8.1. Thu hoạch
Mỗi năm một hươu đực cho một cặp nhung. Như vậy cả đời mỗi hươu đực cung cấp được 15 - 18 cặp nhung, và có thể hơn vì có thể cắt 2 lần nhung trong một năm.
Để có thể thu được những cặp nhung to, mập đạt chất lượng tốt thì ngoài việc nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, chúng ta phải thành thạo kỹ thuật cắt nhung và cắt nhung đúng tuổi.
* Tuổi nhung:
Nhung cắt đúng tuổi là lúc có hình yên ngựa từ 45 đến 55 ngày sau khi mọc. Nếu để quá tuổi thì phần gốc nhung sẽ hoá sừng, chất lượng nhung giảm đi. Nếu cắt non thì nhung còn bé, không lợi về kinh tế. Thời gian từ lúc nhung bắt đầu nhú đến khi có hình yên ngựa có thể thay đổi theo từng vùng và kỹ thuật nuôi dưỡng.
* Cắt nhung:
Khi nhung đã đủ tuổi cần cắt thật kịp thời. Dụng cụ cần thiết là cưa, kéo, thuốc sát trùng, thuốc cầm máu, bông băng, một chậu men con, một lít rượu.
Lúc bắt hươu để cắt nhung, cần nhẹ nhàng không làm hươu hoảng hốt và tránh sây sát làm vỡ nhung.
Giữ hươu thật chắc chắn, đặt hươu nằm ở tư thế thoải mái, không tỳ đè lên bụng, gối đầu trên một nệm rơm. Cần có 6 người khoẻ để giữ (4 người giữ 4 chân, 1 người giữ đầu và che mắt và 1 người cưa).
Sau khi bắt giữ hươu, để cho hươu nghỉ ngơi ít phút mới tiến hành cắt. Đầu hươu nghiêng bên nào ta cắt nhung nhánh bên ấy trước. Phía dưới để sẵn một chậu men con hứng huyết chạy ra. Huyết này đem pha rượu uống rất tốt.
Trước khi đặt cưa nên dùng cồn hay rượu rửa sạch chỗ định cưa. Chỗ cưa cách gốc sừng khoảng 1,5 - 2 cm. Nếu cưa sát gốc sừng quá vừa khó băng cầm máu, vừa dễ bị chột nhung năm sau, hoặc ở những con mỗi năm cắt được 2 lần, sẽ có thể không mọc lần thứ 2 nữa.
Cần cưa thật nhanh và chính xác để giảm đau đớn cho hươu. Mặt cắt phải thật phẳng. Tránh tình trạng cưa chưa hết đã bẻ ngang, làm vật thêm đau đớn, và cầm máu sẽ khó khăn hơn.
Sau khi cưa xong một nhánh phải buộc cầm máu ngay, rồi mới cưa tiếp nhánh khác. Đặt thuốc cầm máu, quấn băng xong là nên thả hươu ra ngay. Thời gian sau đó, cần để cho hươu yên tĩnh, cho ăn thức ăn dễ tiêu tránh làm hươu hoảng hốt, sợ hãi.
* Thuốc cầm máu:
Dùng một trong những bài thuốc sau đây.
1. Lá dong 1 nắm giã nhỏ + 1 nhóm muối + bột than trỗn đều.
2. Bột than trỗn lẫn với mực nho cho sền sệt
3. Phèn chua 2 phần + muối rang tán nhỏ 1 phần
4. Lá chuối khô đốt thành than + dầu lạc.
5. Lá trầu không + hạt cau già giã nhỏ
Dùng bài thuốc thứ nhất là tốt hơn cả.
Sau khi cắt nhung nên để cho máu chảy ra thêm một ít rồi mới đắp thuốc cầm máu. Khi đắp, dùng ngón tay miết thật nhanh vào 2 lỗ động mạch rồi đặt bông băng buộc chặt vào gốc sừng. ở Quỳnh Lưu người dân dùng sợi dây rơm buộc chặt gốc sừng sau đó mới đắp thuốc sát trùng. Họ không dùng băng gạc để băng vì hươu có thể sẽ dùng chân cào rơi xuống và có thể chúng ăn gạc này gây bệnh nghẽn dạ lá sách. Sau 7 - 10 ngày vết cắt hoàn toàn lành.
8.2. Chế biếnChuẩn bị Chuẩn bị
Nhung cắt xong cần được đem chế biến ngay vì nhung có nhiều máu và chất thịt, để lâu dễ bị thối hoặc ruồi nhẵng đẻ trứng vào sinh dòi bọ.
