

17 Đường khu công nghiệp Hoà Khương - Cao Tốc

33 21 10 2 0 4 4

18 Đường non nước đến cao tốc 33 21 10 2 0 11 11

19 Đường Bạch Đằng Đông 27 15 12 0 0 16 16

20 Đường khu vực dự kién 20,5 10,5 10 0 0 120 120 21 Đường khu vực hiện có 20,5-

26,0 10,5 10- 13 0 0 50 50 Tổng cộng 351, 2

1.5. Hệ thống bảo vệ môi trường: a. Các chỉ tiêu kinh tế:

+ Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt: đối với khu vực nội thành lấy 140 lít/người.ngày, ngoại thành 80 lít/người.ngày/.

+ Chất lượng nước thải sau xử lý bằng bể tự hoại có chỉ tiêu BOD nhỏ hơn 100mg/lít.

+ Nước thải vào sông, hồ, biển phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

b. Định hướng quy hoạch thoát nước bẩn: + Khu vực nội thành:

Bốn quận nội thành cũ hiện nay là quận Hải Châu, Thanh Khê, Tiên Sa, Ngũ Hành Sơn có mật độ xây dựng cao, hè phố hẹp và đã hoàn thiện, do vật sử dụng chung hệ thống cống để thu cả nước mưa vào nước sinh hoạt.

Khu vực cũ xây dựng hệ thống cống hỗn hợp, sử dụng cống chung hiện có, xây dựng thêm các tuyến cống bao, giếng tách nước thải, trạm bơm và trạm xử lý cho từng lưu vực nhỏ, biến hệ thống nước hiện có trở thành hệ thống cống chung một nửa.

Khu vực mới xây dựng, xây dựng hệ thống cống riêng hoàn thành để thoát nước bẩn, trạm bơm và trạm xử lý nước thải.

+ Khu vực ngoại thành:

Nước bẩn sau khi được làm sạch bằng bể tự hoại, được xả ra hệ thống cống chung, đẩy mạnh công tác giáo dục nhân dân tự xây dựng hố xí hợp vệ sinh.

Trồng cây xanh xung quanh các trạm xử lý nước bẩn đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh theo quy phạm.

c. Vệ sinh môi trường thành phố: + Giải quyết rác thải sinh hoạt:

Khối lượng rác thải đến năm 2005 là 2.200m3/ngày đến năm 2010 1.360m3/ ngày với tiêu chuẩn này một người một ngày là 1kg (dài hạn) và 0,7kg (ngắn hạn).

Tăng cường phạm vi thu mua và thu dọn kịp thời để tránh côn trùng gây bệnh. Tương lai rác cần xử lý, chế biến theo công nghiệp hiện đại nhằm bảo vệ môi trường và hạn chế chiếm đất.

Cải tạo và xây dựng 15 điểm trung chuyển rác, rác được thu gom về đây và được cuốn ép vận chuyển tới bãi.

2. Phương hướng:

Gắn phát triển kinh tế - xã hội của thành phố với phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên, phát huy lợi thế, khẳng định vai trò, vị thế mới của Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực.

Đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế một cách vững chắc, chú trọng đến chất lượng và quy mô phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và 2020. Có kế hoạch và bước đi cụ thể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến 2010 theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, sau 2010 chuyển sang cơ cấu Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng trưởng Quốc phòng - An ninh. Xây dựng Đà Nẵng theo hướng thành phố du lịch. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung, phát triển không gian thành phố đến năm 2030.

Phát triển không gian đô thị ra tất cả các hướng, phát huy chức năng và hướng Tây, Tây - Bắc, Nam, Đông - Nam, chú ý các xã vùng ven, dọc theo hai trục đường 602 và 604 hướng về phía Tây, phân định ranh giới hành chính, hình thành đơn vị cấp quận mới, xây dựng các đô thị vệ tinh để dãn dân từ khu vực trung tâm, hướng tới sự phát triển đồng đều và ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tập trung xây dựng khu trung tâm và 2 bên bờ sông Hàn để ỏt thương mại và dịch vụ phát triển du lịch theo tuyến ven biển Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn đến Điện Nam - Điện Ngọc (quảng Nam); phát triển công nghiệp và các khu đô thị mới, văn minh, hiện đại theo hướng Tây Bắc, Tây Nam, tuyến Liên Chiểu - Hoà Vang của thành phố.

Xây dựng đô thị theo hướng hiện đại có phân khu chức năng rõ ràng, đặc biệt là khu trung tâm thành phố, các trung tâm chuyên ngành, sử dụng quỹ đất hợp lý, có không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với môi trường sinh thái thiên nhiên phong phú, đa dạng như biển, núi, sông... với quan điểm chủ đạo "kéo dài bờ biển, kéo dài

dòng sông", từng bước tạo lập diện mạo kiến trúc đặc trưng, phát triển các trung tâm hành chính mới của thành phố trong thời gian đến.

Chú trọng phát triển quy hoạch đô thị trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với các biện pháp để tăng cường và giữ vững quốc phòng - an ninh, vừa đảm bảo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội trong thời bình, vừa đảm bảo sẵn sàng cho công tác phòng thủ, an ninh quốc phòng khi có chiến tranh.

Phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ và hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của đô thị loại I cấp quốc gia về nhà ở, công trình công cộng, giao thông, thoát nước mưa, nước bẩn, cấp nước, cấp điện, thông tin bưu điện và vệ sinh môi trường, cây xanh... hướng tới xây dựng thành phố "sáng, xanh, sạch, đẹp", phát triển theo hướng bền vững.

Tăng cường công tác quản lý đô thị, quản lý tài nguyên - môi trường, nâng cao ý thức văn minh đô thị trong cộng đồng dân cư.

Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác quy hoạch, tăng cường liên doanh.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá tại thành phố đă nẵng (Trang 32)