Có nhiều cách chế biến, nhưng dù áp dụng cách nào cũng phải làm những động tác đầu tiên sau đây:
- Dùng cồn hay rươu rửa sạch vỏ nhung.
- Khâu díu lớp da qua mặt cắt để khi sấy da nhung không co lên, trơ phần lõi, cặp nhung không đẹp.
- Lấy băng giấy hoặc băng vải quấn quanh vỏ nhung để khi sấy khô vẫn giữ được màu nhung.
Sấy bằng than
Kinh nghiệm ở Hương Sơn và Quỳnh Lưu: Đổ một lớp than hồng rồi trải một lớp tro mỏng lên trên để giữ độ nóng đựơc lâu. Dùng một lá cót quây lấy bếp than. Lấy dây buộc cặp nhung treo ở bên trên bếp than cách khoảng 30 cm. Phải buộc sao để chiếc nhung được treo ở vị trí chếch 450, mặt cắt hướng lên phía trên để tránh máu dồn về một phía dễ làm nứt vỡ, mặt khác phẩm chất nhung sẽ đồng đều ở mọi chỗ.
Sấy bằng cát
Quấn nhung bằng một lớp giấy mỏng. Rang cát cho nóng đến khoảng 700C (sờ tay vào
cát còn chịu đựơc). Vùi cặp nhung vào cát nóng sao cho đầu cắt hướng lên phía trên. Cứ thể thay cát nóng. Cũng có thể đặt chảo cát trên bếp phía dưới đun lửa để cát luôn nóng. Lúc đó cặp nhung phải treo cao như khi sấy than.
Dù sấy than hay cát đều phải làm liên tục cho đến khi khô hẳn mới thôi. Thông thường phải mất 2 - 3 ngày mới được. Kinh nghiệm cho thấy khi cầm 2 chiệc nhung gõ vào nhau nghe thấy tiếng trong dòn là được.
Trọng lượng cặp nhung khô sau khi sấy bằng 35 - 45% trọng lượng nhung tươi. Nhúng nước sôi
Đặt một nồi nước lên bếp, luôn đun lửa để giữ cho nước sôi liên tục. Dùng sợi dây vải buộc từng chiếc nhung. Đem nhúng vào nồi nước sôi với góc 45 độ. Llưu ý không nhúng ngập mặt cắt để hơi thoát ra được dễ dàng. Trong nửa giờ đầu nhúng vào 30 giây rồi vớt ra để nguội. Sau đó lại nhúng tiếp. Các lần nhung sau thời gian nhúng vào lâu hơn, 45 giây, 1 phút, 2 phút, 3 phút....
Làm khoảng 2 giờ như vậy rồi đem sấy than. Thời giaa sấy nhung sẽ giảm được một nửa so với phương pháp trên.
Cần chú ý ở giai đoạn đầu nếu nhúng vào nước sôi quá lâu dễ bị nứt nhung hoặc bị tuột mất lớp da bọc ngoài nhung, chất lượng của nhung sẽ giảm đi nhiều.
Trong quá trình sấy gặp những ngày trời nắng có thể đem phơi nắng cũng được. 8.3. Bảo quản và sử dụng
Nhung sau khi đã sấy thật khô cần lấy giấy bản bọc ngoài, rồi cất giữ ở nơi khô ráo, tránh ẩm và đề phòng mọt, gián, chuột.... ăn, phá. Có thể cho vào lọ thuỷ tinh có nắp đậy thật kín, trong để chất chống ẩm, gạo rang hay vôi tôi để hút ẩm. Những ngày trời nắng nên đem ra phơi lại tránh bị mốc.
Nhung có thể được tán thành bột cho vào lọ kín để bảo quản dễ dàng nhưng không nên để lâu quá 3 năm.
Khi muốn sử dụng, đem nung một dùi sắt cho đỏ rồi lăn xung quanh chiếc nhung cho cháy hết lông. Sau đó tẩm rượu cho mềm, thái mỏng. Thông thường phần gốc nhung rắn hơn khó thái, phải cho nhung vào đun cách thuỷ rồi mới thái được.
Sau khi thái mỏng, đem sấy khô rồi tán nhỏ. Có thể dùng nguyên bột tán hoặc đem ngâm rượu hoặc phối hợp với một số vị thuốc đông y khác, viên lại để dùng dần.
Nhung tươi sau khi cắt chỉ cần làm sạch lớp lông ở ngoài là có thể thái ra chế biến sử dụng được ngay.